Tàu chiến Mỹ đã tới Philippines tham gia tập trận CARAT 2011
Hai tàu khu trục mang tên lửa định hướng USS Chung-Hoon (DDG-93), USS Howard (DDG-83) và 1 tàu cứu hộ USNS Safeguard (T-ARS 50) của Mỹ đã đến Palawan, Philippines tham gia cuộc tập trận CARAT 2011 bắt đầu vào ngày mai (28/6).
Hãng tin GMA News (Philippines) hôm nay cho biết, ba tàu chiến của Mỹ đã tới Palawan tham gia các cuộc tập trận song phương thường niên với Philippines mang tên Hợp tác sẵn sàng và huấn luyện trên biển (CARAT) vào ngày mai.
Ngoài hai tàu khu trục mang tên lửa định hướng USS Chung-Hoon (DDG-93), USS Howard (DDG-83) cùng một tàu cứu hộ USNS Safeguard (T-ARS 50), sẽ có 800 thủy thủ tham gia cuộc tập trận chung lần thứ 17 này giữa hai nước.
Các cuộc diễn tập hải quân sẽ diễn ra trong phạm vi quản lý của lực lượng hải quân vùng Tây Philippines, nơi căng thẳng đã leo thang trong những tuần gần đây do sự quả quyết của Trung Quốc trong việc khẳng định tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết diện tích Biển Đông, chồng lấn lên một phần hoặc toàn bộ tuyên bố của Philippines, Malaysia, Việt Nam, Brunei và Đài Loan. Philippines và Trung Quốc – hai trong số 6 bên có tuyên bố chủ quyền tại quần đảo Trường Sa, đã khẩu chiến qua lại sau một số vụ đụng độ ở khu vực tranh chấp này những tháng đầu năm nay.
Tuy nhiên, Chỉ huy Bộ tư lệnh miền Tây quân đội Philippines, Trung tướng Juancho Sabban nhấn mạnh các cuộc tập trận song phương này không có mối liên hệ gì với tranh cãi lãnh thổ đang diễn ra với Trung Quốc xung quanh quần đảo Trường Sa còn đang tranh chấp. Ông Sabban nói “các cuộc tập trận CARAT đã được lên kế hoạch từ trước và không nên xem đó là một dạng khiêu khích”.
Tàu khu trục Mỹ USS Howard (DDG-83) sẽ tham gia tập trận CARAT 2011
Trong khi đó, Hải quân Philippines và Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ đang hoàn tất công tác chuẩn bị cho cuộc tập trận CARAT 2011. “Hoạt động này là một phần của Hiệp ước phòng vệ giữa Mỹ và Philippines được thực hiện hàng năm”, Hải quân Philippines cho biết trong một thông báo trên website của mình.
Được biết, mục đích chính của cuộc tập trận lần này là nhằm đẩy mạnh quan hệ hợp tác giữa hải quân hai nước qua việc trao đổi kiến thức, kỹ năng trong lĩnh vực hoa tiêu và các hoạt động hải quân, đặc biệt là phòng thủ biển, an ninh cảng, bảo bệ nguồn tài nguyên và đối phó với thiên tai.
Thời gian huấn luyện trên biển CARAT 2011 sẽ tập trung vào phát triển các khả năng an ninh hàng hải ở những lĩnh vực như kiểm tra hàng hải, chia sẽ thông tin, các hoạt động tuần tra chung trên biển, gồm cả luyện tập chống cước biển và chống buôn lậu. Bên cạnh đó, huấn luyện trên bờ sẽ bao gồm các hoạt động thăm viếng, giao lưu tàu, các hoạt động cứu hộ, y tế, khám chữa răng quân dân sự…
Video đang HOT
Đại úy hải quân Mỹ David Welch, chỉ huy Đội đặc nhiệm 73.1 và cũng là chỉ huy của hải quân Mỹ trong cuộc tập trận CARAT lần này cho biết, hải quân hai nước cũng sẽ có các cuộc hội thảo về lập kế hoạch chiến dịch, các hoạt động tìm kiếm cứu nạn, trợ giúp nhân đạo, cứu trợ thiên tai, hợp tác liên ngành và các công tác công chúng khác.
“Năm nay đánh dấu lần thứ hai CARAT được tổ chức tại Palawan. Trước đó, cuộc tập trận đã được tổ chức tại Puerto Princesa năm 2008, Cebu năm 2009 và Vịnh Subic năm 2010″ – David Welch nói. “Hải quân Mỹ và hải quân Philippines đã có lịch sử hợp tác với nhau từ lâu. Các cuộc tập trận như CARAT đem lại cho chúng tôi cơ hội lớn để rèn luyện kỹ năng, gia tăng khả năng phối hợp hiệp đồng”, Welch nhấn mạnh.
