Tàu ngầm hạt nhân Tula Nga mang theo gì ngày trở lại?
Tàu ngầm hạt nhân K-114 Tula sẽ trở lại Hạm đội phương Bắc trong năm nay với hệ thống tên lửa liên lục địa mạnh hơn trước đây, tầm bắn lên tới 11-12.000km.
Theo văn phòng báo chí nhà máy đóng tàu Zvyozdochka ở Severodvinsk, Bắc nước Nga, tàu ngầm hạt nhân K-114 Tula sẽ trở lại biên chế Hạm đội Biển Bắc vào tháng 8/2016 sau thời gian dài nâng cấp, hiện đại hóa. “Kế hoạch sửa chữa tàu ngầm sẽ hoàn thành vào cuối mùa hè. Sau đó, tàu ngầm Tula sẽ trở lại hạm đội vào tháng 8/2016″, văn phòng báo chí cho biết.
Cũng theo văn phòng báo chí của nhà máy, việc sửa chữa tàu ngầm K-114 Tula cho phép kéo dài thời hạn sử dụng con tàu lên thêm 3,5 năm nữa.
Tàu ngầm K-114 Tula được khởi đóng vào ngày 22/2/1984, hạ thủy ngày 22/1/1987 và chính thức biên chế Hạm đội biển Bắc vào ngày 30/10/1987.
Tàu ngầm K-114 Tula là chiếc thứ 4 thuộc lớp tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa chiến lược (SSBN) Project 667BDRM (NATO định danh là lớp Delta-IV) được thiết kế cho nhiệm vụ tấn công hạt nhân liên lục địa, ngoài ra có khả năng chống hạm tàu mặt nước, chống ngầm.
Video đang HOT
“Cái lưng gù” của tàu ngầm K-114 Tula chính là nơi đặt hệ thống vũ khí mạnh nhất của tàu này – hệ thống tên lửa đạn đạo liên lục địa với 16 ống phóng thẳng đứng.
Theo các tài liệu, ban đầu tàu ngầm K-114 Tula được trang bị hệ thống tên lửa đạn đạo liên lục địa R-29RM Shtil có tầm bắn lên tới 8.300km, mang 4 đầu đạn 100kiloton.
Tuy nhiên, sau nhiều đợt nâng cấp, tàu ngầm K-114 Tula chuyển sang sử dụng hệ thống tên lửa liên lục đại R-29RMU Sineva. Trong giai đoạn 2008-2011, tàu ngầm hạt nhân K-114 Tula đã thực hiện 4 cuộc phóng tên lửa liên lục địa R-29RMU Sineva và cả 4 lần đều thành công mĩ mãn. Đáng lưu ý, trong lần phóng tháng 10/2008, tên lửa Sineva đã xác lập kỷ lục, đạt tầm bắn 11.547km.
Sau khi trở lại phục vụ, tàu ngầm K-114 Tula có thể mang hệ thống tên lửa liên lục địa R-29RMU2.1 mới đưa vào phục vụ năm 2014, đạt tầm bắn 11.000-12.00km, có khả năng mang tới 12 đầu đạn hạt nhân dẫn hướng độc lập (gấp 3 lần R-29RMU và R-29RM).
Ngoài hệ thống phóng đứng VLS chứa tên lửa Sineva, K-114 Tula còn có 4 ống phóng ngư lôi 533mm có thể phóng tên lửa chống hạm RPK-6 Vodopad có tầm bắn khoảng 120km, mang phần chiến đấu lắp ngư lôi 82R hoặc đầu đạn hạt nhân 90R.
Tàu ngầm K-114 Tula được trang bị hai lò phản ứng hạt nhân làm mát bằng nước cung cấp động lực cho tàu hoạt động suốt hàng chục năm. Con tàu có thể lặn sâu tối đa đến 400m, độ sâu hoạt động tốt là 320m, tốc độ hành trình khi lặn 24 hải lý/h.
Theo_Kiến Thức
Những cỗ máy răn đe hạt nhân đáng sợ nhất của Nga
Tên lửa liên lục địa R-36 Satan có tầm bắn 16.000 km mang theo 10 đầu đạn hạt nhân hay RS-24 Yars có thể ẩn hiện khôn lường là 2 trong số những vũ khí răn đe mạnh nhất của Nga.
