Tàu điện ngầm Kiev – Biểu tượng cho sức sống của người Ukraine
Chính quyền Liên Xô cũ đã xây dựng hệ thống giao thông ngầm để chống lại một cuộc tấn công tiềm tàng của NATO.
Và lúc này, hệ thống đó đang bảo vệ người Ukraine khỏi tên lửa và bom đạn của cuộc xung đột với Nga.
Người dân Kiev trong một nhà ga tàu điện ngầm vào ngày 24/5. Ảnh: Getty Images
Sáng sớm ngày 10/10, Svetlana Prystupa đang ở trong căn hộ của mình ở phía tây nam Kiev thì cô bị chấn động bởi những tiếng nổ lớn nhất từng nghe thấy kể từ những ngày đầu cuộc xung đột. Sau khi chộp lấy một chiếc túi khẩn cấp được đóng sẵn và lao xuống 9 tầng cầu thang, chuyên gia truyền thông 39 tuổi và cô con gái 15 tuổi, Lera, phải quyết định sẽ đi đâu: hầm tránh bom bên trong một bệnh viện gần đó hoặc ga tàu điện ngầm gần nhất. Cả hai chỉ cách nhà vài phút đi bộ.
“Hầm trú ẩn của bệnh viện là một nơi tuyệt vời, với những bức tường bê tông dày, hệ thống thông gió, giường và nước”, Prystupa nói với tạp chí Foreign Policy. “Nhưng khi chúng tôi đến đó, hóa ra là không có internet hay mạng di động… không có cách nào để gọi cho chồng tôi [người đang bị kẹt ở phía bên kia thị trấn], xem mạng xã hội hoặc tìm hiểu chuyện gì đang xảy ra”. Vì vậy, Prystupa và con gái lại ra ngoài, lần này là đến ga tàu điện ngầm Holosiivska, nơi hàng trăm người cũng đang nương náu để tránh tên lửa.
“Nhân viên nhà ga cực kỳ thân thiện và ngay lập tức chỉ cho chúng tôi chỗ ngồi”, Prystupa nhớ lại. Cô và con gái ở lại nhà ga gần 4 tiếng đồng hồ, lo lắng xem tin tức trên điện thoại cho đến khi báo động không kích được dỡ bỏ vào giữa trưa.
Khi Nga bắt đầu tấn công Ukraine vào ngày 24/2, 47 nhà ga của hệ thống tàu điện ngầm Kiev đã che chở cho khoảng 40.000 người – ông Viktor Brahinskyi, giám đốc Kiev Metro, nói với Foreign Policy. Một số người ở lại nhiều tuần trong các nhà ga được trang trí công phu bằng đá cẩm thạch, biến các sân ga và đoàn tàu thành nơi trú ẩn tạm thời, sử dụng nhà vệ sinh và vòi hoa sen thường chỉ có nhân viên tàu điện ngầm nhìn thấy. Họ dùng thức ăn và nước uống do các nhân viên cứu trợ và tình nguyện viên địa phương chuyển tới.
Người phụ nữ ôm chú mèo trong nhà ga metro ngầm được dùng làm nơi tránh bom ở Kiev ngày 8/3. Ảnh: Getty Images
Tám tháng sau, khi Nga bắt đầu một chiến dịch không kích mới, sử dụng tên lửa hành trình và máy bay không người lái nhằm vào thủ đô Ukraine và cơ sở hạ tầng quan trọng trên khắp đất nước, các nhà ga tàu điện ngầm – một số nằm sâu gần 100 mét dưới lòng đất – một lần nữa trở thành nơi ẩn náu của hàng ngàn cư dân Kiev cũng như vật nuôi của họ.
Nhưng nếu như vào tháng 2, chính quyền thành phố đã tạm dừng dịch vụ đường sắt trong gần hai tháng để cung cấp chỗ ở cho dân thường tìm nơi trú ẩn, thì lần này, những toa tàu màu xanh – vàng của Metro Kiev vẫn tiếp tục hoạt động bất chấp cảnh báo không kích vang lên gần như hàng ngày kể từ hôm 10/10.