CARAT là một trong rất nhiều các cuộc tập trận song phương giữa hải quân Mỹ và các lực lượng vũ trang của Bangladesh, Brunei, Campuchia, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan. Được biết, Việt Nam cũng sẽ tham gia một cuộc tập trận tương tự CARAT với tên gọi Hoạt động giao lưu hải quân (NEA).
Giữa tháng 6 vừa qua, một cuộc tập trận chung giữa hải quân Mỹ và hải quân 6 nước ASEAN mang tên SEACAT cũng đã diễn ra ở biển Sulu, biển Celebes và Eo biển Malacca.
Theo Bee.net.vn
Tướng Trung Quốc ngạo mạn dọa cho Việt Nam "một bài học"
Trang web của hãng Thông tấn Bình luận Trung Quốc ngày 25-6 dẫn lời Thiếu tướng Bành Quang Khiêm ngạo mạn tuyên bố rằng Trung Quốc từng dạy Việt Nam một bài học và có thể cho Việt Nam bài học lớn hơn.
Ông Bành là Phó tổng thư ký Ủy ban Chính sách An ninh Quốc gia, Hội Nghiên cứu Khoa học chính sách Trung Quốc,
Tàu Bình Minh 02 sau khi bị tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp đã tiếp tục ra khơi khảo sát
Trả lời phỏng vấn của phóng viên hãng Thông tấn Bình luận Trung Quốc, tướng Bành Quang Khiêm nói tranh chấp Biển Đông tồn tại từ lâu và tình hình biển Đông đột nhiên căng thẳng là do Việt Nam và Philippines gần đây "liên tục khiêu khích".
Viên tướng này nói: "Trung Quốc từng dạy Việt Nam một bài học, nếu Việt Nam không chân thành sẽ còn nhận bài học lớn hơn".
Ông Bành còn dùng những ngôn từ kích động rằng "nếu Việt Nam tiếp tục diễu võ dương oai, múa trên lưỡi dao, sớm muộn có ngày Việt Nam sẽ ngã trên lưỡi dao".
Trước đó, báo Văn Hối, vốn được coi là tiếng nói của Bắc Kinh ở Hong Kong ngày 18-6 cũng đã đăng bài xã luận chỉ rõ Trung Quốc phải làm tốt công tác chuẩn bị về mặt quân sự để nếu các nước liên quan khăng khăng làm theo ý mình và có hành động khiêu khích thái quá trên biển Đông thì họ sẽ bị giáng trả mạnh mẽ.
Bài xã luận của tờ Văn Hối, cộng với phát biểu vừa qua của một quan chức cao cấp phụ trách vấn đề an ninh Trung Quốc đã thể hiện thái độ không nhất quán của một số quan chức nước này xung quanh vấn đề Biển Đông.
Trước đó, về mặt chính thức, Trung Quốc luôn cao giọng nhấn mạnh tới "hòa bình" và chỉ có một bộ phận cư dân mạng sử dụng ngôn từ mang tính chất quyết liệt như "khai chiến" trên các trang web quân sự.
Trong cuộc Đối thoại Shangri-la lần thứ 10 tại Singapore từ 3 đến 5-6, chính Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt đã có bài phát biểu nhấn mạnh cam kết của Trung Quốc về việc phát triển hòa bình.
Trong khi ấy, trước và sau bài phát biểu của ông Lương Quang Liệt tại Đối thoại Shangri-la, các tàu của Trung Quốc đã liên tục có những hành vi gây hấn, cắt cáp các tàu thăm dò Bình Minh 02 và Viking II của tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, trong lúc các tàu này đang khảo sát hoặc tiến hành thăm dò địa chất tại vùng biển nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Sự việc tàu Trung Quốc liên tục có hành vi gây hấn tại vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam cũng đã gây quan ngại trong giới học giả quốc tế.
Giáo sư Carl Thayer, hiện đang công tác tại Khoa Nhân văn và Xã hội học trường ại học New South Wales của Australia, cho rằng: "Hành động cắt dây cáp của Trung Quốc trong vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam đã vi phạm luật biển quốc tế và làm cho vùng biển này không còn an toàn như trước. Tàu Việt Nam đang làm việc trong vùng biển đặc quyền kinh tế mà Công ước về luật biển quốc tế đã quy định cho họ. Hành động này rõ ràng đã chấm dứt những gì lạc quan nhất mà Trung Quốc và ASEAN đã và đang thương thảo về Biển Đông".
