Tàu chở dầu Anh bị bắt giữ vì hành vi vô nhân đạo với tàu Iran?
Một quan chức Iran cho biết tàu chở dầu Anh vướng vào một vụ tai nạn với tàu đánh cá của Iran ở Hormuz trước khi bị IRGC bắt giữ.
“Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran (IRGC) can thiệp vì tàu chở dầu Anh có liên quan tới tai nạn của một tàu đánh cá Iran và không phản hồi khi tàu Iran cầu cứu”, ông Allahmorad Afifipour, người đứng đầu Tổ chức Hàng hải và Cảng Hormozgan ở tỉnh miền Nam Hormozgan cho hay.
Ông này nói thêm rằng tàu Stena Impero đã được đưa về Bandar Abbas của Iran. 23 thủy thủ sẽ bị giữ lại trên tàu cho tới khi cuộc điều tra kết thúc.
Hôm 19/7, Iran xác nhận bắt giữ tàu chở dầu Stena Impero khi nó đang trên đường tới Ả-rập Xê-út. Một số nguồn tin quân sự nói rằng con tàu tắt tín hiệu theo dõi và bỏ qua một số cảnh báo trước khi bị bắt.
Tàu của Vệ binh Cách mạng Iran. (Ảnh: Reuters)
“Lý do đằng sau việc bắt giữ tàu Anh là vì nó không tuân thủ các tuyến đường biển ở eo biển Hormuz, tắt hệ thống nhận dạng tự động (AIS), gây nhiễu vùng biển quốc tế và không chú ý tới các cảnh báo của Iran”, nguồn tin cho biết.
Video đang HOT
Một tàu chở dầu khác mang tên Mesdar, gắn cờ Liberia cũng đột ngột phải thay đổi hướng đi và tiến về phía lục địa Iran vào tối 19/7. Con tàu thuộc sở hữu của công ty Norbulk Shipping UK của Anh và đang trên đường tới cảng Ras Tanura Ả-rập Xê-út. Hãng tin Fars của Iran đưa tin con tàu bị Iran giữ lại trong một thời gian ngắn ở eo biển Hormuz để cảnh báo về việc tuân thủ các quy định của môi trường trước khi cho phép nó tiếp tục hải trình.
Ngay sau khi Iran xác nhận bắt giữ con tàu thứ 2, Ngoại trưởng Anh Jeremy Hunt lên tiếng cảnh báo quốc gia Tây Á về hành động làm gia tăng căng thẳng mới nhất của Tehran trên Vùng Vịnh.
“London sẽ có phản ứng mạnh mẽ nhưng không phải là quân sự”, ông nói, hy vọng cuộc khủng hoảng hiện tại sẽ được giải quyết thông qua ngoại giao mà không động tới các lựa chọn quân sự.
Stena Impero được công ty vận tải Thụy Điển Stena Bulk sở hữu và vận hành. Thủy thủ đoàn có 18 người Ấn Độ, còn lại tới từ Nga, Latvia và Philippines. Stena Bulk khẳng định tàu chờ dầu của họ tuân thủ đầy đủ tất các hướng dẫn điều hướng và quy định quốc tế trong suốt hành trình.
Căng thẳng giữa Iran và các quốc gia trong khối NATO bùng phát trong nhiều tuần trở lại đây. Mỹ cáo buộc Tehran tấn công một số tàu chở dầu nước ngoài ngoài khơi Vịnh Oman, Iran ;phủ nhận mọi cáo buộc.
Hôm 4/7, Anh bắt giữ tàu chở dầu Grace 1 của Iran vì nghi ngờ vận chuyển dầu tới Syria, vi phạm lệnh trừng phạt của EU. Tehran gọi hành động đó không khác gì cướp biển và sẽ đáp trả tương xứng.
(Nguồn: RT)
SONG HY
Theo VTC
Châu Âu chật vật về một cơ chế thương mại với I-ran
Việc I-ran thông báo dự trữ u-ra-ni được làm giàu ở cấp độ thấp của nước này đã vượt ngưỡng cho phép theo thỏa thuận hạt nhân năm 2015 giữa Tê-hê-ran với các cường quốc đã gây lo ngại cho các nước châu Âu.
ộng thái này xuất hiện sau khi châu Âu không thể thực hiện các cam kết theo thỏa thuận. Cơ chế thương mại của châu Âu đưa ra nhằm giúp I-ran "né" lệnh trừng phạt của Mỹ chưa phát huy hiệu quả.