Ông Brahinskyi nói: “Kiev Metro luôn có hai chức năng: một là cơ sở hạ tầng giao thông và thứ hai là cơ sở hạ tầng phòng thủ dân sự. Mạng lưới đường sắt được xây dựng từ thời Xô Viết và các nhà ga của nó được thiết kế để tăng gấp đôi vai trò là hầm tránh bom trong một cuộc tấn công tiềm tàng của NATO. Nhiều cư dân cảm thấy kỳ lạ khi chính những nhà ga đó hiện đang che chắn họ khỏi tên lửa của Nga”.
Bà Nelia Shamraichuk, người phụ trách nhà ga tàu điện ngầm Obolon ở phía bắc Kiev, cho biết: “Chúng tôi vẫn không thể tin rằng điều đó đang xảy ra. Những hướng dẫn trú ẩn đã được viết từ thời Liên Xô, mặc dù tất nhiên chúng đã được cập nhật”.
Người dân Kiev đi làm bằng tàu điện ngầm. Ảnh: Getty Images
Các ga tàu điện ngầm của Kiev Metro có hệ thống lọc và thông gió chuyên dụng, trang bị cửa nổ bằng kim loại dày có thể được bịt kín ở cả lối vào trên mặt đất và trong đường hầm. Những cánh cửa chống nổ, suốt nhiều thập kỷ qua, chỉ là những thứ gây tò mò và buồn cười cho hành khách sử dụng hệ thống giao thông công cộng. Nhưng bây giờ thì họ đã có cái nhìn khác.
Ông Shamraichuk cho hay, mặc dù mối đe dọa chiến tranh hạt nhân sau này gần như đã tan biến hoàn toàn, hệ thống tàu điện ngầm thay vào đó được dùng để chuẩn bị cho chiến tranh hóa học hoặc lũ lụt. “Chúng tôi đến ga tàu điện ngầm vào ban đêm, đánh giá tình hình, huấn luyện sơ cứu. … Chúng tôi chỉ cảm thấy như một trò chơi.”
Video đang HOT
Nhưng “trò chơi” đó đã trở thành hiện thực vào ngày 25/2, khi quân đội Nga tiến đến vùng ngoại ô Kiev và gần 2.000 cư dân hoảng sợ – cùng với hàng chục con chó, mèo, chim mà họ mang theo – trốn trong ga tàu điện ngầm Obolon.
“Chúng tôi luôn kết nối với các ga tàu điện ngầm khác, và chúng tôi nghe nói rằng tại Heroiv Dnipra [hai ga phía bắc Obolon], có lính dù và xe bọc thép BTR của Nga, và họ đã quyết định đóng cửa kín. Sau đó, họ kể điều tương tự xảy ra tại ga tàu điện ngầm Minska [phía bắc Obolon], và một nhân viên đã hỏi tôi phải làm gì. Tôi nói, ‘Hãy đóng cửa lại. Chúng ta có 2.000 người ở đây. Đừng đợi cho đến khi họ bắt đầu bắn vào chúng ta,”, ông Shamraichuk nhớ lại.
Tổng thống Volodymyr Zelensky họp báo trực tuyến với giới truyền thông quốc tế tại một ga tàu điện ngầm ở Kiev ngày 23/4. Ảnh: Getty Images
Số lượng người trú ẩn trong hệ thống tàu điện ngầm của Kiev đã giảm dần khi quân đội Ukraine đánh trả quân đội Nga, buộc họ rút khỏi khu vực thủ đô. Khi tàu điện ngầm dần mở cửa trở lại vào tháng 4, nó đã trở thành biểu tượng cho khả năng phục hồi của thành phố.
Ngày 23/4, Tổng thống Volodymyr Zelensky đã chọn ga tàu điện ngầm Khreshchatyk ở trung tâm Kiev để tổ chức cuộc họp báo hiếm hoi. Ông còn trở lại đó vào đầu tháng 11 này để trả lời phỏng vấn người dẫn chương trình truyền hình Mỹ David Letterman.
