Tàu ngầm Liên Xô xâm nhập Thụy Điển trong Chiến tranh Lạnh
Vụ tìm kiếm vật thể bí ẩn của Thụy Điển trong vài ngày gần đây khiến nhiều người liên tưởng đến sự kiện xảy ra vào năm 1981, khi một tàu ngầm của Liên Xô xâm nhập trái phép vào vùng biển Thụy Điển.
Theo The Bulletin, tháng 10/1981, tàu ngầm lớp Whiskey S-363 thuộc hạm đội Baltic của Liên Xô, hay còn được gọi với ký hiệu U 137, đâm vào một tảng đá ngầm cách căn cứ hải quân Thụy Điển tại Karlskrona khoảng 2 km. Tàu này bị mắc cạn và nổi lên bờ mặt biển Thụy Điển. Một ngư dân sau đó phát hiện con tàu và báo cáo cho nhà chức trách.
U 137 trước mũi súng của lính dù Thụy Điển. Vào thời điểm đó, hải quân Thụy Điển đang tiến hành một cuộc tập trận thử nghiệm thiết bị mới. Lực lượng này gửi một sĩ quan hải quân không vũ trang lên tàu để yêu cầu lời giải thích từ thuyền trưởng tàu Liên Xô.
Thuyền trưởng Anatoilij Michajlovitj Gustjin (trái) và Chính trị viên của tàu U 137, Vasilij Besedin (phải). Thuyền trưởng tàu Liên Xô ban đầu giải thích rằng tàu tiến vào vùng biển Thụy Điển do các thiết bị định hướng gặp sự cố. Ba ngày sau đó, hải quân Liên Xô đưa ra tuyên bố con tàu buộc phải vào vùng biển Thụy Điển do tình trạng khẩn cấp. Stockholm không chấp nhận lời giải thích này vì chiếc tàu không hề gửi tín hiệu cấp cứu và xin sự trợ giúp từ giới chức Thụy Điển, trái lại, nó dường như đã cố gắng chạy trốn.
Hải quân Liên Xô điều động một lực lượng đặc nhiệm do Phó Đô Đốc Aleksky Kalinin chỉ huy đến giải cứu tàu U 137 ở Thụy Điển. Trong ảnh là tàu khu trục Obraztsovy, một trong những chiếc tàu tham gia nhiệm vụ. Khi đội tàu giải cứu của Liên Xô xuất hiện ngoài khơi bờ biển Thụy Điển, Stockholm thực thi một số biện pháp cảnh cáo, khiến các tàu Liên Xô rút lui về vùng biển quốc tế.
Cơ quan Nghiên cứu Quốc phòng Thụy Điển đã đo chất phóng xạ từ bên ngoài thân tàu, sử dụng quang phổ tia gamma từ một tàu tuần duyên chuyên dụng. Stockholm nghi ngờ trên tàu có chở vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, Liên Xô chưa bao giờ chính thức xác nhận việc này.
Thuyền trưởng Gustjin và Besedin được hộ tống đến địa điểm thẩm vấn của Thụy Điển, theo thỏa thuận giữa chính phủ nước này và Liên Xô. Khi thuyền trưởng bị thẩm vấn, thời tiết biến chuyển xấu khiến tàu ngầm Liên Xô gửi đi tín hiệu cấp cứu. Thụy Điển phát hiện hai chiếc tàu khác đến từ hướng hạm đội Liên Xô đóng ở gần đó đã vượt qua giới hạn vùng biển khoảng 19 km và tiến về Karlskrona.
Video đang HOT
Thủ tướng Thụy Điển Thorbjrn Flldin chỉ thị tư lệnh tối cao của lực lượng vũ trang nước này “giữ vững biên giới”. Quân đội Thụy Điển vào tư thế sẵn sàng chiến đấu. Stockholm cũng điều động máy bay trang bị tên lửa chống tàu hiện đại và máy bay trinh sát. Sau 30 phút căng thẳng, tàu tấn công nhanh của Thụy Điển xác định hai tàu này là tàu chở ngũ cốc của Tây Đức.
Sau khoảng 10 ngày tàu Liên Xô mắc cạn, tàu Thụy Điển đã kéo U 137 ra khỏi bãi đá và hộ tống nó đến vùng biển quốc tế, sau đó bàn giao cho hạm đội của Liên Xô.
