Tàu không gian SpaceX chở lửa và chuột lên Trạm Vũ trụ Quốc tế
Ngày 4/12, tên lửa Falcon 9 của SpaceX sẽ chở khoang Dragon chứa đầy hàng tiếp tế và các dụng cụ thí nghiệm đặc biệt lên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS).
Theo Wired, đây là chuyến bay thứ 19 của SpaceX tới ISS theo chương trình của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA). Sau khi chở hàng lên ISS, tên lửa Falcon 9 theo kế hoạch sẽ hạ cánh trên một tàu thủy ở Đại Tây Dương. Khoang Dragon sẽ trở lại Trái Đất sau một tháng.
Các công cụ thí nghiệm khoa học chiếm 30% khối lượng hàng hóa được chở tới trạm nghiên cứu bay trên quỹ đạo Trái Đất. Các phi hành gia trên ISS sẽ dùng thiết bị để nghiên cứu hành vi của lửa ở điều kiện phi trọng lực.
Một tên lửa Falcon 9 của SpaceX rời bệ phóng. Ảnh: SpaceX.
Như vậy, nhóm phi hành gia sẽ châm lửa trên ISS. Nghe có vẻ rất nguy hiểm, nhưng thí nghiệm này được thực hiện trong môi trường khép kín và rất ít có khả năng ngọn lửa lan rộng.
Nếu hiểu rõ hơn về hành vi của lửa, các nhà nghiên cứu hi vọng sẽ hạn chế được hậu quả của hỏa hoạn dưới mặt đất.
40 con chuột sẽ được sử dụng để nghiên cứu cơ bắp thoái hóa như thế nào trong không gian vũ trụ. Các phi hành gia từng làm việc trên ISS đều bị thoái hóa cơ bắp và xương.
Với thí nghiệm này, giới khoa học kỳ vọng sẽ tìm ra cách ngăn chặn tình trạng thoái hóa cơ bắp và xương.
Video đang HOT
Và hãng bia Budweiser gửi hạt lúa mạch để các phi hành gia nghiên cứu môi trường vũ trụ ảnh hưởng thế nào đến quá trình nảy mầm của hạt giống. Đây là một phần trong dự án “sản xuất bia trên Hỏa tinh”.
Theo news.zing.vn
Sự thực đâu mới là loài chim lớn nhất thế giới?
Lạc đà có phải là loài chim lớn nhất thế giới? Câu trả lời sẽ có ngay dưới đây.
Dư luận đang xôn xao với thông tin lạc đà là loài chim lớn nhất thế giới được ghi trong một quyển sách khám phá khoa học dành cho trẻ em, trong khi đó theo hiểu biết chung của nhiều người, lạc đà lại không phải là một loài chim, cũng như không nằm trong bộ gia cầm mà là một loài động vật có vú.
Theo tìm hiểu, lạc đà là tên gọi hai loài động vật guốc chẵn lớn trong chi Camelus, là Lạc đà một bướu và Lạc đà hai bướu. Cả hai loài này có nguồn gốc từ các vùng sa mạc của châu Á và Bắc Phi. Đây là loài động vật lớn nhất sống được trên sa mạc và các vùng khô cằn thiếu nước uống. Tất nhiên, chúng chẳng hề liên quan đến họ hàng nhà chim.
Vậy loài chim lớn nhất thế giới là loài nào? Câu trả lời chính là đà điểu châu Phi. Đà điểu châu Phi, tên khoa học là Struthio camelus, là một loài chim chạy có nguồn gốc từ châu Phi. Nó là loài còn sinh tồn duy nhất của họ Struthionidae, chi Struthio.
Được mệnh danh là loài chim còn sống lớn nhất thế giới, đà điểu châu Phi khi trưởng thành có thể nặng từ 90 đến 130kg, có con nặng tới 155kg, cao từ 1,7m đến 2,7m, thực sự mới là một loài chim khổng lồ trên thế giới.
Thú vị hơn, mặc dù chẳng liên quan đến lạc đà nhưng tên khoa học Struthio camelus của loài chim lớn nhất thế giới này lại bắt nguồn từ từ kamelos trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là "lạc đà". Chính vì vậy, chúng còn được gọi là "chim lạc đà".
Cũng có những điểm thú vị ở hai loài động vật này trùng hợp rất giống nhau. Cả lạc đà và đà điểu đều có một chiếc cổ dài, cơ bắp phát triển, khả năng chịu đựng nắng nóng khô hạn và lông mi rất dày, rậm để chắn nắng.
Cả hai loài động vật đều không thể bay, lạc đà thì đương nhiên không thể vì chúng không sở hữu bất cứ bộ phận cơ thể nào có thể giúp chúng thực hiện ước mơ bay lượn trên bầu trời. Đà điểu được xếp vào bộ chim chạy là có lý do của nó, cánh của chúng thoái hóa, tiêu biến nhỏ đi, không thể nâng cơ thể khổng lồ của nó bay lên mặt đất dù chỉ 1cm.
Bù lại đà điểu chạy rất nhanh, vận tốc của chúng có thể lên đến 70km/h, thời gian tăng tốc không đáng kể. Lạc đà cũng không kém cạnh với vận tốc khoảng 65km/h và có thể duy trì liên tục vận tốc 40km/h.
(Theo Djringer)
Mặc dù vậy, theo các dẫn chứng khoa học, đà điểu mới là loài chim lớn nhất thế giới. Hơn nữa, đà điểu và lạc đà thực sự là hai loài riêng biệt, không có chung nhánh tiến hóa hay nguồn gốc tổ tiên.
(Theo Djringer)
Loài chim khổng lồ này sống theo từng nhóm 5-50 con, du cư theo những loài thú ăn cỏ khác như ngựa vằn hay linh dương. Chúng ăn chủ yếu là hạt hay cây cỏ, đôi khi chúng ăn cả những động vật nhỏ như cào cào. Không có răng, chúng phải nuốt sỏi để giúp cho việc nghiền thức ăn trong mề.
Đặc biệt là, đà điểu có thể đi trong một thời gian dài không cần đến nước, mà chỉ dựa vào độ ẩm của những cây cỏ chúng nuốt vào. Tuy nhiên chúng thích nước và thường hay tắm nếu có điều kiện. Với khả năng nghe và nhìn thính nhạy, chúng có thể phát hiện những loài thú săn mồi như sư tử từ khoảng cách xa.
Đinh Ngân
Theo Kiến thức
Cứ cái đà coi thường sức khỏe, 20 năm nữa chị em công sở sẽ tàn tạ y như bức tượng đáng sợ này Cứ cái đà này không sớm thì muộn chúng ta cũng sẽ bị như thế đó các chị em ạ! Mô hình "Emma" được tạo ra bởi các nhà khoa học lột tả hình ảnh dân công sở rất đáng sợ trong 20 năm nữa! Mô hình dân công sở trong 20 năm nữa sẽ như thế nào? Theo nghiên cứu, nếu còn...