R-36M, NATO định danh SS-18 Satan, là tên lửa đạn đạo liên lục địa lớn nhất thế giới. Quỷ Satan thuộc loại tên lửa nhiên liệu lỏng 2 giai đoạn. Tên lửa có trọng lượng phóng tới 209 tấn, tầm bắn tối đa tới 16.000 km. Điểm đáng sợ của R-36M là có thể mang theo 10 đầu đạn hạt nhân độc lập. SS-18 được phóng từ các silo cố định trong lòng đất. Ảnh: Military-today
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Delta-IV là biểu tượng thời Chiến tranh Lạnh giữa Mỹ và Liên Xô. Theo Global Security, Delta-IV là xương sống của lực lượng răn đe hạt nhân trên biển của Nga. Mỗi tàu ngầm được trang bị 16 tên lửa đạn đạo liên lục địa R-29RMU Sineva. Tên lửa có tầm bắn 11.457 km, mang theo 4 đầu đạn hạt nhân độc lập. Ảnh: Wikipedia
Tên lửa đạn đạo liên lục địa di động RT-12PM2 Topol-M là một sản phẩm của Viện Công nghệ nhiệt Moscow. Topol-M thuộc loại tên lửa nhiên liệu rắn 3 giai đoạn. Ống phóng lắp trên khung gầm xe chuyên dụng MZKT-79221 mang lại khả năng cơ động rất cao. Tên lửa có tầm bắn tối đa 11.000 km mang theo đầu đạn hạt nhân 800 Kt. Ảnh: RT
Máy bay ném bom chiến lược Tu-160 Blackjack. Phi cơ được thiết kế kiểu "cánh cụp - cánh xòe" cho phép đạt tốc độ siêu âm 2.220 km/h. Vũ khí đáng sợ nhất của Tu-160 là 12 tên lửa hành trình tấn công mặt đất Kh-55SM. Tên lửa có thể mang đầu đạn hạt nhân chiến thuật 200 kt, tầm bắn tối đa 2.500 km. Ảnh: Obris Xem thêm: Tu-95 phóng tên lửa diệt mục tiêu
Tuy có thời gian hoạt động trên 50 năm, song Tu-95 Bear vẫn là trụ cột trong sức mạnh răn đe hạt nhân đường không của Nga. Tu-95 có thể mang theo tải trọng 15 tấn vũ khí, đặc biệt là tên lửa hành trình Kh-55SM hoặc tên lửa hạt nhân chiến thuật Kh-20. Không quân Nga đang tiến hành hiện đại hóa Tu-95MS lên các tiêu chuẩn mới hiện đại hơn để kéo dài thời gian sử dụng phi cơ này đến khoảng năm 2040. Ảnh: Theaviationist Xem thêm: Máy bay ném bom chiến lược siêu âm Tu-160 bay lượn
Đề án 955 Borei là loại tàu ngầm hạt nhân chiến lược đầu tiên được chế tạo dưới thời hậu Xô Viết. Người ta trang bị cho tàu rất nhiều công nghệ tối tân, như hệ thống bơm phun cho phép hoạt động êm hơn cùng hệ thống định vị thủy âm hiện đại. Vũ khí chính của tàu là 16 tên lửa liên lục địa RSM-56 Bulava, tên lửa có tầm bắn tối đa 10.000 km mang theo 6-10 đầu đạn hạt nhân độc lập. Ảnh: Warfare
RS-24 Yars là cỗ máy răn đe hạt nhân mới và đáng sợ nhất của Nga. Moscow phát triển vũ khí này nhằm xuyên thủng lá chắn tên lửa Mỹ triển khai ở châu Âu.Tên lửa có tầm bắn 11.000 km mang theo 4-6 đầu đạn hạt nhân độc lập. Điểm đáng sợ của RS-24 là khả năng "thoắt ẩn, thoắt hiện" khiến đối phương không thể lần theo. Ảnh: Vitaly V. Kuzmin
Nhằm đảm bảo cho khả năng hoạt động của hệ thống tên lửa đạn đạo liên lục địa Topol-M, các binh sĩ trẻ của sư đoàn Vệ binh Số 7 thuộc Lực lượng tên lửa chiến lược Nga phải thường xuyên tập luyện phóng, bảo vệ, bảo trì và kiểm tra mức độ rò rỉ phóng xạ.
Theo_Zing News
Tàu ngầm hạt nhân INS Arihan đã sẵn sàng trực chiến Theo Thời báo Kinh tế Ấn Độ (ET), Hải quân Ấn Độ đã thử nghiệm thành công nhiều loại vũ khí trên tàu ngầm INS Arihan do nước này tự đóng. Thành công ngoài mong đợi Để phục vụ quá trình thử nghiệm, tàu hỗ trợ lặn của Nga là EFS Epron chuyển đến từ ngày 1/10/2015 cùng Arihant lặn và kiểm tra...