Tàu chiến Mỹ đi qua eo biển Đài Loan, gây sức ép với Trung Quốc
Hai tàu chiến Mỹ đi qua eo biển Đài Loan hôm 24.1 trong khi Bắc Kinh đưa hàng loạt tàu chiến đến gần cực nam của hòn đảo này để tập trận quân sự.
Tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS McCampbell.
Theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS McCampbell và tàu USNS Walter S. Diehl đã có chuyến tuần tra “thông thường” qua eo biển Đài Loan theo “đúng luật pháp quốc tế”, phát ngôn viên Hạm đội Thái Bình Dương, Tim Gorman nói với CNN.
“Việc các tàu chiến đi qua eo biển Đài Loan đã thể hiện cam kết của Mỹ trong tự do hàng hải ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương”, Gorman nói. “Hải quân Mỹ sẽ tiếp tục bay, đi qua ở tất cả những đâu mà luật pháp quốc tế cho phép”.
Mỹ từng đưa tàu chiến qua eo biển Đài Loan hồi tháng 10 và tháng 11 năm ngoái, theo sát là các tàu chiến Trung Quốc.
Sự xuất hiện của hai tàu chiến Mỹ được dự báo sẽ tiếp tục làm xói mòn mối quan hệ Mỹ-Trung. Hai nước hiện vẫn chưa tìm được tiếng nói chung trong vấn đề căng thẳng thương mại, với thời hạn chót vào ngày 1.3.
Đài Loan xác nhận rằng hai tàu chiến Mỹ đã đi qua khu vực. Trong khi đó, không quân Trung Quốc nói đã điều máy bay ném bom H6, máy bay cảnh báo sớm KJ500 qua eo biển Bashi, khu vực nằm giữa Philippines và Đài Loan, hướng ra Tây Thái Bình Dương.
Video đang HOT
Trước đó, tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS McCampbell đã tham gia tập trận chung cùng tàu chiến Anh ở BIển Đông. Đây là lần đầu tiên hai lực lượng hải quân có hoạt động chung kể từ năm 2010.
Đô đốc John Richardson, Tư lệnh Hải quân Mỹ, hồi tuần trước nói các tàu chiến Mỹ, bao gồm cả tàu sân bay, đều có quyền tự do đi qua eo biển Đài Loan.
“Chúng tôi không thấy có bất cứ sự hạn chế nào trong việc đi qua các vùng biển đó”, ông nói.
Theo Danviet
Đằng sau vụ 3 tàu chiến Ukraine bị chiến hạm Nga nã đạn, bắt sống
Căng thẳng Nga-Ukraine ở eo biển Kerch đã âm ỉ từ lâu và mới bùng phát sau vụ 3 tàu hải quân Ukraine bị lực lượng an ninh Nga bắt giữ khi quyết băng qua eo biển.
Tàu tuần tra của hải quân Ukraine bị Nga thu giữ.
Theo ABC News, 4 năm trước, chính phủ Ukraine thân phương Tây của Tổng thống Petro Poroshenko quay lưng về phía Nga để hướng đến phương Tây.
Nhưng Nga luôn nhắc nhở Ukraine rằng những lợi ích của Moscow không thể bị tước đoạt một cách đơn giản. Đó là lý do Moscow hỗ trợ phe ly khai miền đông Ukraine, sáp nhập bán đảo Crimea vào liên bang Nga và mới đây nhất là đóng cửa eo biển Kerch.
Điểm yếu của Nga là việc bán đảo Crimea nằm tách biệt với lãnh thổ Nga, với eo biển Kerch là nơi duy nhất nối liền biển Azov và biển Đen. Đó là lý do Nga gấp rút xây dựng cây cầu vượt biển do một nhà tài phiệt tài trợ.
Gần đây nhất, Nga đem tàu chở dầu cỡ lớn đến chắn ngang cây cầu, không cho bất cứ phương tiện nào từ biển Đen tiến vào biển Azov.
Hải quân Ukraine bị chia làm đôi, một ở Mariupol và một ở Odessa.
Nga nói 3 tàu hải quân Ukraine đã liều lĩnh vượt hàng rào phong tỏa, tiến vào eo biển Kerch mà không báo trước. Một số chuyên gia nói đây là màn dàn dựng khủng hoảng của Tổng thống Poroshenko trước thềm bầu cử.
Với việc Nga bắt sống 3 tàu chiến Ukraine, làm bị thương một vài thủy thủ, thật khó để nghĩ hai bên có cách nào dàn xếp nhanh chóng để tuyến đường hàng hải ở eo biển Kerch được khai thông, theo ABC News.
Hải quân Ukraine cho đến nay bị chia làm hai, với một bên căn cứ Mariupol ở biển Azov và bên kia là căn cứ Odessa ở biển Đen. Hai lực lượng này hiện không thể hỗ trợ lẫn nhau.
NATO nhanh chóng lên tiếng ủng hộ Ukraine, nhưng kêu gọi các bên hạ nhiệt căng thẳng. Bởi rất có khả năng mọi chuyện vượt ra khỏi tầm kiểm soát, trở thành xung đột toàn diện.
Hải quân Ukraine hiện không đủ sức để dùng vũ lực mở eo biển Kerch. Bởi Nga sẽ đáp trả thẳng tay bất cứ hành động thách thức nào từ cả hai bên bờ eo biển.
Nga đưa tàu chở dầu chắn ngang đường tiến vào biển Azov từ biển Đen.
Quân đội Ukraine vẫn còn giải pháp tấn công từ đất liền, nhưng cũng hết sức mạo hiểm. Bởi nếu thất bại, Ukraine có thể mất nốt phần còn lại ở biển Azov, bao gồm quân cảng chiến lược Mariupol.
Không rõ hai bên có sẵn sàng cho xung đột toàn diện hay không. Nga cho đến nay vẫn giữ tàu chiến Ukraine, tạm giam các thủy thủ và một số người bị thương.
Ưu tiên hàng đầu của Tổng thống Poroshenko có lẽ là đưa họ về nhà an toàn. Nhưng chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo? ABC News cảnh báo rằng sự kiện này có thể sẽ khơi mào trở lại một cuộc chiến tranh ở châu Âu mà có lẽ nhiều người đã lãng quên.
Theo Danviet
Mỹ cân nhắc điều thêm tàu chiến qua eo biển Đài Loan Các quan chức Mỹ giấu tên tiết lộ nước này đang cân nhắc tăng cường điều tàu chiến di chuyển qua eo biển Đài Loan nhằm đảm bảo tự do hàng hải. Tàu khu trục Mỹ di chuyển qua eo biển Đài Loan hồi tháng 7.2018 HẢI QUÂN MỸ Reuters ngày 21.10 dẫn lời các quan chức Mỹ giấu tên tiết lộ họ...