Tàu chiến tên lửa Nga vào vị trí trực chiến
Hai tàu chiến &’Zelyoniy Dol’ và &’Serpukhov được trang bị hệ thống tên lửa Kalibr-NK đã gia nhập Hạm đội Biển Đen đóng tại Sevastopol. Đó là thông tin vừa được chỉ huy Hạm đội Biển Đen – ông Alexander Vitko đưa ra hôm qua (12/12).
Theo quan chức quân sự này, hôm qua (12/12), lễ thượng cờ 2 con tàu này đã được tổ chức long trọng với sự tham dự của Tư lệnh Hạm đội Biển Đen Alexander Vitko và người đứng đầu Cộng hòa Crimea Sergey Aksenov.
“Những con tàu này được đưa vào trực chiến từ hôm nay. Trước đây, chúng chỉ đảm nhận nhiệm vụ chiến thuật nhưng nay sẽ bao gồm cả nhiệm vụ chiến dịch. Cả thế giới đã chứng kiến khả năng tác chiến của chúng từ biển Caspian và giờ đây, chúng đã có mặt trong Hạm đội Biển Đen” ông Vitko phát biểu tại buổi lễ.
“Green Dol’ và &’Serpukhov’ là tàu tên lửa thứ 4 và thứ 5 thuộc lớp Buyan-M được đóng cho Hải quân Nga theo hợp đồng với nhà máy đóng tàu Zelenodolsk AM Gorky.
Việc chúng được đưa vào trang bị chính thức trong thời điểm này gây chú ý do trước đó, 3 tàu tên lửa lớp Buyan-M thuộc Hạm đội biển Caspian đã tạo ra bất ngờ lớn khi phóng tên lửa hành trình tấn công các mục tiêu IS ở Syria hôm 7/10.
Tàu chiến lớp Buyan-M cùng với tên lửa Kalibr vừa gây kinh ngạc cho siêu cường số 1 thế giới là Mỹ vì sức mạnh khủng khiếp mà chúng thể hiện trong cuộc chiến của Nga ở Syria. 3 tàu chiến lớp Buyan-M của Hạm đội Caspian đã phóng 26 tên lửa hành trình 3M-14T Kalibr vượt 1.500km tiêu diệt chính xác 11 mục tiêu của lực lượng khủng bố mang tên Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở Syria. Vụ việc này khiến nhiều nước không chỉ sốc trước sức mạnh tên lửa Kalibr mà còn kinh ngạc trước năng lực của tàu chiến lớp Buyan-M của Nga.
Video đang HOT
Tàu hộ tống tên lửa lớp Buyan-M là một biến thể nâng cấp từ loại tàu tuần tra Project 21360 ở một số hệ thống điện tử, vũ khí mạnh và thiết kế lại cấu trúc thân tàu.
Tuy chỉ có lượng giãn nước 950 tấn nhưng tàu hộ tống hạm Buyan-M lại được trang bị những hệ thống vũ khí hiện đại bậc nhất của Hải quân Nga và trên thế giới hiện nay.
Vũ khí tấn công chủ lực của tàu hộ tống Buyan-M là 8 tên lửa hành trình Kalibr đặt trong các ống phóng thẳng đứng. Tổ hợp Kalibr trên tàu chiến Buyan-M được trang bị hai loại đạn tên lửa gồm: Đạn chống hạm 3M-54T đạt tầm bắn phóng 440-660km, tốc độ bay siêu âm Mach 2,9, mang đầu đạn 200kg; đạn đối đất 3M-14T đạt tầm bắn 1.500-2.500km, tốc độ cận âm Mach 0,8, mang đầu đạn 450kg. Tùy từng nhiệm vụ tác chiến mà một hoặc cả hai loại tên lửa sẽ được lắp vào bệ phóng thẳng đứng.
Ngoài ra, tàu còn được trang bị 1 bệ phóng tên lửa phòng không, với 12 đạn tên lửa Igla-1M (3M-47 Gibka) sẵn sàng chiến đấu. Tên lửa Igla-1M có thể tiêu diệt hiệu quả các loại mục tiêu trên không trong cự li tới 15km.
Tàu chiến lớp Buyan-M sử dụng pháo hạm 100mm A-190 có thiết kế góc cạch, tăng khả năng tàng hình trước radar cho tổng thể con tàu. Pháo A-190 đạt tầm bắn hiệu quả 23km, tốc độ bắn 80 phát/phút.
Đặc biệt, để chống lại các mối đe dọa tên lửa chống hạm của đối phương, Buyan-M sử dụng tổ hợp phòng thủ tầm gần 12 nòng 30mm AK-630M-2 Duet, pháo có tốc độ bắn lên tới 10.000 phát/phút.
Tàu hộ tống Buyan-M có chiều dài 74m, rộng 2,6m, cao 11m. Tàu được vận hành bởi có thể di chuyển với tốc độ tối đa 25 hải lý/giờ, bán kính hoạt động 1.500 hải lý, thời gian hoạt động liên tục 10 ngày.