Một cảng biển của I-ran. Ảnh AP
Nhằm thực hiện những cam kết trong thỏa thuận hạt nhân mang tên Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA), các nước châu Âu đã thiết lập Công cụ hỗ trợ trao đổi thương mại (INSTEX) để bảo đảm duy trì các hoạt động thương mại với I-ran, qua đó bảo vệ lợi ích của quốc gia Hồi giáo trong bối cảnh Mỹ áp đặt trở lại các biện pháp trừng phạt. Tuy nhiên, đến nay, cơ chế này vẫn chưa chính thức đi vào hoạt động. Bộ trưởng Dầu mỏ I-ran N.Dan-ga-nê cho rằng, INSTEX sẽ thiếu hiệu quả nếu cơ chế này không cho phép Tê-hê-ran bán dầu mỏ. Liên hiệp châu Âu (EU) cũng từng đề xuất một giải pháp để kết nối cơ chế thanh toán trong INSTEX với các nguồn tài chính từ việc mua dầu thô của I-ran trong tương lai. Tuy nhiên, đến nay, INSTEX chưa thể giúp "hồi sinh" trao đổi thương mại song phương giữa I-ran và EU do thiếu các nguồn ngân quỹ trả trước để bù đắp xuất khẩu cho I-ran.
Thống đốc Ngân hàng Trung ương I-ran (CBI) A.Hêm-ma-ti cho rằng, mặc dù Anh, Pháp và ức bị một số hạn chế trong khả năng mua dầu thô từ I-ran do Mỹ tiếp tục gây sức ép, song ba cường quốc châu Âu này có thể thiết lập một nguồn tín dụng dài hạn để mua dầu thô từ I-ran và sử dụng nguồn tài chính đó cho thanh toán thương mại. iều này cũng sẽ giúp cơ chế INSTEX trở nên ổn định và hoạt động hiệu quả hơn.
I-ran cũng coi cơ chế này là cớ để gây sức ép đối với các cường quốc châu Âu. Giới chức Tê-hê-ran từng cảnh báo, nếu INSTEX không thể đáp ứng yêu cầu của I-ran trong khuôn khổ thỏa thuận hạt nhân, thì nước này sẽ có những bước đi quyết đoán hơn. Và thực tế, I-ran đã tuyên bố vượt qua giới hạn về dự trữ u-ra-ni làm giàu ở cấp thấp. Tê-hê-ran thông báo khởi động quá trình làm giàu u-ra-ni ở cấp độ cao khi các cường quốc châu Âu không có biện pháp bảo vệ lợi ích của nước này theo JCPOA trước các biện pháp trừng phạt của Mỹ. Các quan chức ngoại giao hàng đầu EU lấy làm tiếc về quyết định của I-ran, cho rằng quyết định này làm lung lay một công cụ thiết yếu phục vụ mục đích không phổ biến vũ khí hạt nhân. EU kêu gọi I-ran đảo ngược bước đi này và kiềm chế, không đưa ra thêm các biện pháp làm suy yếu thỏa thuận hạt nhân.
Lượng dầu thô xuất khẩu của I-ran tiếp tục giảm trong tháng 6-2019 do các biện pháp trừng phạt của Mỹ, từ đó ảnh hưởng đến nguồn cung dầu trên thị trường thế giới. Trong ba tuần đầu tháng 6, I-ran xuất ra nước ngoài khoảng 300 nghìn thùng/ngày, giảm so với mức xuất khẩu 400 nghìn đến 500 nghìn thùng/ngày được ghi nhận vào tháng 5. Tuy nhiên, đây chỉ là con số lẻ so với lượng dầu xuất khẩu 2,5 triệu thùng/ngày của I-ran hồi tháng 4-2018, thời điểm trước khi Mỹ quyết định rút khỏi JCPOA và tái áp đặt các biện pháp trừng phạt I-ran.
Các nước châu Âu bày tỏ lo ngại về những tuyên bố giảm tuân thủ các cam kết trong thỏa thuận hạt nhân của I-ran. Châu Âu tái khẳng định, việc các nước phương Tây có duy trì cam kết nêu trong thỏa thuận hạt nhân hay không phụ thuộc vào sự tuân thủ đầy đủ của I-ran. Những nỗ lực của châu Âu nhằm cứu vãn thỏa thuận hạt nhân lịch sử đang trở nên ngày càng khó khăn khi cuộc đối đầu giữa Mỹ và I-ran leo thang căng thẳng, tiếp tục "ăn miếng trả miếng" lẫn nhau.
THANH HÀ
Theo nhandan
Anh phản ứng trước việc Iran bắt giữ tàu chở dầu ở Eo biển Hormuz Ngày 19/7, Ngoại trưởng Anh Jeremy Hunt tuyên bố việc Iran bắt giữ một chiếc tàu chở dầu treo quốc kỳ Anh và một chiếc tàu khác treo quốc kỳ Liberia ở Eo biển Hormuz là không thể chấp nhận. (Ảnh: Fox News) Ngày 19/7, Ngoại trưởng Anh Jeremy Hunt tuyên bố việc Iran bắt giữ một chiếc tàu chở dầu treo quốc...