Tàu đổ bộ tư nhân Odysseus của Mỹ ‘hoạt động tốt’ trên Mặt Trăng
Công ty Intuitive Machines của Mỹ hôm (23/2) thông báo tàu đổ bộ Odysseus hiện hoạt động tốt sau khi đáp xuống bề mặt Mặt Trăng.
Thông tin được đưa ra giữa lúc Intuitive Machines đang tải về các dữ liệu và hình ảnh từ tàu vũ trụ không người lái này.
Trên mạng xã hội X, Intuitive Machines xác nhận: “Odysseus đang tồn tại và ở trong tình trạng tốt. Đội ngũ điều khiển đang liên lạc và ra lệnh cho phương tiện tải về dữ liệu khoa học”. Intuitive Machines cũng hứa hẹn sẽ công bố những hình ảnh đầu tiên do Odysseus chụp được. Cũng theo Intuitive Machines, các kỹ sư đang nỗ lực tìm hiểu các tọa độ chính xác của Odysseus tại hố va chạm Malapert A và độ nghiêng, bởi quá trình hạ cánh được con tàu thực hiện một cách tự động, sử dụng các thiết bị của nó để di chuyển trên bề mặt Mặt Trăng.
Ông Steve Altemus, CEO, đồng sáng lập Intuitive Machines cho biết: “Đây là cuộc họp báo đầu tiên về sứ mệnh hạ cánh trên bề mặt mặt trăng, lần đầu tiên sau khoảng 52 năm. Thật không thể tin được và cũng thật vui vì có mặt ở đây. Tàu đổ bộ Odysseus của Intuitive Machines đã hạ cánh ngày hôm qua lúc 5h24, giờ Trung tâm. Chúng tôi đã có cuộc hạ cánh ổn định, có kiểm soát, hạ cánh một cách an toàn và nhẹ nhàng. Trước hết, phương tiện cần phải ổn định, ở gần hoặc tại địa điểm hạ cánh dự định của chúng tôi. Chúng tôi cũng đã có liên lạc với tàu đổ bộ này”.
Camera trên tàu đổ bộ Odysseus ghi lại hình ảnh miệng núi lửa Bel’kovich K trên Mặt trăng. Ảnh: Intuitive Machines
Vào lúc 6h23 sáng 23/2 theo giờ Hà Nội, tàu đổ bộ Odysseus của công ty tư nhân Intuitive Machines đã hạ cánh gần cực Nam Mặt Trăng, đánh dấu việc Mỹ quay trở lại vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái Đất sau hơn nửa thế kỷ. Odysseus khởi động sứ mệnh IM-1 lên Mặt Trăng hôm 15/2. Tàu xuất phát từ Trung tâm Vũ trụ Kennedy ở Canaveral, bang Florida, trên tên lửa đẩy Falcon 9 do công ty SpaceX phát triển. Sự kiện tàu Odysseus đáp xuống Mặt Trăng đánh dấu lần đầu tiên tàu vũ trụ Mỹ hạ cánh có kiểm soát xuống bề mặt vệ tinh tự nhiên của Trái Đất kể từ sau sứ mệnh Apollo 17 năm 1972.
Nhiệm vụ chính của Odysseus trên bề mặt Mặt Trăng là khảo sát môi trường, các tài nguyên và nguy cơ tiềm ẩn để chuẩn bị cho sứ mệnh đưa người lên Mặt Trăng. Trước đó, Astrobotic Technology – công ty tư nhân của Mỹ – đã không thể thực hiện thành công sứ mệnh đưa thiết bị Peregrine đáp xuống bề mặt Mặt Trăng. Nguyên nhân thất bại được cho là do rò rỉ trong hệ thống tạo lực đẩy. Hai công ty tư nhân khác từ Israel và Nhật Bản từng cố gắng thực hiện sứ mệnh tương tự cũng đã thất bại.
NASA công bố các bức ảnh có thể là mảnh vỡ của tàu đổ bộ Mặt Trăng Hakuto-R
Ngày 23/5, Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã công bố các bức ảnh khu vực bề mặt của Mặt Trăng - nơi được cho là tàu đổ bộ Hakuto-R của Nhật Bản có thể đã đâm vào.
Vị trí rơi của trạm Hakuto-R trên Mặt Trăng. Ảnh: NASA
Các hình ảnh, do tàu thăm dò Mặt Trăng Lunar Reconnaissance Orbiter (LRO) của NASA chụp được, cho thấy có ít nhất 4 vật thể được cho là các phần của con tàu đổ bộ Hakuto-R của Nhật Bản.
Trên mạng Twitter, NASA cho biết camera của LRO đã chụp được hình ảnh nơi tàu Hakuto-R gặp sự cố bất thường ngày 26/4 vừa qua khi cố đáp xuống Mặt Trăng. Thông báo nêu rõ địa điểm này "sẽ được phân tích thêm trong những tháng tới" khi LRO có cơ hội quan sát thêm khu vực này trong các điều kiện ánh sáng khác nhau và từ các góc khác nhau.
Tàu Hakuto-R, cao 2,3m rộng 2,6m, do công ty Ispace có trụ sở tại Tokyo (Nhật Bản) chế tạo, được phóng lên quỹ đạo từ tháng 12/2022 bằng một tên lửa do công ty SpaceX của Mỹ sản xuất. Để mang ít hơn nhiên liệu, tàu phải di chuyển một tuyến đường dài hơn, tiết kiệm năng lượng để đến Mặt Trăng. Ngày 26/4 vừa qua, tàu đã bắt đầu hạ cánh xuống Mặt Trăng từ khoảng cách 100km, tuy nhiên, con tàu này được cho là đã rơi xuống bề mặt sau khi tính toán sai độ cao và hết nhiên liệu trước khi chạm tới bề mặt Mặt Trăng.
Ụ mối truyền cảm hứng cho thiết kế nơi trú ẩn trên Mặt trăng Các phi hành gia NASA thuộc Chương trình Artemis có thể dùng nơi ở tạm thời được xây dựng bởi đàn robot, và lấy cảm hứng từ những ụ mối. Theo đó, một nhóm các kỹ sư đến từ trường Đại học Arizona đã lấy ý tưởng từ các ụ mối khổng lồ để xây dựng ý tưởng về môi trường sống mới...