Việc tàu chiến lớp Buyan-M bắn tên lửa Kalibr đã đánh dấu việc Mỹ mất đi vị thế độc tôn tấn công tầm xa với tên lửa Tomahawk lừng danh. Washington không khỏi choáng váng bởi lâu nay họ vẫn nghĩ Nga không thể có tên lửa hành trình tầm bắn lên tới 1.500km.
Trong khi, tên lửa Tomahawk chỉ có thể triển khai trên tàu chiến Aegis cỡ 9.000-10.000 tấn hoặc tàu ngầm hạt nhân cỡ lớn thì Kalibr có thể tích hợp trên tàu cỡ nhỏ. Cụ thể, các tàu chiến lớp Buyan-M chỉ có lượng giãn nước chưa tới 1.000 tấn. Đây rõ ràng là bước đột phá về công nghệ và nghệ thuật tác chiến hải quân của lực lượng Nga. Các tàu chiến nhỏ sở hữu khả năng tấn công không hề thua kém tàu chiến cỡ lớn.
Đan Khanh (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Nga đưa tên lửa hiện đại nhất thế giới vào vị trí trực chiến
Một lữ đoàn được trang bị hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumph đã được đưa vào vị trí trực chiến tại Kamchatka, vùng Viễn Đông của Nga. Đó là thông tin vừa được người phát ngôn của Quân khu miền Đông của Nga - ông Roman Martov đưa ra hôm 7/8.
"Chuẩn Đô đốc Sergey Lyapin, Chỉ huy Lực lượng ở miền Đông bắc nước Nga, người tham gia lễ đưa lữ đoàn này vào vị trí trực chiến đã ca ngợi năng lực chuyên nghiệp của các sỹ quan điều khiển lữ đoàn và bày tỏ sự tự tin rằng biên giới phía đông của Nga sẽ khó lòng bị xâm phạm khi có hệ thống này", Đại úy Martov cho hay.
S-400 Triumf là hệ thống tên lửa đất đối không tầm trung đến tầm xa, có thể tham gia tấn công hiệu quả tất cả các mục tiêu ở trên không trong tương lai. Loại tên lửa tối tân này do Tập đoàn NPO Almaz-Antey thiết kế và phát triển. Nó được thiết kế để bảo vệ các mục tiêu quân sự và dân sự khỏi sự tấn công của máy bay, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo. S-400 Triumf được đánh giá là một trong những loại tên lửa hiện đại nhất thế giới.
S-400 có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở độ cao từ 5m đến 30km trong phạm vi 400km. Những mục tiêu mà tên lửa S-400 có thể tiêu diệt là các thiết bị bay, máy bay không người lái, tên lửa đạn đạo chiến thuật, tên lửa hành trình, máy bay do thám, máy bay chiến lược và chiến thuật có tầm hoạt động không quá 3.500km và tốc độ bay tối đa 4,8 km/s. S-400 Triumph có thể tác chiến trong mọi điều kiện địa hình, thời tiết, trong môi trường có nhiễu cường độ mạnh và chế áp điện tử cao.
Thông thường, một tiểu đoàn S-400 thường biên chế: xe radar trinh sát, xe đài điều khiển hỏa lực và 8-12 xe mang bệ phóng tên lửa.
Một trong những đặc tính khiến S-400 trở thành hệ thống tên lửa độc nhất vô nhị trên thế giới là nó có khả năng cùng lúc giám sát 300 mục tiêu khác nhau và bắn hạ 36 mục tiêu chỉ bằng một lần phóng.
Ngoài ra, S-400 cũng nổi trội ở khả năng cơ động. Đây là một hệ thống phòng không toàn diện có thể được thiết lập ngay trên mặt đất, ở bất cứ đâu chỉ trong vòng vài phút.
Mỗi hệ thống S-400 đều có một số thiết bị trọng yếu. Ngoài bệ phóng còn có một trạm chỉ huy và 2 radar. Trong đó, một radar giám sát bầu trời, tìm kiếm mục tiêu. Sau khi mục tiêu rơi vào tầm ngắm, chiếc radar thứ hai sẽ bắt đầu bám theo hành trình của nó. Lúc này, bộ phận chỉ huy sẽ xin lệnh có loại bỏ mục tiêu hay không.
S-400 Triumph được kỳ vọng sẽ trở thành xương sống của lực lượng tên lửa phòng không của Nga trước năm 2020.
(tổng hợp)Đan Khanh
Theo_VnMedia
Nga điều thêm siêu tuần dương hạm Varyag đến bờ biển Syria Trong một động thái mới nhất, Nga sẽ điều tuần dương hạm Varyag đến Syria, hợp thành bộ đôi chiến hạm phòng không siêu mạnh cùng với tuần dương hạm Moskva. Nga điều tuần dương hạm Varyag đến Syria Ngày 9-12, Hãng thông tấn TASS viện dẫn một nguồn tin trong phái đoàn hải quân Nga đang tham dự cuộc tập trận hải...