Tàu khu trục của Anh hộ tống tàu sân bay của Pháp chống IS
Tàu khu trục HMS Defender của Hải quân Hoàng gia Anh đã tham gia đội tàu hộ tống tàu sân bay của Pháp đến Ấn Độ Dương để tiêu diệt IS.
Tàu khu trục của Hải quân Hoàng gia Anh hộ tống tàu sân bay Charles de Gaulle của Pháp.
HMS Defender là tàu khu trục lớp Type 45 của Hải quân Hoàng gia Anh. Nó có khả năng kiểm soát không phận trên một khu vực rộng lớn trải dài 150.000 dặm vuông – gấp đôi kích thước của Bồ Đào Nha.
Tàu khu trực HMS Defender đã đến vùng Vịnh vào tháng 11 cùng với một máy bay trực thăng Lynx Mark 8 và Thủy quân lục chiến Hoàng gia – lực lượng giúp tiến hành các hoạt động an ninh hàng hải trong khu vực.
Đồng thời, tàu khu trục cũng sẽ được dùng để triển khai các hoạt động như giăng bẫy bọn cướp biển và buôn lậu ma túy hoạt động tại khu vực biển gần Somalia.
Để hỗ trợ cho hoạt động tấn công nhằm tiêu diệt Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS, tàu khu trục được sử dụng để bảo vệ tàu sân bay Charles de Gaulle của hải quân Pháp với máy bay không người lái, máy bay chiến đấu và các loại tên lửa siêu âm.
Tàu sân bay Charles de Gaulle là tàu sân bay hạt nhân duy nhất của Pháp, hạ thủy năm 1994 và chính thức bàn giao cho Hải quân Pháp năm 2000. Tàu được trang bị vũ khí hiện đại và có thể chở khối lượng lớn vũ khí và nhiên liệu.
Video đang HOT
Tổng thống Pháp quyết định gửi tàu sân bay Charles de Gaulle đến với hi vọng giúp Pháp hợp tác hiệu quả hơn với các nước đồng minh chống IS. Ngoài tàu khu trục của Anh, tàu sân bay còn được hộ tống bởi một tàu khu trục phòng không, một tàu khu trục chống ngầm, một tàu tiếp dầu, một tàu ngầm hạt nhân tấn công, và tàu của các nước khác.
Theo PHƯƠNG PHƯƠNG (Theo Express)
Dàn vũ khí gần 2 tỷ USD Mỹ sắp bán cho Đài Loan
Gói vũ khí mà Mỹ sắp bán cho Đài Loan gồm hai tàu hộ tống, tàu đổ bộ tấn công, tên lửa chống tăng, radar, hệ thống chỉ huy, trinh sát, phòng không tầm gần.
Tàu hộ tống lớp Perry của Đài Loan diễn tập phóng tên lửa chống ngầm. Ảnh: CNA
Ngày 16/12, chính phủ Mỹ đã thông báo với Quốc hội nước này về kế hoạch bán gói vũ khí trị giá 1,83 tỷ USD cho Đài Loan, trong bối cảnh quan hệ Mỹ và Trung Quốc đang ngày càng căng thẳng vì những hoạt động cải tạo, bồi đắp đảo nhân tạo trái phép của Trung Quốc trên Biển Đông, theoReuters.
Tuyên bố này được Nhà Trắng đưa ra một năm sau khi Quốc hội Mỹ thông qua đạo luật cho phép bán số vũ khí này cho Đài Loan. Đây là lô hàng vũ khí lớn đầu tiên mà Mỹ bán cho Đài Loan trong hơn 4 năm qua.
Theo đó, Mỹ sẽ bán cho Đài Loan hai tàu hộ tống lớp Perry theo Điều khoản Quốc phòng Phụ trội. Theo website của Cục Hợp tác An ninh Quốc phòng Mỹ, mỗi tàu hộ tống lớp Perry sẽ được trang bị hệ thống kiểm soát hỏa lực MK-92 Mod 6, hệ thống tác chiến chống ngầm SQQ-89V, pháo MK-75 76 mm, hệ thống phòng không tầm gần Phalanx 20 mm, hệ thống phóng tên lửa dẫn đường MK-13, hệ thống tác chiến điện tử AN/SLQ-32, radar SPS-49, thiết bị thủy âm kéo SQR-19 cùng các phụ tùng kèm theo.
Tàu hộ tống lớp Perry là một loại tàu chiến cỡ nhỏ giá rẻ được Mỹ thiết kế và chế tạo từ thập niên 1970 để bảo vệ các tàu đổ bộ hoặc tham gia vào cụm tàu sân bay chiến đấu. Tàu có chiều dài 136 m, rộng 14 m, lượng giãn nước 4.200 tấn, thủy thủ đoàn 176 người. Với hai động cơ General Electric LM2500-30, tàu có thể đạt tốc độ tối đa 29 hải lý/giờ, tầm hoạt động 4.500 hải lý.
Sau hơn 40 năm phục vụ trong hải quân Mỹ, đội tàu hộ tống lớp Perry đang được cho về hưu để nhường chỗ cho tàu khu trục tên lửa lớp Arleigh Burke hiện đại hơn. Thay vì xẻ thịt số tàu chiến về hưu này, Mỹ thường sẽ xem xét bán lại cho các nước đồng minh với giá rẻ trong những thỏa thuận đôi bên cùng có lợi.
