Tàu ngầm hạt nhân “Kazan” – kẻ thù mạnh nhất đối với Hải quân Mỹ
Theo tạp chí National Interest của Mỹ thì tàu ngầm hạt nhân “Kazan” của Nga chính là mối đe dọa lớn nhất đối với hạm đội hải quân Mỹ.
Tờ tạp chí lý giải về việc này, rằng tàu ngầm hạt nhân K-561 “Kazan” (đề án 08851, “Yasen-M”) cách đây không lâu đã tiến hành thử nghiệm trên biển, và sẽ được biên chế cho Hạm đội hải quân Nga trong năm 2019. Và “Kazan” sẽ trở thành “đối thủ ghê gớm nhất” khi một lúc nào đó nó đối đầu với Lực lượng hải quân Mỹ.
Ngoài tàu ngầm hạt nhân “Kazan” thì “người tiền nhiệm” của nó là tàu ngầm mang tên lửa “Severodvinsk” cũng được tác giả bài viết nhắc đến, đây là tàu ngầm được đóng từ năm 1993 và đã đưa vào phục vụ từ năm 2013.
Theo chuyên gia quân sự của Mỹ, nếu nhìn vào lượng tiền đầu tư của Nga cho tàu ngầm, thì rõ ràng Nga đang nỗ lực tăng cường sức mạnh hạm đội tàu ngầm.
“Kazan” là một minh chứng về nỗ lực hoàn thiện công nghệ tàu ngầm của Nga. Có thể thấy, tàu ngầm mới ngắn hơn 10 m so với người tiền nhiệm của nó, tuy nhiên nó lại được trang bị những hệ thống tên lửa mạnh hơn.
Tàu ngầm hạt nhân “Kazan” là tàu ngầm đa nhiệm với mức choán nước khi nổi là 8 600 tấn, khi lặn là 13 800 tấn; chiều dài tàu 120 m; chiều rộng 13 m; chiều cao 9,4 m; tốc độ trên mặt nước đạt 16 hải lý, dưới mặt nước đạt 31 hải lý; có khả năng lặn sâu 600 m; thủy thủ đoàn gồm 90 người.
Nguyễn Diệp
Theo giaoducthoidai/Topwar.ru
NATO quay cuồng tìm cách khắc chế vũ khí 'ngày tận thế' Nga
Hải quân Mỹ và Anh đang nghiên cứu cách đối phó ngư lôi không người lái hạt nhân Poseidon của Nga bằng phương pháp kết hợp sử dụng hệ thống cảm biến ngầm dưới nước và máy bay săn ngầm. Nhưng liệu có khả thi?
Video đang HOT
Những thông tin đầu tiên về tàu lặn không người lái (UUV) Poseidon hay còn có tên mã Status-6 của Nga được thế giới biết đến lần đầu trong bản tin của kênh truyền hình Nga hồi tháng 11-2015. Truyền thông phương Tây sau đó mệnh danh tàu lặn không người lái hạt nhân này là một vũ khí tuyệt mật.
Chỉ tới tháng 3-2018, trong Thông điệp liên bang, Tổng thống Nga Vladimir Putin mới chính thức xác nhận sự tồn tại của Status-6 và nó đã được hoàn thiện để mang tên chính thức là Poseidon.
Ảnh chụp màn hình về vũ khí Status-6 của Nga từ kênh truyền hình NTV của Nga. Ảnh: Newsweek
"Nga đang phát triển phương tiện lặn không người lái đặc biệt, có khả năng hoạt động ở độ sâu lớn. Nó có tốc độ lớn hơn nhiều so với các loại ngư lôi và tàu ngầm hiện đại nhất hiện nay, cũng như tầm hoạt động tương đương với các loại vũ khí liên lục địa" - Tổng thống Putin nhấn mạnh về sự đặc biệt của vũ khí Poseidon.
Sự tồn tại với các tính năng đặc biệt của một không hai của Poseidon khiến giới chức NATO kinh ngạc. Tháng 4-2018, một số chuyên gia quân sự Anh đã đặt biệt danh cho Poseidon là vũ khí "Ngày khải huyền" (ngày tận thế trong Kinh thánh).