Tư lệnh tối cao của Thụy Điển vào thời điểm đó, tướng Lennart Ljung tóm tắt lại sự kiện cho báo giới nước ngoài. Vụ việc này thường được xem như một bằng chứng về sự xâm nhập của Liên Xô vào bờ biển Thụy Điển.
Phương Vũ
Ảnh: Compunews
Theo VNE
Thấy gì qua vụ Thụy Điển truy tìm tàu ngầm lạ xâm nhập lãnh hải?
Vụ việc hoàn toàn giống một vở kịch thời Chiến tranh Lạnh: cuộc triển khai khẩn cấp của quân đội với các tàu hàng hình và trực thăng để truy tìm một tàu ngầm lạ tại quần đảo Stockholm; các bức ảnh mờ nhạt về một con tàu bí ẩn; một người mặc quần áo đen kín mít lội trong các vùng nước nông.
Các tàu hải quân Thụy Điển tham gia chiến dịch tìm kiếm tàu ngầm lạ.
Dù vụ việc có là kết quả của một căn bệnh hoang tưởng hay một sứ mệnh hải quân bí mật, sự huy động quân sự lớn nhất của Thụy Điển từ thời Chiến tranh Lạnh trong vài ngày qua đã cho thấy mối lo ngại ngày càng gia tăng của các quốc gia trong khu vực đối với Nga trong vùng Biển Baltic.
Trong hơn một tháng qua, đã xảy ra một loạt vụ việc liên quan tới Nga. Một sĩ quan tình báo Estonia được cho là đã bị các lực lượng Nga bắt cóc, Phần Lan phàn nàn về sự can thiệp của Nga đối với một trong các tàu nghiên cứu của họ và Thụy Điển đã chính thức gửi công hàm phản đối về "sự vi phạm nghiêm trọng" khi các máy bay chiến đấu Nga vào không phận nước này.
Vụ bí ẩn hàng hải tại Thụy Điển đã thổi bùng những suy diễn trong khu vực. Mặc dù Mátxcơva đã lên tiếng khẳng định không có bất kỳ tàu ngầm nào của nước này gặp trục trặc trong vùng biển Thụy Điển, nhưng các chính phủ vẫn lo ngại rằng Biển Baltic có thể trở thành điểm nóng tiếp theo với Nga sau Ukraine.
"Điều này có thể trở thành một nhân tố thay đổi cuộc chơi về an ninh trong toàn khu vực Biển Baltic", Ngoại trưởng Latvia Edgars Rinkevics viết trên mạng xã hội Twitter.
Tại Latvia, giới chức cho biết đã có sự gia tăng đáng kể của các tàu hải quân và tàu ngầm Nga di chuyển gần lãnh hải của họ.
Khu vực tìm kiếm tại Biển Baltic, cách Stockholm chưa đầy 50 km, bắt đầu hôm 17/10 và làm gợi nhớ các ký ức những năm cuối của Chiến tranh Lạnh, khi Thụy Điển nhiều lần truy đuổi các tàu ngầm được cho là của Liên Xô dọc bờ biển nước này.
Nhưng cũng có nhiều cảnh báo sai. Vào những năm 1980, quân đội Thụy Điển đã vài lần nghĩ rằng họ đã phát hiện tàu ngầm lạ, nhưng sau đó thấy rằng các âm thanh dưới nước là do loài chồn hoặc rái cá phát ra.
Quân đội Thụy Điển cho biết giờ đây họ đang tìm kiếm một tàu ngầm nhỏ, hoặc thậm chí các thợ lặn, gần các đảo ngoài khơi Stockholm, nhiều trong số đó là các địa điểm nghỉ dưỡng nổi tiếng. Vào hôm qua 20/10, một vùng cấm bay đã được lập quanh khu vực tìm kiếm.
An ninh bấp bênh
Các lo ngại ngày càng gia tăng kể từ cuộc khủng hoảng Ukraine đã khiến Thụy Điển và Phần Lan, vốn có quan điểm trung lập trước khi tham gia EU vào năm 1994, công khai thảo luận việc gia nhập NATO.
Quân đội Thụy Điển đã từng nghi ngờ khả năng nhằm bảo vệ chính mình trong hơn 1 tuần nhằm chống lại một cuộc tấn công của Nga sau khi các máy bay chiến đấu NATO được điều động hồi năm ngoái để phản ứng với các máy bay ném bom Nga đang diễn tập một vụ ném bom xuống Thụy Điển.