Trước khi được bán lại cho các nước và vùng lãnh thổ, các tàu hộ tống này sẽ được các công ty quốc phòng Mỹ sửa chữa, tân trang và trang bị các hệ thống vũ khí phù hợp nhằm kéo dài thêm thời gian phục vụ, để lực lượng hải quân tiếp nhận tàu có thể sử dụng các hệ thống chiến đấu theo tiêu chuẩn Mỹ. Hiện có 6 quốc gia, vùng lãnh thổ là Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Lan, Pakistan, Ai Cập, Bahrain và Đài Loan đang sử dụng loại tàu hộ tống lớp Perry theo các hợp đồng chuyển giao tàu cũ.
Ngoài ra, Bộ Ngoại giao Mỹ cũng phê chuẩn cung cấp cho Đài Loan tên lửa chống tăng Javelin, tên lửa chống tăng TOW 2B và tàu đổ bộ tấn công AAV-7. Mỹ cũng sẽ bán cho Đài Loan các hệ thống chỉ huy, trinh sát, kiểm soát Syun-An C4ISR, hệ thống Link 11/Link 16 trên tàu hải quân, các gói nâng cấp radar MIDS/NTAMS/Fuzes cho chiến đấu cơ F-16, các hệ thống phòng không tầm gần Phalanx và tên lửa đất đối không Stinger.
"Gói vũ khí này sẽ giúp Đài Loan tăng cường năng lực phòng thủ theo cách sáng tạo và phi đối xứng", ông David McKeeby, người phát ngôn Cục Chính trị-Quân sự thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ, cho biết. "Thông báo này phù hợp với Đạo luật về Quan hệ với Đài Loan, cũng như sự ủng hộ của chúng tôi đối với Đài Loan trong việc duy trì khả năng tự vệ thích hợp".
Ông McKeeby nhấn mạnh rằng gói vũ khí này sẽ không làm thay đổi chính sách "một Trung Quốc" của Mỹ. Tuy nhiên, kế hoạch này đã vấp phải phản ứng quyết liệt của phía Trung Quốc. "Chúng tôi kiên quyết phản đối việc bán vũ khí hoặc công nghệ quân sự cho Đài Loan do bất kỳ quốc gia nào thực hiện, dưới bất kỳ hình thức hoặc lý do nào", Mã Hiểu Quang, phát ngôn viên văn phòng chính phủ Trung Quốc về các vấn đề Đài Loan, tuyên bố.
Vũ khí thuần phòng thủ
Theo giới phân tích, hợp đồng trị giá 1,83 tỷ USD lần này khá khiêm tốn về quy mô và sức mạnh hỏa lực nếu so với gói vũ khí trị giá 5,9 tỷ USD mà Mỹ bán cho Đài Loan cách đây 4 năm, hay số chiến đấu cơ F-16 trị giá 6 tỷ USD được bán vào năm 2010.
Tên lửa chống tăng Javelin, một loại vũ khí phòng thủ Mỹ đồng ý bán cho Đài Loan. Ảnh: Force.TV
Các chuyên gia phân tích quân sự chỉ ra rằng trong số vũ khí mà Mỹ đồng ý bán cho Đài Loan lần này hoàn toàn không có loại nào có thể hỗ trợ cho chương trình tàu ngầm diesel-điện mà Đài Loan đang thực hiện để thay thế hai tàu ngầm cũ kỹ lớp Hai-lang mua của Hà Lan từ thập niên 1980, và yêu cầu mua chiến đấu cơ thế hệ tiếp theo của Đài Loan cũng không được đả động đến.
"Số vũ khí trong danh sách này chỉ đơn thuần phục vụ mục đích phòng thủ", ông Eric Wertheim, chuyên gia phân tích hải quân Mỹ, phát biểu với trang USNI News hôm 16/12. "Rõ ràng là Mỹ không muốn làm Trung Quốc phật ý với việc cung cấp cho Đài Loan bất cứ thứ gì bị coi là ảnh hưởng đến thế cân bằng quyền lực trong khu vực hay mang tính tấn công".
Trong suốt 4 năm qua, chính phủ Mỹ không hề bán bất cứ loại vũ khí nào cho Đài Loan, bất chấp những lời chỉ trích từ phía Quốc hội. Hồi đầu năm, Bộ Quốc phòng Đài Loan tuyên bố sẽ theo đuổi chương trình tàu ngầm riêng, sau khi Mỹ không có động thái thực hiện thỏa thuận cung cấp tàu ngầm được nhất trí dưới thời tổng thống George W. Bush.
Hồi tháng trước, thượng nghị sĩ John McCain đã viết thư đến Nhà Trắng bày tỏ quan ngại rằng Mỹ đã không tích cực trong việc hỗ trợ Đài Loan trong bối cảnh Trung Quốc đang phát triển lực lượng quân sự rất nhanh.
"Nếu không có sự hỗ trợ này, quân đội Đài Loan sẽ tiếp tục thiếu nguồn lực và không thể duy trì khả năng răn đe đáng tin cậy trước mối đe dọa từ Trung Quốc (đại lục), đặc biệt là khi nguồn lực quốc phòng hạn chế của họ đang gặp khó khăn vì chi phí cho nhân lực ngày càng tăng", ông McCain nhấn mạnh.
Việt Dũng
Theo VNE
Diễn biến tình hình Syria: Nga đánh 212 mục tiêu trên 7 tỉnh Syria Bộ Quốc phòng Nga ngày 16/12/2015 cho biết, trong vòng 24 giờ qua Không quân Nga đã tiến hành 59 lần xuất kích, đánh trúng 212 mục tiêu của IS trên địa bản 7 tỉnh của Syria. Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkov cho hay, 7 tỉnh có IS mà các máy bay chiến đấu của Nga vừa tiến hành...