Mục tiêu chính của vũ khí Poseidon chính là đưa vũ khí hạt nhân có sức công phá lớn áp sát vùng duyên hải của quốc gia đối địch. Việc kích hoạt một vụ nổ hạt nhân có sức mạnh hàng Megatone sẽ tạo ra sóng thần, ô nhiễm phóng xạ phá hủy hoặc làm thiệt hại nặng các cơ sở quân sự, dân sự ven bờ của đối phương. Ngoài ra, Poseidon Nga còn có mục tiêu khác nữa là tấn công nhóm tàu sân bay của đối phương.
Dù quá trình thử Status-6 được giữ bí mật nhưng nhiều thông tin về quá trình này cũng từng bị rò rỉ. Ngày 8-12-2016, tình báo Mỹ đã công bố báo cáo về vụ thử vũ khí đặc biệt của Nga.
Theo đó, ngày 27-11, Nga đã tiến hành một vụ thử UUV chạy bằng năng lượng hạt nhân, được phóng từ tàu ngầm lớp B-90 Sarov. Với những thông tin ghi nhận được, tháng 3-2018, Lầu Năm Góc chính thức xếp vũ khí Status-6 vào "bộ ba hạt nhân" chiến lược của Nga trong báo cáo về các mối đe dọa hạt nhân nhằm vào lãnh thổ nước Mỹ.
Vũ khí "ngày tận thế" chạy bằng năng lượng hạt nhân Poseidon được Tổng thống Putin xác nhận hồi đầu tháng 3. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga
Đến nay các thông số kỹ thuật của vũ khí ngày tận thế Poseidon vẫn là thông tin bí mật. Những gì được biết đến nay là Poseidon dài tới 19 m và thân rộng 2 m. Những thông tin lộ lọt trong quá khứ từng xác định Poseidon có thể mang theo đầu đạn nhiệt hạch 100 Megatone để tạo ra các đợt sóng thần cực mạnh, cũng như bụi phóng xạ nhằm vào các vị trí ven biển chiến lược của đối phương.
Các thông tin mới nhất xác định lại rằng Poseidon thực tế chỉ mang đầu đạn hạt nhân khoảng 2 Megatone nhưng hiệu quả tấn công không thua kém so với con số 100 Megatone. Nếu vũ khí Poseidon được sử dụng để chống lại các nhóm tàu sân bay, vụ nổ vũ khí hạt nhân của nó mang theo vẫn đủ để quét sạch mọi vật thể trên mặt biển trong bán kính vài km.
Một số nguồn tin của hải quân Mỹ cho rằng Poseidon có thể đạt vận tốc di chuyển tới 70 hải lý/giờ nhờ công nghệ siêu khoang. Tốc độ này nhanh hơn bất kỳ vũ khí săn ngầm nào Mỹ và NATO có trong tay. Độ sâu hoạt động của vũ khí "ngày tận thế" là 1.000 m. Đây cũng là con số khó có thể với tới của các loại vũ khí săn ngầm của Mỹ và đồng minh.
Phương án nào cũng không khả thi
Theo Covert Shores - cổng thông tin Hải quân Mỹ, việc phát hiện và ngăn chặn vũ khí "ngày tận thế" của Nga có thể được thực hiện với sự hỗ trợ của tàu săn ngầm không người lái ACTUV.
ACTUV vốn là nền tảng thiết bị lặn không người lái đa dụng với mục đích phát hiện và theo dõi tàu ngầm đối phương nhờ sử dụng chế độ định vị sóng âm. Vốn là một sản phẩm của Cơ quan phụ trách Các dự án tương lai (DAPRA) thuộc Lầu Năm góc, ACTUV được kỳ vọng sẽ đưa tác chiến săn ngầm của Hải quân Mỹ lên tầm cao mới.
Để phát hiện Poseidon, ACTUV sử dụng hàng loạt phao thủy âm tạo ra "lưới bẫy" để xác định vị trí vũ khí Nga. Theo Covert Shores, những phao thủy âm này có thể được thả xuống biển từ các máy bay tuần tiễu chống ngầm Boeing P-8 Poseidon.