"Vụ việc như thế này đã làm gia tăng tâm lý mất ổn định không chỉ tại Thụy Điển mà còn cả khu vực Biển Baltic", Anna Wieslander, phó giám đốc Viện các vấn đề quốc tế Thụy Điển, nhận định.
"Đó là một cuộc chơi dài mà chúng ta đang tham gia", Wieslander cho hay, nói thêm rằng Nga đang dần hiện đại hóa các lược lượng dưới thời Tổng thống Vladimir Putin. "Căng thẳng đã gia tăng trước cuộc khủng hoảng Ukraine nhưng các vụ việc như thế này ngày càng trở nên phổ biến hơn".
Nhật báo Thụy Điển Svenska Dagbladet cho hay vụ việc mới nhất bắt đầu khi tình báo quân sự nước chặn được các tín hiệu cấp cứu được tin là phát đi từ một tàu ngầm tại khu vực giữa ngoài khơi Stockholm và vùng Kaliningrad - nơi đặt phần lớn hạm đội hải quân Biển Baltic của Nga.
Hà Lan đã bác bỏ các thông tin từ Nga rằng tàu ngầm hải quân Hà Lan có thể là trung tâm của vụ việc.
Đối với người Thụy Điển, vụ việc đã gợi nhớ một việc năm 1981, khi một tàu ngầm Liên Xô bị mắc kẹt ngay gần một căn cứ hải quân lớn sâu bên trong lãnh hải Thụy Điển.
Có các thông tin cho biết một tàu Nga với các thiết bị kìm kiếm dưới nước đang tiến tới vùng biển Thụy Điển và một tàu chở dầu đang lượn quanh vùng biển gần Stockholm. Tình báo quân sự nước này cũng đang điều tra một báo cáo về một người đàn ông mặc đồ đen được nhìn thấy lội qua vùng nước nông giữa hai đảo, mà một trong số đó được quân đội Thụy Điển sử dụng và đóng cửa với công chúng.
Vùng ảnh hưởng của Nga
Nga từ lâu đã coi Baltic nằm trong phạm vi ảnh hưởng của mình và vẫn lo ngại việc các quốc gia Baltic thuộc Liên Xô cũ - Estonia, Latvia và Lithuania - tham gia NATO và EU.
Lithuania đã nghi ngờ một sự liên hệ giữa vụ tàu ngầm tại Thụy Điển và một cảng khí hóa lỏng nổi đồ sộ dự kiến sẽ khởi hành từ Đan Mạch đi Lithuania trong tuần này.
Được mang tên "Độc Lập", cảng nhằm giảm sự phụ thuộc của khu vực Baltic vào năng lượng Nga. Ngoại trưởng Lithuania Linas Linkevicius đã gọi cuộc tìm kiếm tại Thụy Điển là "sự trùng hợp kỳ lạ".
Estonia ngày 20/10 cho biết nước này đã tăng cường giám sát quanh quần đảo Hiiumaa và Saaremaa, một lộ trình tiếp tế tiềm tàng từ phương Tây trong trường hợp xảy ra xung đột với Nga ở phía đông.
Một điều đã thay đổi kể từ Chiến tranh Lạnh là sự sẵn sàng của Thụy Điển sau nhiều năm cắt giảm chi tiêu quốc phòng. Một số nhà quan sát cho hay hải quân thiếu khả năng truy lùng và phá hủy tàu ngầm trong chính lãnh hải của mình sau khi cho về hưu các trực thăng chống ngầm.
Nếu cuộc tìm kiếm phát hiện bằng chứng về hoạt động quân sự nước ngoài trong lãnh hải Thụy Điển, điều đó sẽ tạo ra một phép thử thực sự đầu tiên cho chính phủ thiểu số trung tả của Thủ tướng Stefan Lofven, chưa đầy 3 tuần sau khi chính phủ nhậm chức.
An Bình
Tổng hợp
Nhật thắt chặt an ninh quanh Senkaku trước lễ kỷ niệm quốc hữu hóa Nhật Bản đang tăng cường an ninh quanh quần đảo Senkaku, một ngày trước lễ kỷ niệm 2 năm quốc hữu hóa quần đảo tranh chấp ở Hoa Đông. Quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Nhật Bản đã quốc hữu hóa quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư ngày 11/9/2012 khi mua nó từ một nhà sở hữu tư nhân. Việc Tokyo quốc hữu...