Tàu đậu nành Mỹ đầu tiên cập cảng Trung Quốc sau lệnh trả đũa thuế quan
Một tàu chở đậu nành từ Mỹ đã cập cảng Đại Liên hôm 11/8 sau khi neo bên ngoài bờ biển Trung Quốc hơn một tháng.
Tàu Peak Pegasus chở 70.000 tấn đậu nành trên tàu đã phải neo ngoài khơi Trung Quốc từ ngày 6/7, sau khi Bắc Kinh áp đặt thuế suất 25% lên 34 tỷ USD hàng hóa Mỹ nhập khẩu vào Trung Quốc, trong đó có đậu nành.
Vị trí tàu chở đậu nành của Trung Quốc.
Đây là biện pháp đáp trả động thái tương tự của Washington trong cuộc chiến thương mại giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Mãi cho đến sáng Chủ nhật (12/8), tàu này mới được cập bến cảng phía Bắc Trung Quốc. Công ty nhà nước Sinograin của Trung Quốc là chủ mua lô hàng, Reuters trích dẫn một nguồn tin thân cận với vấn đề này.
Video đang HOT
Tàu chở đậu nành này có thể là chuyến đậu nành đầu tiên từ Mỹ được dỡ ở bến cảng Trung Quốc, sau khi các biện pháp trả đũa thuế quan liên tiếp được đưa ra giữa 2 nước.
Một tàu chở đậu nành khác là Star Jenifer cũng đang neo ngoài khơi cảng Đại Liên từ ngày 24/7.
Đậu nành, được sử dụng để làm dầu ăn và thức ăn chăn nuôi, là xuất khẩu nông nghiệp hàng đầu của Mỹ sang Trung Quốc, với giá trị 12,7 tỷ USD vào năm 2017.
Tuần trước, chính quyền Tổng thống Trump cho biết nước này sẽ bắt đầu thu thuế quan đối với hàng nhập khẩu trị giá 16 tỷ USD từ ngày 23/8, gắng gây áp lực lên Trung Quốc để đàm phán các nhượng bộ thương mại. Bắc Kinh tuyên bố sẽ đáp trả tương đương.
Theo kinhtedothi
Lý do tàu hàng Mỹ lòng vòng ngoài khơi Trung Quốc suốt 1 tháng
Một tàu hàng của Mỹ được phát hiện lòng vòng ngoài khơi Trung Quốc suốt hơn 1 tháng qua. Tàu này có thể là nạn nhân của tình trạng căng thẳng thương mại Mỹ-Trung hiện nay.
Tàu hàng Mỹ không thể cập cảng Đại Liên (Trung Quốc) vì rắc rối thuế quan. (Ảnh:Getty)
Theo mạng tin Business Insider, tàu hàng Peak Pegasus của Mỹ chở theo khoảng 20 triệu USD đậu tương được phát hiện lòng vòng ngoài khơi Trung Quốc suốt hơn 1 tháng qua. Con tàu này rời cảng ở Seattle hôm 8/6 và thực hiện hải trình kéo dài khoảng 1 tháng tới thành phố cảng Đại Liên của Trung Quốc.
Theo kế hoạch, con tàu sẽ cập cảng Đại Liên để giao 70.000 tấn đậu tương vào ngày 6/7. Tuy nhiên, không may là con tàu cập cảng chậm hơn 5 giờ sau khi Trung Quốc đáp trả Mỹ bằng việc tăng thuế với các hàng hóa của Mỹ, trong đó có đậu tương, lên 25%. Điều này đồng nghĩa với việc, chi phí xuất khẩu lô hàng sẽ bị đội thêm 6 triệu USD.
Rắc rối về thủ tục thuế quan khiến con tàu không thể cập cảng, buộc phải lòng vòng ngoài khơi Trung Quốc kể từ đó.
Tàu hàng Peak Pegasus lòng vòng hơn 1 tháng ngoài khơi Trung Quốc. (Ảnh: Reuters)
Peak Pegasus có thể coi là minh chứng rõ nhất cho thấy hệ quả của căng thẳng thương mại Mỹ-Trung thời gian gần đây. Con tàu này thuộc sở hữu của sở giao dịch nông sản Louis Dreyfus (Mỹ). Ước tính, mỗi ngày đơn vị này phải chi trả 12.500 USD thuê tàu. Như vậy, nghĩa là công ty này đã phải trả thêm 400.000 USD do con tàu không thể cập cảng theo kế hoạch.
Căng thẳng thương mại Mỹ-Trung có xu hướng leo thang sau khi chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố tăng thuế với hàng loạt hàng hóa Trung Quốc từ 10% lên 25%. Trung Quốc cũng ngay lập tức đáp trả bằng việc tăng thuế lên 25% đối với hơn 300 hàng hóa của Mỹ.
Minh Phương
Theo Dantri/ Business Insider
Trung Quốc áp thuế đáp trả lên 16 tỷ USD hàng hóa Mỹ Ngay sau khi Mỹ công bố danh sách của các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc với tổng trị giá 16 tỷ USD bị áp thuế từ ngày 23/8, Bắc Kinh tuyên bố họ sẽ áp thuế đáp trả với hàng hóa Mỹ cùng với giá trị tương đương. Cảng nước sâu Dương Sơn ở Thượng Hải, Trung Quốc (Ảnh minh họa:...