Tàu hải quân Sea Hunter của Mỹ. Ảnh: RT
Ngoài ra, Mỹ còn có thể sử dụng mạng lưới cảnh báo dưới nước SOSUS nhưng do việc triển khai hệ thống này còn khá mỏng nên hiệu quả phát hiện và đánh dấu mục tiêu cỡ như Poseidon không cao.
SOSUS là hệ thống giám sát âm thanh của Mỹ dành cho phát hiện và nhận diện tàu ngầm. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng SOSUS sẽ chỉ được triển khai ở những mặt trận như điểm yết hầu GIUK giữa Greenland, Iceland và Anh, dọc theo phòng tuyến North Cape-quần đảo Medvezhy, ở eo biển Đan Mạch và ở một vài nơi khác. Vì vậy, thật sai lầm khi tin rằng hệ thống SOSUS có thể được triển khai mở mọi đại dương trên thế giới.
Một vấn đề khác nữa là để có thể phát hiện được các mục tiêu hoạt động dưới nước, việc quan trọng nhất là phải có thông tin tình báo về khu vực mà vật thể đó hoạt động. Tuy nhiên, điều này không khả thi với Poseidon vì tốc độ di chuyển rất nhanh dưới nước.
"Tốc độ của Poseidon đã chạm tới ngưỡng của các vật thể hoạt động dưới nước do con người tạo ra" - Phó Đô đốc Arkady Syroezhko, nguyên lãnh đạo Cơ quan hoạch định kế hoạch tác chiến Bộ Tổng tham mưu Quân đội Nga đánh giá.
Theo ông Syroezhko, phát hiện ra Poseidon là một chuyện, để ngăn chặn nó là điều khó khăn gấp bội. Đối với thiết bị lặn có tốc độ cao, độ sâu hoạt động lớn như Poseidon, để ngăn chặn cần có lực lượng hùng hậu và luôn ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao. Việc này có thể tạo ra sức ép ngân sách quốc phòng khổng lồ, không thể chấp nhận, kể cả với Mỹ.
"Ngư lôi duy nhất của NATO có thể xuống tới độ sâu 1.000 m là MU90/IMPACT. Tuy nhiên, kể cả xuống được độ sâu đó, ngư lôi của NATO cũng không thể đuổi kịp thiết bị lặn Poseidon của Nga. Nó bơi quá nhanh!" - phó giám đốc Trung tâm phân tích Chiến lược và Công nghệ Nga, Konstantin Makienko nhận xét.
Chuyên gia Makienko nhấn mạnh mỗi ngư lôi MU90/IMPACT có giá tới hơn 2 triệu USD nhưng tốc độ của nó ở điều kiện tối ưu cũng chỉ đạt 92 km/giờ, chậm hơn đáng kể so với Poseidon. Việc thua kém về kỹ thuật, khiến ngư lôi MU90/IMPACT rất khó có thể đánh chặn được thiết bị lặn Poseidon của Nga.
Ngư lôi nhanh nhất hiện nay của Mỹ là Mk54 cũng chỉ có vận tốc tối đa là 74 km/giờ. Nếu sử dụng ngư lôi này để đánh chặn Poseidon thì cũng giống như cuộc đua giữa rùa và thỏ dưới lòng biển, ông Makienko nói.
"Rõ ràng nếu không có những thử nghiệm thực tế chứng minh Mỹ và NATO có trong tay vũ khí có thể ngăn chặn được Poseidon thì nó vẫn xứng đáng với biệt danh vũ khí "ngày tận thế"" - chuyên gia Makienko nhấn mạnh.
NGỌC NHƯ
Theo PLO
Nga triển khai tên lửa gần Syria, Mỹ tuyên bố sẵn sàng ứng phó Hải quân Mỹ tuyên bố sẵn sàng bảo vệ các lợi ích của Washington trong khu vực sau khi Tổng thống Vladimir Putin thông báo các tàu chiến Nga mang tên lửa sẽ trực chiến 24/7 trên biển Địa Trung Hải. Tên lửa hành trình Kalibr tấn công mục tiêu khủng bố tại Syria (Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga) "Lực lượng hải quân...