Tàu ngầm Mỹ thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo ‘Đinh ba’
- Hãng sản xuất tên lửa Lockheed Martin cho biết, hải quân Mỹ đã tiến hành thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo Trident II (Đinh ba – NV) D5 lần thứ 155 bắn từ tàu ngầm.
Hôm 23-2, Mathew Joyce, Phó Chủ tịch các chương trình tên lửa đạn đạo Lockheed Martin cho biết: “Những đợt thử nghiệm mới nhất đã chứng minh độ đáng tin cậy của các tên lửa D5 và sự sẵn sàng của toàn bộ hệ thống vũ khí chiến lược Trident trong từng phút từng ngày.”
Tên lửa đạn đạo Trident II D5 bắn từ tàu ngầm của Mỹ (Nguồn: Sputnik News)
“Các đơn vị thực hiện chương trình thuộc lực lượng hải quân, các đội tàu ngầm và các nhóm ngành công nghiệp đã hoạt động không ngừng nghỉ để đảm bảo sự an toàn, bảo mật và hiệu suất của hệ thống chiến lược quan trọng này.” Lockheed Martin cho biết, hải quân Mỹ đã tiến hành thử nghiệm tên lửa ở biển Thái Bình Dương vào hôm 22-2 bằng một bộ dụng cụ kiểm tra với cấu hình đặc biệt. Tên lửa D5, một trong những tên lửa hạt nhân tàu ngầm của Mỹ, đã nhiều lần được cho phóng thử nghiệm không kèm đầu đạn.
Video đang HOT
Tên lửa D5 thế hệ đầu tiên được triển khai trên các tàu ngầm lớp Ohio của Hải quân Mỹ và tàu ngầm của Hải quân Hoàng gia Vanguard, vương quốc Anh, vào năm 1990. Các tên lửa D5 có thể phóng đi gần 6500 km và mang cùng lúc nhiều đầu đạn hạt nhân. Các hệ thống tên lửa đạn đạo hạt nhân tàu ngầm Trident được triển khai từ những năm 1950, là một yếu tố quan trọng trong chiến thuật đánh chặn vũ khí hạt nhân của Hoa Kỳ.
Theo NTD
Trung Quốc dẫn đầu về doanh số sản xuất tên lửa trong 5 năm tới
2 nhà sản xuất vũ khí lớn của Trung Quốc sẽ chiếm gần 1/5 tổng số lượng tên lửa trên thị trường quốc tế trong vòng 5 năm tới, theo số liệu tính toán bởi trang Military-Industrial Courier của Nga.
Theo trang Military-Industrial Courier, sẽ có tổng cộng 201.507 tên lửa gia nhập thị trường tên lửa thế giới trong vòng 5 năm tới.
Về số lượng sản xuất, Tập đoàn Norinco của Trung Quốc sẽ sản xuất 29.423 đơn vị, chiếm 15% số lượng tên lửa được sản xuất trên thế giới. Về thứ 2 là công ty Raytheon của Mỹ với 22.658 tên lửa và tập đoàn CPMIEC của Trung Quốc đứng vị trí thứ 3 với 18.380 tên lửa. Như vậy, 2 nhà thầu Trung Quốc sẽ chiếm tổng cộng 24% tổng số lượng tên lửa sản xuất trên thế giới vào năm 2019, theo tính toán của Military-Industrial Courier.
Tên lửa Tomahawk của Mỹ rời bệ phóng
Tuy nhiên, về doanh thu tính bằng tiền, đứng vị trí dẫn đầu vẫn là các công ty Mỹ, với Raytheon đạt doanh thu 10,1 tỉ USD và Lockheed Martin đứng vị trí thứ 2 với 5,5 tỉ USD. Về thứ 3 sẽ là Tập đoàn Khoa học và Công nghệ Hàng không Trung Quốc, cũng với doanh thu 5,5 tỉ USD. Công ty CPMIEC Trung Quốc về thứ 4 với doanh thu 4,7 tỉ USD.
Các nhà phân tích Mỹ dự đoán rằng, quy mô của thị trường tên lửa tấn công tầm xa sẽ tăng trưởng từ 1,2 tỉ USD lên 1,5 tỉ USD vào năm 2019 với doanh số đạt 19.000 tên lửa. Lockheed Martin sẽ dẫn đầu về doanh thu trên thị trường tên lửa loại này với 1,4 tỉ USD. Điều này có được là nhờ việc xuất khẩu số lượng lớn các tên lửa không đối đất sang Úc, Phần Lan và Ba Lan.
Trong thị trường tên lửa không đối không, tổng doanh số ước tính trong 5 năm tới sẽ đạt 22.600 tên lửa, tương đương 7,8 tỉ USD, với Raytheon và MBDA là 2 nàh thầu dẫn đầu thị trường. Công ty MBDA cũng được cho là sẽ đạt được thành công với tên lửa không đối không Meteor sẽ xuất hiện trên thị trường vào năm nay.
Các tên lửa đất đối không sẽ giảm thiểu về số lượng, tuy nhiên tăng về giá thành. Raytheon vẫn sẽ dẫn đầu trong lĩnh vực này, theo sau đó là Lockheed Martin và thứ 3 là MBDA. Tên lửa đất đối không sẽ xuất hiện nhiều hơn tại các thị trường châu Âu, Nga, Israel, Trung Quốc và Nhật.
Giá trị của thị trường tên lửa chống hạm sẽ đạt 5,6 tỉ USD trong 5 năm tới với 2 nhà xuất khẩu lớn nhất là MBDA và Boeing.
Mỹ có thể tăng cường vị thế trong ngành sản xuất tên lửa chống hạm, nếu tên lửa thuộc trong chương trình phát triển vũ khí tấn công của Mỹ trở thành hiện thực vào năm 2017. Vào năm 2018, công ty Avibras Industria Aeroespacial của Brazil và Aselsan của Thổ Nhĩ Kì cũng cho ra mắt một vài loại tên lửa mới.
Thị trường tên lửa chống tăng hiện đang trong quá trình chuyển giao với việc các mẫu tên lửa cũ đang bị hạn chế sản xuất để dọn đường cho sự xuất hiện của các loại tên lửa mới.
Trong vòng 5 năm tới, phân khúc thị trường này sẽ có quy mô tương đương 5,3 tỉ USD, với doanh số khoảng 109.000 tên lửa và 2 nhà sản xuất của Mỹ là Lockheed Martin và Raytheon chiếm 30% tổng doanh số.
Theo_An ninh thủ đô
Tận mắt máy bay quân sự tuyệt mật của Lockheed Martin Rất nhiều máy bay quân sự tối tân, tuyệt mật của Không quân Mỹ được sản sinh bởi Tập đoàn quốc phòng Lockheed Martin Từ những năm 1940, Lockheed Martin đã bắt đầu chế tạo các mẫu máy bay quân sự cho Quân đội Mỹ, với khởi đầu từ một khu công xưởng được dựng lên từ lều bạt và một nhà máy...