Tàu ngầm Nga dội tên lửa san phẳng hang ổ khủng bố tại Syria
Một tàu ngầm Nga đã khai hỏa tên lửa hành trình Kalibr tiêu diệt một số mục tiêu thuộc nhóm khủng bố Mặt trận Al-Nusra tại Syria nhằm trả đũa việc nhóm này tấn công đơn vị cảnh sát quân đội Nga trước đó.
Nga nã tên lửa vào mục tiêu khủng bố ngày 14/09/2017. (Ảnh: RT)
RT trích thông báo của Bộ Quốc phòng Nga cho biết, tàu ngầm tấn công Veliky Novgorod ngày 22/9 đã bắn các tên lửa Kalibr từ Địa Trung Hải. Mục tiêu của tàu ngầm Nga là hang ổ của nhóm khủng bố Mặt trận Al-Nusra bao gồm căn cứ chỉ huy, trại huấn luyện và thiết bị quân sự tại thành phố Idlib, Syria. Đây là động thái nhằm trả đũa việc Al-Nusra đã tấn công một đơn vị quân đội Nga đóng tại thành phố Hama lân cận tuần trước đó.
Cuộc tấn công của Al-Nusra bắt đầu từ ngày 19/9 từ vùng lãnh thổ đang bị một vài nhóm phiến quân đối lập chiếm đóng. Những kẻ này đã bắt giữ hàng chục quân nhân Nga đang nhận nhiệm vụ giám sát lệnh ngừng bắn trong khu vực phía tây bắc của thành phố Hama.
Quân đội Nga và Syria đã phá vỡ vòng vây của Al-Nusra để giải cứu các binh sĩ Nga và chiến binh của các lực lượng dân quân địa phương đang hỗ trợ cuộc chiến chống khủng bố.
Video đang HOT
Thành phố Idlib ở phía tây Syria là một trong 4 khu vực giảm căng thẳng tại Syria và bị kiểm soát bởi một số nhóm khủng bố chống lại chính quyền Tổng thống Syria Bashar Assad. Theo báo cáo của truyền thông, những tháng gần đây, một vài nhóm phiến quân Hồi giáo đã bắt tay đã cướp chính quyền và cai trị khu vực này.
Cuộc tấn công vào các lực lượng Syria và Nga trong tuần này có quy mô lớn nhất kể từ tháng 3, dường như là kết quả của sự hợp tác này. Liên minh khủng bố Tahrir al-Sham có nòng cốt là nhóm Mặt trận Al-Nusra đã phát động cuộc tấn công.
Theo Reuters, Thổ Nhĩ Kỳ, liên minh với Nga trong việc thành lập khu vực giảm căng thẳng ở Syria ngày 21/9 tuyên bố sẽ triển khai quân đội ở Idlib.
Trước đó, lực lượng quân đội Syria phối hợp cùng quân đội Nga đã chiếm lại được tỉnh Deir ez-Zor khỏi tay nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo cực đoan IS. Quân đội Nga cho rằng cuộc tấn công Idlib do Lực lượng đặc biệt của Mỹ đứng sau. Tuy nhiên, Washington đã lên tiếng phản đối cáo buộc trên.
Đức Hoàng
Theo RT
"Nọc độc quỷ"- nhiêu liệu của chương trình tên lửa Triều Tiên?
Triều Tiên dường như đang vận hành chương trình tên lửa và vũ khí hạt nhân của nước này bằng loại nhiên liệu nguy hiểm được mệnh danh là "nọc độc quỷ", báo New York Times đưa tin.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un thị sát cơ sở sản xuất tên lửa (Ảnh: KCNA/Reuters)
Theo NYT, theo lực lượng tình báo Mỹ, Triều Tiên có thể đang sử dụng loại nhiên liệu dimethyl hydrazine bất đối xứng (UDMH) cho chương trình tên lửa của nước này. Lực lượng này tin rằng, Triều Tiên có thể đã sở hữu loại nhiên liệu nguy hiểm từ thời cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush.
