Tàu Hải quân Ấn Độ thăm Việt Nam
Ngày 27-9, tàu khu trục Hải quân Ấn Độ Ins Rana gồm 360 sĩ quan, thủy thủ, do Đại tá Atul Deswal chỉ huy, đã cập Cảng Sài Gòn (TPHCM), bắt đầu chuyến thăm hữu nghị chính thức kéo dài 4 ngày tại Việt Nam.
Tàu khu trục Ins Rana dài 146,5m, rộng 15,8m, trọng tải hơn 5.000 tấn được trang bị hiện đại với tên lửa, ngư lôi cùng trực thăng; thực hiện các nhiệm vụ phòng không, tuần thám, đối hạm, săn ngầm.
Trong thời gian thăm TPHCM, sĩ quan và thủy thủ tàu khu trục Hải quân Ấn Độ Ins Rana sẽ đến viếng, đặt vòng hoa trước tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh (tại Công viên tượng đài Bác – phố đi bộ Nguyễn Huệ); chào xã giao lãnh đạo UBND TPHCM, Bộ Tư lệnh Quân khu 7; trao đổi chuyên môn và kinh nghiệm với các sĩ quan Hải quân Việt Nam…
VIỆT LÊ
Theo baodatviet
Video đang HOT
Mỹ đánh đắm tàu ngầm K-129 của Liên xô thế nào?
Dù mang theo cả tên lửa hạt nhân và ngư lôi hạng nặng nhưng tàu ngầm hạt nhân K-129 của Liên xô vẫn bị đánh đắm bằng cách không ngờ.
Theo những thông tin được tiết lộ sau nhiều năm chiếc tàu ngầm K-129 của Liên xô gặp nạn cho biết, ngày 28/12/1968, chiếc tàu ngầm thuộc Hạm đội Thái Bình Dương của Liên xô rời khỏi căn cứ đi thực hiện nhiệm vụ tuần tra. Trên con tàu lúc đó có mang theo 3 quả tên lửa đạn đạo kiểu R-13 mang đầu đạn hạt nhân cùng 2 quả ngư lôi đầu đạn thường khác.
Theo quy định của Hải quân Liên Xô, bất cứ con tàu nào khi đi thực hiện nhiệm vụ phải báo cáo tình hình về hành trình cũng như vị trí neo đậu tạm dừng của nó. Thế nhưng, vào ngày 8/3, không hiểu vì nguyên nhân gì mà chiếc tàu K-129 này lại không báo cáo tình hình về trung tâm chỉ huy căn cứ.
Tàu ngầm của Hải quân Liên xô.
Sau khi cố gắng xác định và liên lạc với con tàu nhưng vô ích, Hải quân Liên xô đi đến kết luận, chiếc tàu này đã bị mất tích. Ngay sau đó, trung tâm chỉ huy của hải quân Liên xô phát lệnh báo động và mở cuộc tìm kiếm quy mô nhưng vô ích.
Cũng trong thời gian này, Cục Tình báo hạm đội Thái Bình Dương nhận được một thông tin tình báo quan trọng. Thông tin này cho biết, khi chiếc tàu ngầm K-129 đang hoạt động ở eo biển Auankmsk thì chiếc tàu ngầm hạt nhân mang tên The Swordfish của Mỹ cũng đang ở gần đó và rất có thể nó đã bí mật theo dõi chiếc tàu ngầm của Liên Xô.
Từ ngày 11 đến ngày 12/3, chỉ 3 đến 4 ngày sau khi chiếc K-129 của Liên Xô bị thông báo là mất tích thì chiếc The Swordfish của Mỹ đã đến được khu căn cứ quân sự Yokusaka của Nhật Bản, lúc này khoang chiến đấu của nó đang bị hư hỏng nặng.
Tối hôm đó, chiếc tàu ngầm này được sửa chữa dưới sự bảo mật nghiêm ngặt của các nhân viên an ninh Mỹ tại khu căn cứ này. Trước khi con tàu được sửa chữa xong và rời khỏi khu căn cứ Yokusaka, tất cả các thành viên trên con tàu The Swordfish này bị bắt buộc phải ký vào môt bản cam kết không tiết lộ thông tin cho bất kỳ ai.
