Tàu Hải quân Trung Quốc cản trở tàu cứu nạn Việt Nam đi cứu ngư dân
Trưa 2/6, tàu SAR 274 đã về đến cầu cảng Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải 2 và chuyển thuyền viên quốc tịch người Ấn Độ bị đau tim đến bệnh viện cấp cứu.
Trước đó, vào lúc 23h ngày 1/6, tàu HANJIN CALIFORNIA (quốc tịch Liberia) đang hành trình từ Trung Quốc đi Singapore, tại tọa độ 16019N – 111001E (cách Đà Nẵng khoảng 160 hải lý) thì thuyền viên Chatterjee Tuhindra Nath (58 tuổi, quốc tịch Ấn Độ) bị đau tim.
Trước tình trạng nguy hiểm đến tính mạng của nạn nhân, Tổng Giám đốc Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam điều động tàu SAR 274 tại Đà Nẵng đi cứu nạn.
Tàu SAR 274 đã đưa thuyền viên quốc tịch Ấn Độ vào bờ và chuyển đến bệnh viện cấp cứu
Lúc 0h30 ngày 2/6, tàu SAR 274 rời cầu cảng, cùng đi với tàu có 2 bác sỹ của Trung tâm cấp cứu y tế thành phố Đà Nẵng. Đến 6h cùng ngày tiếp cận tàu bị nạn và tiến hành chuyển bệnh nhân sang để bác sỹ cấp cứu. Tàu SAR 274 nhanh chóng chuyển hướng hành trình đưa bệnh nhân về Đà Nẵng và đến 11h giờ ngày 2/6 thì cập cảng và chuyển thuyền viên bị nạn vào bệnh viện điều trị.
Trước đó vào 17h40 ngày 30/5, Trung tâm cũng nhận được thông tin từ tàu QNa 90927 TS do ông Trần Tấn Sinh làm chủ tàu kiêm thuyền trưởng báo, vào lúc 18h ngày 29/5, khi đang hành nghề tại vùng biển có tọa độ 15005N – 115012 E (phía Đông Nam quần đảo Hoàng Sa, cách Đà Nẵng khoảng 410 hải lý) thì thuyền viên tên Phạm Thanh Ngọc sinh (năm 1968) khó thở, sức khỏe yếu.
Video đang HOT
Ngay sau khi nhận được thông tin, Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực 2 (Trung tâm II) đã kết nối với Trung tâm cấp cứu y tế Đà Nẵng để bác sỹ hướng dẫn sơ cứu cho bệnh nhân. Theo chẩn đoán, bệnh nhân bị tái phát bệnh suy tim. Trung tâm II yêu cầu tàu giữ liên lạc thường xuyên để cập nhật tình hình bệnh nhân đồng thời báo cáo Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam và các đơn vị liên quan để phối hợp hỗ trợ.
Đến 13h20 ngày 31/5, bệnh nhân bị choáng, chân sưng (phù), bụng to, ho nhiều, khó thở.
Trước tình trạng nguy hiểm đến tính mạng của nạn nhân, Tổng Giám đốc Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam điều động tàu SAR 412 tại Đà Nẵng đi cứu nạn.
Lúc 14h20 ngày 31/5, tàu SAR 412 rời cầu cảng, đến 5h30 ngày 1/6 tiếp cận tàu bị nạn và tiến hành chuyển bệnh nhân sang tàu SAR 412 để bác sỹ cấp cứu. Tình trạng bệnh nhân rất nguy kịch, phải cho thở bằng oxy, tàu SAR412 nhanh chóng chuyển hướng hành trình đưa bệnh nhân về Đà Nẵng.
Đến 19h30 ngày 1/6, tàu SAR 412 cập cảng Trung tâm II an toàn, tiến hành bàn giao nạn nhân cho các cơ quan liên quan theo đúng thủ tục.
Tuy nhiên, có một điều đặc biệt là khi hành trình ngang qua đảo Tri tôn thuộc quần đảo Hòang Sa, cả lúc đi và khi về, tàu SAR 412 đều gặp sự cản trở của tàu Hải quân Trung Quốc mang số hiệu 841.
“Chúng gọi qua máy thông tin liên lạc yêu cầu mình chuyển hướng chứ không được đi vào Hoàng Sa. Tuy nhiên, mình khẳng định, tàu mình là tàu cứu nạn Việt Nam đang làm nhiệm vụ nên không đổi hướng”, ông Phan Xuân Sơn – thuyền trưởng tàu SAR 412 cho biết.