Roman Tkachuk, giám đốc bộ phận an toàn của Kiev Metro, cho biết hệ thống tàu điện ngầm “đóng một trong những vai trò đầu tiên trong kế hoạch phòng thủ dân sự của chúng tôi”. Trên giấy tờ, 47 ga tàu điện ngầm chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong số hơn 3.000 nơi trú ẩn được đăng ký bởi chính quyền thành phố. Nhưng không phải tất cả các nơi trú ẩn đều được tạo ra như nhau.
Olga Kotrus, một nhà văn 34 tuổi người Ukraine sống ở trung tâm Kiev, nhớ lại. “Nếu có chuyện gì xảy ra, chúng tôi hầu như không có nơi nào để đi ngoại trừ ga tàu điện ngầm”.
Một phụ nữ đọc sách khi trú ẩn trong nhà ga tàu điện ngầm ở Kiev vào 2/3/2022. Ảnh: Getty Images
Tám tháng sau khi xung đột bùng phát, việc duy trì các nơi trú ẩn mở cửa vẫn là một khó khăn.
“Tình hình còn tệ hơn nhiều khi nói đến những nơi trú ẩn tư nhân”, ông Tkachuk nói với Foreign Policy. Luật Ukraine yêu cầu chủ sở hữu các nơi trú ẩn tư nhân phải duy trì chúng miễn phí và công chúng có thể tiếp cận khi có báo động không kích. Hôm 12/10, chính quyền địa phương đã đe dọa sẽ cử cảnh sát đến “cắt khóa” những nơi trú ẩn tư nhân đóng cửa khi có cảnh báo không kích.
Các ứng dụng và bản đồ mà chính quyền Kiev cung cấp cho phép người dân tìm nơi trú ẩn gần nhất, nhưng các ga tàu điện ngầm rộng rãi, luôn mở cửa của thành phố thường là nơi ẩn náu thuận tiện và dễ thấy nhất.
Khi tên lửa của Nga bắt đầu rơi xuống Kiev một lần nữa vào tháng 10, Kiev Metro điều chỉnh để vừa vận hành các chuyến tàu, vừa đóng vai trò như một nơi trú ẩn.
Theo ông Brahinskyi, vào tháng 10, có khoảng 500.000 người đi tàu điện ngầm Kiev mỗi ngày, giảm mạnh so với gần 1,5 triệu người sử dụng nó hàng ngày trước chiến tranh, nhưng vẫn là một con số khá lớn.
Một người dân đi thang máy xuống nhà ga ngầm Dorohozhychi đã được chuyển thành nơi trú ẩn ở Kiev ngày 2/3. Ảnh: Getty Images
Mặc dù các đoàn tàu tiếp tục chạy trong thời gian báo động không kích, một số quy tắc đã bị loại bỏ. “Tôi có thể lên tàu với con chó của mình. Thường thì điều đó không được phép”, anh Dmytro Kucher, 35 tuổi, cho biết vào ngày 18/10, khi các cuộc không kích nã xuống Kiev.
Hôm đó, Kucher đã chờ đợi cùng với vài trăm người khác trong ga tàu điện ngầm Zoloti Verona, nằm sâu 95 mét dưới mặt đất và được trang trí bằng những tấm tranh khảm phức tạp mô tả các hoàng tử của Kyivan Rus thời trung cổ và thiên thần Michael, vị thánh bảo trợ của Kiev.
Các màn hình TV gần đó hiển thị quảng cáo cho thấy “cuộc thi marathon thông tin” của Ukraine, một chương trình truyền hình đặc biệt được thiết lập từ những ngày đầu của cuộc xung đột để cung cấp cho người dân Ukraine tin tức về chiến sự và các khuyến nghị về an toàn. Một số cư dân hồi hộp chờ chuông báo hết giờ không kích, trong khi những người khác vẫn đi tàu điện ngầm như bình thường.
