Tàu ngầm Nga ồ ạt tiến vào Biển Đen
Avia.pro đưa tin, tàu ngầm diesel-điện trang bị tên lửa hành trình Calibre của Nga được cho đang tiến vào Biển Đen.
Trong bối cảnh nhiều đồn đoán xung quanh việc Nga dự kiến tấn công tên lửa vào lãnh thổ Ukraine trong khoảng thời gian từ ngày 12-15/1, các nguồn tin cho hay một nửa số tàu ngầm thuộc Hạm đội Biển Đen của Hải quân Nga đã tiến vào vùng biển mở của Biển Đen và hướng về phía nam từ Crưm.
Theo một số dữ liệu, các tàu ngầm của Nga có thể tiến đến bờ biển Ukraine để tấn công vào cơ sở hạ tầng quân sự và năng lượng của nước này.
Nguồn tin từ Covert Shores cho biết, ít nhất 3 tàu ngầm của Hạm đội Biển Đen đã rời Novorossiysk để đến Biển Đen. Hiện tại, được biết 3 tàu ngầm dự án Varshavyanka và tàu đổ bộ tấn công cỡ lớn Pyotr Morgunov đã rời căn cứ Hải quân Nga ở Novorossiysk.
Bên cạnh đó, theo một số giả thiết, tàu ngầm và tàu đổ bộ của Nga có thể di chuyển cả về hướng căn cứ Hải quân Nga ở Sevastopol và men theo hướng bờ biển Ukraine.
Video đang HOT
Ukraine sẽ nhận xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley của Mỹ vào cuối tháng 1
Theo Avia.pro, xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley của Mỹ sẽ đến Ukraine trước cuối tháng này. Hiện tại, công tác chuẩn bị đang được tiến hành để vận chuyển các phương tiện chiến đấu đến lãnh thổ Ukraine từ lãnh thổ của một trong các nước láng giềng (khả năng là từ lãnh thổ của Romania và Ba Lan).
Giới chuyên gia quân sự cho rằng, xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley là mối đe dọa lớn hơn nhiều so với xe chiến đấu bộ binh BMP-1 và BMP-2 của Liên Xô, vì chúng có nhiều lớp giáp và vũ khí mạnh hơn, có thể gây ra khá nhiều vấn đề cho lực lượng Nga.
Tuy nhiên, số lượng M2 Bradley của Mỹ chuyển giao cho Ukraine là không đáng kể, do đó những phương tiện chiến đấu này khó có thể mang lại lợi thế cho quân đội Ukraine.
Trước đó, có thông tin cho rằng Mỹ sẽ chuyển giao xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley phiên bản ODS cho Ukraine, đây là phiên bản được bảo vệ tốt nhất.
Tổng cộng, Ukraine sẽ nhận được 50 xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley từ Mỹ, dự kiến sẽ được sử dụng theo hướng Zaporozhye.
Dự báo xung đột Nga - Ukraine còn kéo dài, Mỹ gửi thêm vũ khí hạng nặng cho Kiev
Trước dự báo tình hình xung đột Ukraine còn kéo dài, chính quyền Mỹ hôm 6/1 đã công bố một gói viện trợ khác trị giá hơn 3 tỷ USD cho Ukraine.
Một tòa nhà bị hư hại vì trúng đạn pháo ở miền Đông Ukraine. Ảnh: AP
Ông John Kirby, Điều phối viên về truyền thông chiến lược của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, cho rằng các hoạt động quân sự trên lãnh thổ Ukraine có thể tiếp diễn nhiều tháng nữa.
Phát biểu tại một cuộc họp báo, ông Kirby nói: "Chúng tôi chắc chắn trong vài tháng tới rằng người Nga sẽ không giơ tay đầu hàng. Họ vẫn tiếp tục tấn công ở Ukraine". Theo quan chức trên, các lực lượng Nga sẽ theo đuổi hướng chiến thuật "phòng thủ theo chiều sâu".
Về phần mình, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho rằng cuộc xung đột Ukraine đang bước vào giai đoạn quan trọng, và dường như đây chính là lý do cho cam kết mới nhất của Washington về việc gửi thêm vũ khí hạng nặng cho Kiev.
Ngày 6/1, các nhà chức trách Mỹ đã công bố gói viện trợ khác cho Ukraine, trị giá 3,75 tỷ USD, trong đó bao gồm việc cung cấp các phương tiện chiến đấu bộ binh Bradley và pháo tự hành do Mỹ sản xuất.
Gói viện trợ quân sự mới đánh dấu lần thứ 29 Mỹ viện trợ vũ khí và thiết bị quân sự cho Ukraine kể từ tháng 8/2021. Mỹ cũng là quốc gia hỗ trợ quân sự lớn nhất cho Kiev với cam kết hiện tại là 24,37 tỷ USD. Anh đứng thứ hai với 4,4 tỷ USD.
Tình hình dọc theo đường chiến tuyến ở Donbass đã leo thang từ ngày 17/2/2022. Hai nước cộng hòa Donetsk và Lugansk tự xưng đã báo cáo về các cuộc oanh tạc quy mô lớn của quân đội Ukraine tại thời điểm đó, làm hư hại cơ sở hạ tầng dân sự và gây thương vong cho dân thường.
Ngày 21/2/2022, Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố Moskva công nhận chủ quyền độc lập của Donetsk và Lugansk. Nga đã ký các thỏa thuận hữu nghị, hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau với các nhà lãnh đạo Donbass.
Để đáp lại lời đề nghị hỗ trợ của những người đứng đầu Donetsk và Lugansk, Tổng thống Putin ngày 24/2/2022 đã quyết định thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, với cáo buộc Kiev không tuân thủ Thoả thuận Hòa bình Minsk được ký kết năm 2014 - 2015.
Kể từ khi xung đột bùng phát đến nay, nhiều vòng đàm phán hoà bình giữa Nga và Ukraine đã diễn ra nhưng chưa đạt được bước đột phá nhằm chấm dứt xung đột.
Tên lửa 'chim sẻ biển' có thể giúp Ukraine giải quyết thiếu hụt nguồn cung vũ khí? Ukraine đang nỗ lực điều chỉnh tên lửa và các hệ thống vũ khí khác do phương Tây viên trợ để tích hợp với các loại vũ khí từ thời Liên Xô nhằm giải quyết tình trạng thiếu hụt nguồn cung. Bệ phóng tên lửa Buk của Ukraine. Ảnh: Defense Express Ngoài các xe chiến đấu bộ binh (IFV) M2 Bradley mà Kiev...