Tàu ngầm Kilo-636 Việt Nam vừa vượt qua eo biển tấp nập nhất nhì thế giới: Hạn chế tốc độ!
Tàu ngầm Kilo-636 mang tên Bà Rịa – Vũng Tàu của Việt Nam trên boong tàu vận tải Rolldock Storm vừa vượt qua eo biển Mache giữa Anh và Pháp. Do quá đông đúc nên tốc độ khá hạn chế.
Rời cảng Saint Petersburg (Nga) từ ngày 09/12/2016, tàu vận tải Rolldock Storm chuyên dụng chở tàu ngầm Kilo-636 mang tên Bà Rịa – Vũng Tàu của Việt Nam trên đường về căn cứ hải quân Cam Ranh vừa vượt qua eo biển Mache giữa Anh và Pháp, theo cập nhất mới nhất trên trang thông tin hàng hải MarineTraffic.
Như vậy, sau 1 tuần hành trình liên tục, Rolldock Storm đã đi được một hành trình dài, vượt qua gần 1/6 chặng đường để đưa chiếc tàu ngầm Kilo-636 mang tên Bà Rịa – Vũng Tàu, chiếc cuối cùng trong tổng số 6 tàu được đóng theo hợp đồng ký năm 2009 trị giá khoảng 2 tỷ USD giữa Việt Nam và Nga.
Vị trí hiện tại của tàu Rolldock Storm với tàu ngầm Kilo-636 mang tên Bà Rịa Vũng Tàu trên khoang. Ảnh: MarineTraffic.
Hiện nay, eo biển Mache giữa Anh và Pháp là một trong những tuyến hàng hải tấp nập bậc nhất thế giới, nên các tàu đi qua khu vực này đều phải đi chậm lại. Tốc độ thực tế trong ít giờ qua của tàu vận tải Rolldock Storm chỉ là khoảng 9,6 hải lý/h (tương đương hơn 17km/h) giảm khá nhiều so với 12,1 hải lý/h (22km/h).
Video đang HOT
Do quá đông đúc nên tốc độ khá hạn chế là điều có thể hiểu được, tuy nhiên, tàu Rolldock Storm sắp tiến ra Đại Tây Dương để xuôi xuống phía Nam, tiến về mũi Hảo Vọng (Nam Phi) vào biển Ấn Độ Dương, những nơi thông thoáng hơn nên kíp thủy thủ có thể tăng tốc độ lên cao, thậm chí là tối đa tới 17 hải lý/h (30,6km) theo thiết kế.
Dự kiến, 8h00 (giờ Singapore) sáng ngày 16/01/2017, tức khoảng 9h00 sáng giờ Việt Nam, Rolldock Storm sẽ đưa tàu ngầm Kilo-636 Bà Rịa – Vũng Tàu cập cảng Singapore.
Sau khi nghỉ ngắn tại đây để tiếp nhiên liệu và cho thủy thủ đoàn xả hơi sau chặng đường chạy liên tục gần 1 tháng rưỡi, tàu Rolldock Storm sẽ khởi hành về căn cứ Cam Ranh, bàn giao tàu ngầm Kilo-636 Bà Rịa – Vũng Tàu cho Hải quân Việt Nam. Lữ đoàn tàu ngầm 189 sẽ là đơn vị tiếp nhận chiếc hiện đại này.
(Theo Soha News)
Tàu ngầm Mỹ thoát hiểm sau khi đâm vào đá ngầm 11 năm trước
Năm 2005, một tàu ngầm hạt nhân của Mỹ từng đâm vào dãy đá ngầm ở tốc độ cao nhưng thiết kế thân tàu vững chắc giúp các hệ thống chính vẫn an toàn để trở về cảng.
Theo tạp chí National Interest, vụ tai nạn hy hữu của tàu ngầm tấn công hạt nhân USS San Francisco (SSN-711), lớp Los Angeles xảy ra vào ngày 8/1/2005. Ở thời điểm đó, con tàu đang di chuyển với tốc độ tới 30 dặm/giờ (48 km/giờ) ở độ sâu 160 m.
USS San Francisco đang thực hiện hải trình từ đảo Guam tới Brisbane, Australia. Sĩ quan điều hướng hàng hải vẽ hải trình cho tàu dựa trên bản đồ đáy biển do Cơ quan Bản đồ quốc phòng cung cấp. Các sĩ quan chỉ huy tàu đã thống nhất về hải trình.