UMDH được mệnh danh là "nọc độc của quỷ" vì sự nguy hiểm của nó. Trong vụ thử tên lửa của Liên Xô những năm 1960, một vụ nổ đã xảy ra. Lửa và khói độc từ UMDH được cho là gây nên cái chết của 124 người.
Mỹ đã ngừng sản xuất thứ nhiên liệu nguy hiểm này từ khi NASA có cảnh báo về mức độ độc hại và nguy hiểm của UMDH. Hiện Mỹ đang chuyển sang sử dụng nhiên liệu rắn ổn định hơn, điều mà Triều Tiên cũng đang theo đuổi nhưng theo các chuyên gia, khoảng 10 năm nữa Bình Nhưỡng mới có thể làm chủ công nghệ tích hợp nhiên liệu này vào tên lửa đạn đạo liên lục địa.
Chính phủ Mỹ cho rằng nếu như có thể ngăn chặn Triều Tiên sử dụng UMDH thì Bình Nhưỡng sẽ phải từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân và tên lửa hiện tại. "Nếu Triều Tiên không sở hữu UMDH họ không thể sản xuất được tên lửa và không thể gây nguy hại tới Mỹ. Đơn giản là vậy", Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Edward Markey chia sẻ.
Tuy nhiên, điều quan trọng là chính phủ Mỹ cần phải biết nếu Triều Tiên sở hữu UMDH thì đó là từ nguồn nào. Cơ quan tình báo Mỹ tin rằng Trung Quốc, một số nước châu Âu và Nga đã cung cấp cho Triều Tiên UDMH từ hàng thập kỷ trước. NYT trích lời chuyên gia tình báo Timothy Barrett cho biết có lẽ quá muộn để ngăn chặn nguồn cung từ 2 nước này vì dường như Bình Nhưỡng đã có thể tự sản xuất được loại nhiên liệu này.
Mặt khác, một số chuyên gia hoài nghi về quan ngại trên. Họ đưa ra lý do rằng việc sản xuất và sử dụng nhiên liệu có tính độc hại cao như UMDH là rất khó khăn. Những nước có công nghệ và kỹ thuật hơn Triều Tiên từng xảy ra những vụ tai nạn cháy nổ liên quan đến nhiên liệu này.
Về phía Trung Quốc, nước này luôn luôn phủ nhận những cáo buộc liên quan đến việc cung cấp nguyên vật liệu sản xuất vũ khí cho Triều Tiên. Thế nhưng theo 1 bản báo cáo bí mật do Wikileaks tiết lộ, có bằng chứng cho thấy "có sự thiếu tương đồng trong hồ sơ theo dõi việc xuất khẩu nguyên liệu liên quan tới chế tạo tên lửa".
Cuối cùng, câu hỏi quan trọng nhất vẫn là liệu Triều Tiên có tự sản xuất được UMDH hay không. Eckhart W. Schmidt, người từng viết sách về UDMH, cho rằng Triều Tiên có thể học được cách tự sản xuất "nếu nguồn cung từ nước ngoài bị cắt".
Ông Van Diepen, cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ, nhận định rằng Triều Tiên trải qua hàng chục năm, chương trình tên lửa và vũ khí hạt nhân của Triều Tiên đã đạt được những thành tựu trong công nghệ chế tạo nhiên liệu tên lửa, dù đôi khi có thể xảy ra những thảm kịch kinh hoàng.
"Có lẽ họ không ngại những tai nạn. Tôi đoán thế", ông Diepen chia sẻ.
Theo Dân Trí
Nga tuyên bố giải phóng gần 90% lãnh thổ Syria khỏi IS Quân đội Syria với sự hỗ trợ đắc lực của Không quân Nga đã giành lại quyền kiểm soát hơn 87% lãnh thổ của nước này, phá hủy hơn 96.000 mục tiêu khủng bố trong 2 năm qua. Một máy bay ném bom Tu-95MS của Nga (Ảnh: Sputnik) Báo Krasnaya Zvezda ngày 21/9 dẫn thông tin từ Bộ Quốc phòng Nga cho biết,...