Còn trong cuộc hội thảo về an ninh Biển Đông do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) của Mỹ hôm 21-6 vừa qua, giáo sư Peter Dutton của Đại học Hải quân Mỹ cho rằng hiện có hai cơ chế là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) và Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC).
Ông nhấn mạnh: "UNCLOS nói rõ rằng tuyên bố về quyền tài phán của một quốc gia đối với tài nguyên phải dựa trên yếu tố địa lý của đường bờ biển. Việc Trung Quốc tuyên bố quyền tài phán trong đường chữ U, hay đường 9 khúc, mà không đề cập dù là gián tiếp đến các đặc điểm địa lý từ bờ biển hay đường cơ sở là một vi phạm căn bản luật quốc tế."
Cũng tại hội thảo này, Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain đã nêu đích danh Trung Quốc là nguyên nhân gây ra căng thẳng ở Biển Đông đồng thời khẳng định những tuyên bố chủ quyền của nước này là "không có cơ sở nào theo luật quốc tế".
Tại cuộc hội thảo quốc tế "Triển vọng hợp tác, những vấn đề hội tụ và động lực ở Biển Đông" do Trung tâm Habibie của Indonesia phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu chiến lược châu Á (CASS) của Ấn Độ tổ chức tại Jakarta mới đây, tiến sĩ Ian Storey, thuộc Viện nghiên cứu Đông Nam Á (Singapore), cho rằng những vụ việc đã và đang xảy ra cho thấy tình hình ở Biển Đông đang diễn tiến đáng quan ngại.
Theo nhà nghiên cứu về an ninh hàng hải khu vực Iskander Rehman, cách hành xử của Trung Quốc "đã dẫn tới sự căng thẳng không chỉ với tàu Việt Nam mà cả các tàu của Mỹ, Nhật Bản và Philippines."
Như thế, một cách khách quan nhất, chính Trung Quốc mới là bên khiến cho tình hình biển Đông trở nên căng thẳng, và phát biểu trên của ông Bành Quang Khiêm càng làm sai lệch bản chất của sự việc và cho thấy phía Trung Quốc luôn sẵn sàng hăm dọa dùng vũ lực với các nước láng giềng trong khu vực.
Ngược lại, trước sau như một, Việt Nam luôn khẳng định quyết tâm và lập trường của mình là thực hiện nghiêm túc các quy định của Công ước Luật Biển cũng như Tuyên bố về các ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) nhằm xây dựng khu vực Biển Đông thành khu vực hòa bình, hợp tác, hữu nghị và ổn định.
Tại Hội nghị lần thứ 21 các quốc gia thành viên Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 đã diễn ra từ ngày 13-17/6, tại New York, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Đại sứ, Trưởng phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc Lê Lương Minh khẳng định việc gần đây Trung Quốc liên tục phá hoại hoạt động khảo sát bình thường do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tiến hành trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, là những hành vi có chủ ý, được tính toán kỹ, nhằm mục đích biến các vùng biển hoàn toàn thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam thành khu vực tranh chấp, xâm phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, vi phạm các quy định và nguyên tắc cơ bản của Công ước.
Trưởng đoàn Việt Nam cũng bác bỏ đường yêu sách 9 đoạn của Trung Quốc ở Biển Đông, khẳng định đường yêu sách này hoàn toàn không có bất cứ cơ sở pháp lý quốc tế nào, đặc biệt là theo Công ước Luật Biển.
Chia sẻ quan điểm của Việt Nam, nhiều nước ASEAN đã phát biểu nhấn mạnh cần phải tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định của Công ước Luật Biển khi tiến hành các hoạt động trên biển; đề cao sự cần thiết của việc duy trì hòa bình, ổn định và an ninh ở khu vực Biển Đông, thực hiện đầy đủ DOC và tiến tới sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Theo tuoitre
Mỹ, Philippines sắp tập trận gần Biển Đông Hải quân Mỹ và Philippines sẽ tiến hành cuộc tập trận kéo dài 11 ngày từ tuần tới tại vùng biển gần Biển Đông. Khu trục hạm USS Chung-Hoon. Ảnh: Defense.pk. AFP dẫn một thông báo chung cho biết tập trận sẽ bắt đầu vào ngày 28/6. Thông báo được đưa ra sau khi Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cam kết Washington sẵn...