Căn cứ vào thông tin tình báo mà một gián điệp của Mỹ bị KGB thu phục cung cấp thì chiếc The Swordfish của Mỹ đã bí mật theo dõi chiếc tàu ngầm K-129 ở một cự ly rất gần, điều này khiến cho chiếc K-129 của Liên Xô phát hiện được. Khi chiếc K-129 xác định được đây là tàu ngầm của Mỹ và xâm phạm vào hải vực của Nga nên nó đã đưa ra lời cảnh báo.
Biết không thể trốn tránh được, chiếc tàu ngầm của Mỹ đã chủ động dùng đầu của mình đâm vào khoang thứ 3 của chiếc K-129 (đây là phòng chỉ huy của tàu) khiến cho nước biển liên tục tràn vào các khoang của nó, rất nhanh sau đó chiếc K-129 bị chìm xuống đáy biển ở độ sâu 5.200m, phương vị 40 độ 6 phút vị bắc, 179 độ 57 tây kinh, cách khu căn cứ của nó khi xuất phát là 2.300km.
Sau này khi mọi chuyện không còn là bí mật, Mỹ đã phủ nhận việc tàu ngầm Mỹ đã tấn công chiếc K-129 của Liên Xô. Nhưng có một điều họ biết rất rõ địa điểm mà chiếc tàu ngầm của Liên Xô bị đắm với độ chính xác là từ 1-3 hải lý.
Từ năm 1968 đến năm 1973, Cục Tình báo Trung ương Mỹ CIA đã sử dụng một thiết bị khảo sát độ sâu đáy biển để thăm dò hiện trạng cũng như tìm kiếm xác định vị trí của chiếc K-129. Ngay sau đó, CIA đã định ra kế hoạch mang tên Jennifer, mục đích chính là để nắm được các bản mật mã có liên quan đến liên lạc vô tuyến điện trong lực lượng hải quân Liên Xô.
Có thể nói, tài liệu này được xếp vào loại tuyệt mật của Liên Xô lúc bấy giờ. Tiếp theo đó là tìm hiểu hệ thống chỉ huy và cách thức bố trí tàu ngầm cũng như tính năng của các loại tên lửa và ngư lôi hạt nhân được trang bị trên mỗi tàu ngầm của Liên Xô.
Nếu như CIA trục vớt thành công con tàu và nắm được các thiết bị thông tin liên lạc vô tuyến điện bằng mật mã, các tài liệu tác chiến cũng như các bản mật mã thì chỉ trong một vài năm sau đó, họ sẽ nắm được toàn bộ tình hình thông tin liên lạc vô tuyến điện mật mã của Hải quân Liên xô.
Tuy nhiên, bản kế hoạch của Mỹ đã bị lộ và sau đó không lâu, Tổng tư lệnh hải quân Liên Xô Golshkov quyết định áp dụng biện pháp cứng rắn nhằm ngăn chặn hành động tiếp theo của CIA.
Ông tuyên bố mở một cuộc diễn tập quân sự quy mô lớn không thời hạn tại hải vực mà chiếc K-129 bị đắm, phía Moscow sẽ bắn chìm tất cả những con tàu nào không phải của Liên xô qua lại khu vực này. Cùng với đó là áp lực từ Quốc hội Mỹ cấm CIA tiếp tục thực hiện kế hoạch này nên kế hoạch Jennifer phải dừng hẳn.
Tuấn Vũ
Theo baodatviet
Mỹ chặn siêu ngư lôi hạt nhân gây sóng thần của Nga bằng cách nào? Siêu ngư lôi Thần biển (Poseidon) mà Tổng thống Nga công bố cách đây vài tháng giống như vũ khí trong phim khoa học viễn tưởng, có thể khiến 2,5 triệu người ở thành phố New York chết ngay lập tức. Tàu ngầm Nga sẽ phóng siêu ngư lôi lên trời, đáp xuống một địa điểm định trước và ngư lôi sau đó...