Gần 9 tháng xung đột, khi các cuộc tấn công tên lửa diễn ra thường xuyên, Kiev Metro đang đóng vai trò trung tâm trong việc giữ an toàn cho cư dân thành phố. “Tất nhiên bây giờ nó khác so với ngày 24/2″, chuyên gia truyền thông Prystupa cho biết, “Tôi đã biết cách hành động, nhưng nỗi sợ hãi vẫn còn đó. Tôi biết rằng tôi có thể ở một nơi an toàn cho gia đình và bản thân mình. Tàu điện ngầm là nơi đó”.
Quy mô kho tên lửa của Nga hiện ra sao
Sau đợt không kích của Nga xuống các thành phố Ukraine trong tuần trước, các nhà quan sát quân sự đã băn khoăn về số lượng và loại tên lửa mà Nga còn lại trong khu vũ khí của mình.
Máy bay phản lực Mikoyan MiG-31K của Không quân Nga mang tên lửa đạn đạo Kh-47M2 Kinzhal bay qua Quảng trường Đỏ trong một cuộc diễn tập chuẩn bị cho cuộc diễu binh Ngày Chiến thắng ở Moskva, Nga, ngày 7/5/2021.
Một số nhà phân tích phương Tây cho rằng Nga có thể sắp cạn kiệt kho dự trữ vũ khí chính xác tầm xa khi chiến dịch quân sự đặc biệt mà nước này phát động ở Ukraine đã kéo dài gần 8 tháng, trong bối cảnh các lệnh trừng phạt ảnh hưởng nặng nề tới nền kinh tế Nga.
Tổng thống Nga Putin ngày 15/10 đã tuyên bố sẽ không tiến hành thêm những đợt không kích tên lửa lớn tương tự nhằm vào Ukraine, vì các mục tiêu tấn công mà quân đội nước này đặt ra về cơ bản đã hoàn tất.
Dưới đây là ghi nhận của hãng tin AP về kho tên lửa Nga nhìn từ cả hai phía - Nga và phương Tây.
Nga nói gì?
Các quan chức Nga tuyên bố quân đội nước này có đủ kho dự trữ tên lửa tầm xa và các nhà máy đang vận hành mạnh hơn, bác bỏ tuyên bố của phương Tây cho rằng nguồn cung tên lửa của họ đang bị thu hẹp.
Tên lửa hành trình phóng từ mặt đất 9M729 của Nga được trưng bày ở Kubinka, Moskva vào 23/1/2019. Ảnh: AP
Quân đội Nga không tiết lộ họ đã bắn bao nhiêu tên lửa và còn lại bao nhiêu trong kho, và cũng không có dữ liệu để đánh giá độc lập tình trạng của kho vũ khí Nga.
Tổng thống Vladimir Putin gần đây đã chủ trì một cuộc họp để thảo luận về các kế hoạch thúc đẩy sản xuất vũ khí, nhưng ông không chỉ rõ các chi tiết cụ thể trong bài phát biểu được phát trên truyền hình của mình.
Theo hãng tin Interfax, hồi tháng 5, Phó thủ tướng Nga Yuri Borisov tuyên bố Moskva có đủ tên lửa và đạn dược để thực hiện tất cả nhiệm vụ được giao cho các lực lượng vũ trang nước này. Ông Borisov cũng cho biết Nga đang phát triển tên lửa siêu vượt âm thế hệ mới có thể thực hiện các cuộc tấn công từ trên không, trên bộ và trên biển.
Quân đội Nga gần đây dựa vào các loại tên lửa nào?
Khi quân đội Nga mở đợt không kích khắp lãnh thổ Ukraine, bắt đầu từ ngày 10/10, họ đã sử dụng các loại vũ khí chính xác tầm xa gồm: tên lửa hành trình Kh-55 và Kh-101 được phóng từ máy bay ném bom chiến lược; tên lửa hành trình Kalibr phóng từ biển, cũng như tên lửa Iskander phóng từ mặt đất.
