‘Tàu đệm khí Trung Quốc vô dụng trên Biển Đông’
Dù Trung Quốc nhiều lần khẳng định tàu đổ bộ Zubr sẽ mang lại lợi thế cho nước này trong tranh chấp Biển Đông, nhưng các chuyên gia không nghĩ vậy.
Tạp chí Defense News vừa đăng tải bài phân tích của Giáo sư Carlyle Thayer tại Học viện quốc phòng Australia cho biết, với tầm hoạt động 300 hải lý, các tàu đổ bộ lớp Zubr của Hải quân Trung Quốc sẽ bị hạn chế hoạt động ở Biển Đông và cả Hoa Đông.
Để thực hiện tham vọng của mình trên những vùng biển này, ngoài tàu đổ bộ đệm khí lớp Zubr, hiện nay Trung Quốc còn có tàu đổ bộ đệm khí Type 726 lớp Yuyi, đây là các tàu đệm khí nhái từ mẫu tàu đệm khí LCAC của Mỹ với lượng giãn nước khoảng 150 tấn, các tàu đổ bộ lớp Yuyi được trang bị cùng với các tàu đổ bộ cỡ lớp Type 071 với 4 tàu lớp Yuyi cho 1 tàu Type 071.
Hải quân Trung Quốc diễn tập với tàu đệm khí Zubr.
Tuy nhiên, Giáo sư Carlyle Thayer cho rằng tàu đổ bộ lớp Zubr của Trung Quốc không thích hợp cho các hoạt động đổ bộ tấn công. Theo ông, do có kích thước lớn nên các tàu đổ bộ Zubr sẽ luôn là mục tiêu bị tiêu diệt đầu tiên.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, hoạt động của Zubr sẽ bị giới hạn ở Biển Đông do con tàu chỉ có tầm hoạt động tối đa 300 hải lý (nếu không được tiếp liệu). Một bất cập nữa là do con tàu có kích thước quá lớn nên không một tàu đổ bộ nào có thể mang theo tàu đổ bộ lớp Zubr.
Ngoài ra, theo Giáo sư Thayer việc sử dụng xe tăng và xe bọc thép chở quân do tàu Zubr vận chuyển tới Biển Đông không khả thi vì các đảo mà Trung Quốc muốn chiếm giữ có diện tích khá nhỏ.
Với trường hợp quần đảo Senkaku/Điểu Ngư, Giáo sư Carlyle Thayer cho biết: “Đảo Senkaku cách Trung Quốc trên 200 hải lý, nhưng hành trình lớn nhất của tàu đổ bộ đệm khí này chỉ là 300 hải lý, điều này có nghĩa là nó cần có tàu tiếp nhiên liệu cùng đi”.
Ông nhấn mạnh, lực lượng tự vệ trên không và trên biển của Nhật Bản có năng lực mạnh hơn so với Trung Quốc, khi Zubr vừa bén mảng đến Senkaku thì nó sẽ trở thành một con mồi cực lớn, rất dễ bị bắn chìm.
Vị chuyên gia này phân tích, tốc độ tối đa của tàu đổ bộ đệm khí Zubr là 60 hải lý/h và nguyên tắc của tàu đổ bộ đệm khí không cho phép nó chạy chậm. Như vậy, trừ các tàu cao tốc ra, các chiến hạm của Trung Quốc đều có tốc độ tầm 30 hải lý sẽ không thể bắt kịp nó, khi đó Zubr buộc phải đơn độc tác chiến.
Vì vậy, nhiều khả năng tàu đổ bộ đệm khí Zubr sẽ trở thành phương tiện huấn luyện trong diễn tập đánh chiếm đảo của Hải quân Trung Quốc.
Tuy nhiên, Giáo sư Thayer cho rằng cũng không nên quá coi thường tàu đổ bộ lớp Zubr của Trung Quốc. Điểm đáng gờm của Zubr là nó có thể vận chuyển hàng trăm binh sĩ tới bất cứ địa điểm ven biển nào mà các tàu khác không thể đến được.
Theo Đất Việt
Trung Quốc ra mắt lứa phi công tàu sân bay lớn nhất
Bắc Kinh tuyên bố đã hoàn thành việc huấn luyện lứa phi công tàu sân bay có số lượng lớn nhất sau 3 năm đào tạo chuyên sâu.
Tiêm kích Cá mập bay J-15 luyện tập hạ cánh trên tàu sân bay Liêu Ninh. Ảnh: Xinhua
16 phi công tiêm kích J-15 vừa được Chuẩn đô đốc, Phó tư lệnh hải quân Trung Quốc Đinh Nghị trao chứng chỉ tốt nghiệp khóa huấn luyện chuyên sâu kéo dài ba năm vào đầu tháng 8, theo PLA Daily.
Đây là lứa phi công tàu sân bay lớn nhất từ trước đến nay được huấn luyện trong một khóa của quân đội Trung Quốc. Các phi công này đều được huấn luyện trên tàu sân bay Liêu Ninh trong thử thách khó khăn nhất là cất hạ cánh ban đêm.
Hiện hải quân Trung Quốc có ít nhất 40 phi công tàu sân bay. Ngoài lứa 16 phi công mới tốt nghiệp, hơn 20 phi công còn lại được đào tạo trong 5 đợt huấn luyện trước đó.
Li Jie, chuyên gia phân tích hải quân ở Bắc Kinh cho biết lứa phi công mới tốt nghiệp này có thể giúp đẩy nhanh tiến độ xây dựng phi đội chiến đấu cơ trên tàu sân bay Type 001A, tàu sân bay nội địa đầu tiên của Trung Quốc
Tạp chí quốc phòng IHS Jane's tuần trước cho biết tàu sân bay Type 001A đã gần hoàn thiện, chỉ còn thang vận chuyển máy bay, tháp chỉ huy và một vài bộ phận trên boong chưa được hoàn thành.
Hồi tháng 5, hải quân Trung Quốc đã phải tạm ngừng mọi hoạt động đào tạo phi công tiêm kích J-15 gần hai tháng sau khi một chiếc loại này bị rơi trong quá trình hạ cánh trên mô hình tàu sân bay hồi tháng 4, khiến một phi công thiệt mạng.
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Tiền đồn quân sự nước ngoài - tham vọng 'xưng hùng' của Trung Quốc Tiền đồn hải quân Trung Quốc gấp rút xây dựng ở Đông Phi cho thấy tham vọng mở rộng sức mạnh hàng hải và trở thành cường quốc biển tầm thế giới. Ảnh vệ tinh cho thấy tiền đồn quân sự của Trung Quốc ở Djibouti. Ảnh: Digital Globe/Google Earth Tháng hai năm nay, lần đầu tiên những người chăn nuôi lạc đà...