Tàu ngầm Trung Quốc chưa đáng sợ?
Trung Quốc nỗ lực theo kịp Nga, Mỹ về bộ ba hạt nhân, song số lượng thua kém còn lực lượng tàu ngầm thì bị “nhốt” chặt.
Nỗ lực của Bắc Kinh
Hãng tin Reuters mới đây có bài viết phân tích về sự phát triển của lực lượng tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc, trong đó nêu ra những dấu hiệu đáng chú ý ở khu vực phía nam đảo Hải Nam như đèn pha công suất lớn được sử dụng để hạn chế tầm nhìn của những khách sạn trong khu vực và sự xuất hiện dày đặc của các tàu ngầm, tàu tuần tra.
Hình ảnh vệ tinh cho thấy sự hiện diện thường xuyên của số tàu ngầm mang theo tên lửa đạn đạo chạy bằng năng lượng hạt nhân tại một căn cứ chiến lược gần thành phố nghỉ dưỡng Tam Á. Các tàu chiến nổi và máy bay chuyên dụng có nhiệm vụ bảo vệ số tàu ngầm này trấn giữ các tuyến đường biển trọng yếu ngoài khơi.
Trung Quốc tiếp tục đầu tư mạnh cho lực lượng tàu ngầm hạt nhân
Theo Reuters, các cơ sở tại căn cứ này dường như được xây dựng để dự trữ và nạp tên lửa đạn đạo. Những bước tiến hiện nay mang lại cho Bắc Kinh thứ mà cho tới gần đây họ đang còn thiếu: năng lực đánh trả lần hai đáng tin cậy hơn nếu kho vũ khí hạt nhân trên đất liền của họ bị tấn công.
Video đang HOT
Theo đánh giá, sau 6 thập kỷ nỗ lực làm chủ các công nghệ quân sự ngầm phức tạp và đầy thách thức, Trung Quốc đã gia nhập cùng Mỹ, Nga, Anh và Pháp trong nhóm những nước sở hữu tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo hạt nhân. Theo bản đánh giá được công bố vào tháng 8/2018, Lầu Năm Góc cho rằng Bắc Kinh hiện có một công cụ răn đe hạt nhân “đáng tin cậy” và “khả thi” trên biển.
Việc duy trì các tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo (SSBN) sẵn sàng hoạt động đánh dấu sự gia tăng năng lực hạt nhân của Trung Quốc. Theo Lầu Năm Góc, mỗi tàu ngầm lớp Tấn của Trung Quốc được trang bị lên đến 12 tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân với tầm bắn ước tính 7.200 km, khiến Mỹ nằm gọn trong tầm tấn công từ phía Tây Thái Bình Dương. Ngoài ra, Trung Quốc có tới 100 tên lửa hạt nhân đặt trên đất liền.
Reuters dẫn lời giới phân tích phương Tây cho rằng hạm đội tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc đã bổ sung thêm vào thách thức mà quân đội ngày càng hùng mạnh của Trung Quốc đang đặt ra cho vị thế thống trị của Mỹ ở châu Á.
Tàu ngầm lớp Tấn của Trung Quốc
Đô đốc Harry Harris, khi còn là Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ, đã phát biểu tại một ủy ban quốc hội vào năm 2018: “Một SSBN lớp Tấn có vũ trang sẽ mang lại cho Trung Quốc một năng lực chiến lược quan trọng mà chúng ta cần phải ngăn chặn”.
Dường như Mỹ đang tiến hành các bước đi theo gợi ý trên. Mỹ và các đồng minh đang triển khai thêm đội tàu săn ngầm ở khắp Đông Á, trong đó bao gồm các cuộc tuần tra được tăng cường có sự tham gia của máy bay săn ngầm P-8 Poseidon tiên tiến của Mỹ ngoài khơi Singapore và Nhật Bản.
Lực lượng bị “nhốt” chặt
Theo giới phân tích, với số lượng tên lửa hạt nhân tương đối ít, Trung Quốc luôn lo ngại dễ bị thất thế trong một cuộc tấn công phủ đầu. Nỗi lo sợ của Bắc Kinh càng gia tăng khi Mỹ sử dụng các loại vũ khí dẫn đường chính xác trong các cuộc chiến như chiến tranh vùng Vịnh, Afghanistan, Syria và vùng Balkan.
Khi đã tăng cường và cải thiện kho vũ khí hạt nhân của mình, Bắc Kinh là cường quốc hạt nhân lớn duy nhất bổ sung đầu đạn hạt nhân vào kho dự trữ vũ khí. Trung Quốc đang phát triển tên lửa đạn đạo phóng từ trên không và lên kế hoạch chế tạo máy bay ném bom tàng hình tầm xa có khả năng mang theo vũ khí hạt nhân.
Theo Datviet
Báo chí Triều Tiên chỉ trích cuộc tập trận chung Mỹ- Hàn
Ngày 18/4, trang Uriminzokkiri, cơ quan tuyên truyền của Triều Tiên, đã chỉ trích các cuộc tập trận chung gần đây giữa Mỹ - Hàn Quốc và cáo buộc Seoul không có ý định thực hiện thỏa thuận quân sự đã ký với Bình Nhưỡng.
Một cuộc tập trận chung Mỹ- Hàn. Ảnh minh họa.
Trang Uriminzokkiri đã tố cáo quân đội Hàn Quốc là "những kẻ cuồng chiến tranh hiếu chiến đang thấm nhuần tinh thần chiến tranh" khi đề cập đến một cuộc tập trận đổ bộ gần đây của quân đội Hàn Quốc và một đơn vị khác liên quan đến Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương.
Trang này cũng cho rằng, các cuộc tập trận đang khuấy động " sự lo lắng và tức giận", và làm tăng thêm "các động thái liều lĩnh nhằm hủy hoại hòa bình và an ninh trên Bán đảo Triều Tiên và nâng cao nguy cơ cho cuộc chiến và nguy cơ chiến tranh."
Bài bình luận nói thêm rằng, tất cả những điều này chứng tỏ rằng Seoul không có ý định giữ thỏa thuận quân sự mà họ đã ký với Bình Nhưỡng vào tháng 9 năm ngoái và quyết định của Seoul về việc đẩy lùi các cuộc tập trận chung với Mỹ cũng là một sự ngụy trang để che giấu ý định đó.
Meari, một trang web tuyên truyền khác của Triều Tiên cũng đăng một bài báo tương tự, chỉ trích việc triển khai Thủy quân lục chiến của Mỹ là "một hành động khiêu khích" và " đùa với lửa để làm tổn thương những người cùng chủng tộc".
Trước đó, ngày 4/3, Mỹ và Hàn Quốc đã khai mạc cuộc diễn tập hiệp đồng "Dong Maeng" (Đồng minh). Đây hoạt động quân sự quy mô nhỏ, thay thế cho hai cuộc tập trận thường niên quy mô lớn là Đại bàng Non và Giải pháp Then chốt. Đây là một phần nỗ lực làm dịu căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên sau hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần hai.
Theo TPO
Bị làm khó vì S-400, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiếp tục mua Su-35 thay thế F-35 của Mỹ? Giới phân tích tin rằng, nếu Mỹ không giao F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ như thỏa thuận, nước này sẽ chuyển sang mua máy bay chiến đấu của Nga. F-35 và Su-35. Washington có nguy cơ mất thị trường vũ khí Thổ Nhĩ Kỳ hoàn toàn nếu tiếp tục trì hoãn việc giao F-35 đã thỏa thuận với Ankara, vì quốc gia này...