Mặc dù sóng to gió lớn, đêm tối, lại thêm sự cản trở của tàu Hải quân Trung Quốc, song với tinh thần trách nhiệm phải nhanh chóng cứu sống bệnh nhân, tàu SAR412 đã vượt qua nguy hiểm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ nên đã được Bộ trưởng Đinh La Thăng động viên, khen ngợi.
Khánh Hồng
Theo Dantri
Mỹ công bố chi tiết vụ tàu hải quân chạm trán chiến đấu cơ Nga
Hạm đội 6 của Hải quân Mỹ ra thông cáo chi tiết về vụ chạm trán hồi cuối tuần trước. Theo đó, tàu khu trục Mỹ đang hoạt động trong vùng biển quốc tế ở Biển Đen khi gặp chiến đấu cơ của Nga và không có hành động gây hấn như báo chí Nga đăng tải.
Hải quân Mỹ bác thông tin tàu USS Ross có hành động gây hấn. (Ảnh: Sputnik)
Sputnik News dẫn thông cáo từ Hạm đội 6 hải quân Mỹ ngày 31/5 cho biết tàu khu trục USS Ross của lực lượng này đã giám sát các chuyến bay thường lệ của phi cơ Su-24 đang hoạt động trong vùng biển quốc tế của Nga và không có tương tác gì giữa hai phương tiện này.
"Tàu khu trục Ross đã tiếp tục nhiệm vụ sau khi giám sát máy bay quay trở lại căn cứ. Ross không có hành động gây hấn hay đi chệch lộ trình đã được lên kế hoạch", Hạm đội 6 cho biết trong thông cáo.
Thông cáo của Hải quân Mỹ nhấn mạnh hành động của các thủy thủ thuộc lực lượng này "luôn chuyên nghiệp và sẽ tiếp tục chuyên nghiệp". Dù vậy, thông cáo trên không giải thích phạm vi hoạt động theo kế hoạch của tàu khu trục Ross.
Trước đó, hãng thông tấn RIA của Nga cho biết ngày 30/5 các chiến đấu cơ Su-24 của Nga đã được cử đi để ngăn chặn tàu khu trục USS Ross trên Biển Đen. Nguồn tin từ lực lượng quân đội Nga tại Crimea đã thông báo cho RIA rằng tàu USS Ross đã "hành xử một cách hung hăng và gây hấn, khiến các trung tâm điều khiển và tàu thuyền trên Biển Đen lo ngại".
Theo RIA, tàu USS Ross đã buộc phải quay đầu trở lại vùng biển quốc tế và "hiển nhiên phía Mỹ vẫn chưa quên sự kiện vào tháng 4/2014 khi các máy bay Su-24 đã làm "sập nguồn" tất cả các thiết bị điện tử trên tàu khu trục mới nhất của Mỹ Donald Cook".
Phát ngôn viên Lầu Năm Góc Eileen Lainez mới đây xác nhận vụ việc nhưng cũng cho rằng USS Ross hoạt động trong vùng biển quốc tế và đây là hoạt động thường xuyên, phù hợp với luật pháp quốc tế. Phát ngôn viên Lainez nhấn mạnh việc triển khai tàu khu trục đến Biển Đen đã được thông báo công khai.
Vụ việc ngày 30/5 là sự kiện mới nhất trong chuỗi các cuộc chạm trán biên giới giữa Nga và phương Tây giữa bối cảnh căng thẳng xung quanh vấn đề Ukraine vẫn duy trì.
Vào đầu tháng 5, Anh và Thụy Điển cho biết đã cử các chiến đấu cơ để "hộ tống" các máy bay ném bom của Nga đang bay gần lãnh thổ hai nước.
Thoa Phạm
Theo Dantri/putnik
Báo Trung Quốc khoe khoang tàu hải quân thừa sức tiêu diệt chiến hạm Mỹ Dù thừa nhận tàu khu trục Type 054A của mình không đuổi kịp tàu tác chiến cận bờ USS Fort Worth của Mỹ nhưng trang tin Sina mới đây khoe khoang rằng tàu Trung Quốc hoàn toàn có thể bắn tên lửa hạ gục chiến hạm Mỹ. Một tàu khu trục Yancheng (Type 054A) của Trung Quốc. (Ảnh: WCT) Vào ngày 11/5 vừa...