Theo New York Times, trước thời điểm xảy ra tai nạn, thuyền trưởng đi ăn trưa và sĩ quan điều hướng tin rằng khu vực này an toàn để tăng tốc độ và lặn từ độ sâu 121 m xuống 160 m. Khoảng 11h42, tàu tiến qua khu vực quần đảo Caroline, cách khoảng 675 km về đông nam đảo Guam.
Phần mũi tàu USS San Francisco bị phá hủy sau cú đâm trực diện vào đá ngầm. Ảnh: Hải quân Mỹ
Khi tàu ngầm có lượng choán nước 6.900 tấn đang di chuyển với tốc độ khoảng 61 km/h, một tiếng "rầm" kèm theo tiếng nổ lớn vang lên. Khối thép khổng lồ gần như đứng khựng lại. Các thủy thủ bị hất văng khỏi vị trí làm việc, va đập vào các thiết bị trên tàu khiến nhiều người bị thương.
Một sĩ quan trên tàu mô tả cảnh tượng lúc đó trong như "lò mổ", máu chảy khắp nơi. 98 thủy thủ bị thương. Thợ máy Joseph Allen Ashley bị thương nặng và tử vong vào ngày hôm sau. Thủy thủ đoàn không hiểu chuyện gì xảy ra nhưng họ vẫn bình tĩnh để kích hoạt hệ thống nổi khẩn cấp cho dù nhiều người đang phải chịu đựng đau đớn do chấn thương.
Vụ tai nạn khiến khoang dằn phía trước bị hỏng nhưng tàu vẫn nổi khẩn cấp an toàn vào lúc 11h44. Thuyền trưởng lập tức ra lệnh báo cáo thiệt hại. Bên trong tàu khá nguyên vẹn, khoang chứa ngư lôi và tên lửa Tomahawk an toàn và lò phản ứng hạt nhân không bị hư hại.
Khu vực tàu ngầm SSN-711 đâm vào đá ngầm. Đồ họa: Lubbers.
Vụ va chạm ở tốc độ cao khiến phần mũi tàu bị phá hủy. Thủy thủ đoàn lập tức khóa các khoang phía trước để ngăn nước biển tràn vào. 4 tàu hỗ trợ đến hiện trường cùng máy bay tuần tra hàng hải P-3C Orion hộ tống tàu ngầm về cảng Apra Harbor, đảo Guam vào ngày 10/1.
Cuộc điều tra sau đó cho thấy tàu ngầm đã va vào dãy đá ngầm ở đáy biển. Dãy đá ngầm này không hề có trong bản đồ đáy biển được thủy thủ đoàn sử dụng vẽ hải trình cho tàu, mà được gửi kèm trong báo cáo về các mối nguy hiểm tiềm năng.
Bản đồ đáy biển mà sĩ quan điều hướng sử dụng được lập vào năm 1989. Trước đó, nghiên cứu của Đại học Massachusetts phát hiện dãy đá ngầm trồi lên trong khu vực tàu USS San Francisco gặp nạn. Tuy nhiên, Hải quân Mỹ đã không cập nhật dãy đá ngầm trên vào bản đồ đáy biển của họ.
USS San Francisco được sửa chữa thay phần mũi mới và tái gia nhập hạm đội vào năm 2009. Hải quân Mỹ dự định cho tàu ngưng hoạt động và chuyển đổi thành trung tâm huấn luyện từ năm 2017.
Vụ sống sót kỳ lạ của tàu ngầm Mỹ sau cú đâm trực diện vào dãy đá ngầm được giới phân tích nhận định là kết quả của chương trình SUBSAFE. Đây là chương trình đảm bảo an toàn tuyệt đối cho tàu ngầm Mỹ từ vật liệu chế tạo, thiết kế, hệ thống cứu hộ khẩn cấp và đào tạo.
SUBSAFE được áp dụng từ năm 1963 và Hải quân Mỹ chỉ mất một tàu ngầm do tai nạn từ đó đến nay.
(Theo Zing News)
Tiếp nhận lô máy bay F-35, Israel tuyên bố "sẽ thay đổi cuộc chơi" Ngày 12/12, Israel đã tiếp nhận 2 chiếc máy bay hiện đại sở hữu công nghệ tàng hình F-35 đầu tiên của Mỹ trong một buổi lễ tại sân bay Nevatim gần thành phố miền Nam Beersheva, với sự tham dự của các lãnh đạo hàng đầu Israel và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter. Phát biểu tại buổi lễ, Tổng thống...