Máy bay MiG-31K của Nga mang theo tên lửa đạn đạo siêu vượt âm Kh-47M2 Kinzhal trong sự kiện diễu binh mừng 73 năm Ngày Chiến thắng vào 9/5/2018. Ảnh: AP
Hệ thống phòng không S-300 tham gia diễu binh Ngày Chiến thắng trên Quảng trường Đỏ vào 9/5/2016. Ảnh: AP
Phương Tây cho rằng các lực lượng Nga cũng liên tục sử dụng các hệ thống tên lửa phòng không S-300 để tấn công các mục tiêu mặt đất. Đây là chi tiết mà một số nhà quan sát phương Tây cho là dấu hiệu Moskva thiếu hụt tên lửa.
Ông Ian Williams, một thành viên tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (ISIS) có trụ sở tại Washington, cho rằng việc Nga vận hành các hệ thống phòng không và tên lửa chống hạm cho thấy nước này đang cạn kiệt các tên lửa tiên tiến hơn phục vụ tấn công các mục tiêu mặt đất.
Các cuộc tấn công từ hệ thống phòng không S-300 của Nga "không có sức mạnh" để thực sự tiêu diệt các mục tiêu quân sự kiên cố, và chúng không có độ chính xác trong vai trò tấn công trên bộ, để tậm chí tấn công tòa nhà mà bạn muốn đánh trúng", ông William nói.
Tên lửa chống hạm lắp đặt trên một tàu chiến ở căn cứ hải quân Nga tại Kronstadt, St. Petersburg vào 4/4/2022. Ảnh: AP
Tuy nhiên, theo giới quan sát phương Tây, việc Moskva sử dụng tên lửa phòng không có thể được lý giải bởi một kho dự trữ dồi dào các loại tên lửa cũ như vậy, vốn đã được thay thế bằng các vũ khí phòng không tiên tiến hơn, cũng như mong muốn của quân đội là để dành tên lửa tầm xa tiên tiến, đắt tiền hơn cho những mục tiêu đáng giá.
Mặc dù khó có thể có được con số, nhưng cách Nga sử dụng vũ khí đang nói lên điều đó. Trong cuộc tấn công gần đây ở Mykolaiv, một tên lửa đất đối không đã được sử dụng để tấn công mục tiêu trên mặt đất.
Ông Douglas Barrie, chuyên gia tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) có trụ sở tại London, gọi đây là "một dấu hiệu chắc chắn kho tên lửa đang ở mức thấp".
Tên lửa hành trình siêu vượt âm Zircon phóng từ tàu khu trục Đô đốc Gorshkov ở Biển Barents trong ảnh được Bộ Quốc phòng Nga công bố ngày 28/5/2022.
Washington nói gì?
Hiện chưa rõ Mỹ đánh giá kho vũ khí Nga còn lại những gì. Nhưng hai quan chức cho biết, các nhà phân tích của chính phủ Mỹ lưu ý rằng Nga đã sử dụng các tên lửa hành trình và các loại rocket và pháo tầm ngắn, ít tốn kém hơn sau vụ đánh bom cầu Crimea.
Lựa chọn đó có thể chỉ ra rằng Nga đang còn ít vũ khí tầm trung tin cậy và rẻ hơn, cũng như đang gặp khó khăn trong việc bổ sung kho dự trữ do các lệnh trừng phạt và gián đoạn chuỗi cung ứng.
Pháp: 'Lá chắn thép' Crotale sẽ bảo vệ bầu trời Ukraine Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Lecornu khẳng định các khẩu đội tên lửa phòng không Crotale mà Paris chuẩn bị gửi tới Ukraine "sẽ đặc biệt hữu ích trong cuộc chiến chống lại máy bay không người lái và các cuộc oanh tạc đường không". Tên lửa Crotale, được mệnh danh là "lá chắn thép", khai hỏa. Ngày 16/10, chính phủ Pháp đã...