Tàu cao tốc nhanh nhất thế giới 450km/h của Trung Quốc sắp vận hành
Tàu cao tốc hình viên đạn với vận tốc nhanh nhất thế giới ở thời điểm hiện tại đạt 450km/h dự kiến đi vào vận hành trong năm 2025 tại Trung Quốc.
Ngày 25/12, tàu cao tốc CR450 chạy thử từ thành phố Thiên Tân tới Bắc Kinh, thu hút sự chú ý từ truyền thông và dư luận thế giới.
Theo mô tả, tàu có hình dáng giống mũi tên còn phần mũi hình viên đạn. Tốc độ chạy thử nghiệm đạt 450km/h còn khi vận hành thực tế có thể là 400km/h. Qua đó, đây sẽ là tàu cao tốc chở khách nhanh nhất thế giới ở thời điểm hiện tại.
Hình ảnh hiếm hoi về tàu cao tốc CR450 của Trung Quốc với vận tốc 450km/h sắp đi vào hoạt động năm 2025 (Ảnh: Weibo).
Hình ảnh rò rỉ cho thấy, tàu CR450 có 8 toa, thiết kế hình mũi tên nhiều góc cạnh. 8 toa với số seri được phủ bằng băng dính trắng.
Thân tàu không được sơn nhưng có thể nhìn thấy thương hiệu Phục Hưng. Điều này cho thấy đoàn tàu mới được xây dựng trên nền tảng tàu CR400 ra mắt vào năm 2017.
Video đang HOT
Theo dữ liệu thông tin chính thức, tàu CR450 nặng khoảng 10 tấn, nhẹ hơn 12% so với mẫu tàu CR400 hiện tại. Lực cản vận hành và mức tiêu thụ năng lượng giảm 20% trong khi hiệu suất phanh tăng cùng mức.
Những dữ liệu cải tiến này giúp tăng tốc độ vận hành thương mại thêm 50km/h mà không ảnh hưởng đến mức độ tiếng ồn hoặc hiệu suất năng lượng của tàu.
Tuyến Thành Đô – Trùng Khánh được xây dựng theo tiêu chuẩn cao, được coi là ứng cử viên có khả năng cho tàu CR450 hoạt động ở tốc độ thiết kế tối đa.
Vào tháng 9, Tập đoàn Đường sắt Nhà nước Trung Quốc tuyên bố, đoàn tàu CR450 đã bước vào giai đoạn lắp ráp hoàn chỉnh.
So với nhiều quốc gia phát triển trên thế giới, Trung Quốc xây dựng hệ thống đường sắt cao tốc muộn hơn, nhưng hiện trở thành mạng lưới hoạt động lớn nhất. Mạng lưới đường sắt quốc gia này đạt chiều dài 159.000km trong đó có hơn 45.000km là đường sắt cao tốc, theo số liệu được tờ SCMP cập nhật cuối năm 2023.
Mạng lưới tàu cao tốc Phục Hưng hiện vận hành ở 31 tỉnh thành trên khắp quốc gia tỷ dân. Hệ thống vận chuyển hơn 10 triệu lượt khách mỗi ngày, tới 96% thành phố ở Trung Quốc.
Từ khi ra mắt, tàu Phục Hưng nhận được rất nhiều lời khen ngợi từ du khách trong nước và quốc tế. Trên các nền tảng mạng xã hội, nhiều video được du khách chia sẻ về trải nghiệm ngồi tàu mang lại cảm giác “êm ru” khi lướt dọc theo chiều dài Trung Quốc.
Hiện Trung Quốc còn phát triển một dự án đầy tham vọng khác với tàu cao tốc vận hành ở tốc độ khoảng 1.000km/h là loại thế hệ mới trong tương lai.
Trung Quốc còn phát triển dự án đầy tham vọng khác về tàu cao tốc chạy 1.000km/h nhanh hơn máy bay chở khách, nhưng phải di chuyển trong ống chân không (Ảnh minh họa: Global Times).
Theo Tân Hoa Xã, dù vẫn trong quá trình nghiên cứu và phát triển, nhưng các kỹ sư trong nhóm nghiên cứu cho biết, thế hệ tàu cao tốc mới này có thể đạt tốc độ nhanh hơn máy bay thương mại chở khách nhờ đường ống cận chân không và sử dụng đệm từ.
Mega Constructions cho biết, đó là thế hệ tàu cao tốc Maglev Railway. Nếu dự án đi vào hoạt động, du khách di chuyển từ Thượng Hải tới Hàng Châu sẽ rút ngắn thời gian xuống chỉ còn 9 phút. Thậm chí, việc đi lại giữa các thành phố lớn tại Trung Quốc chỉ diễn ra trong vòng chưa tới 10 phút.
Với vận tốc này thậm chí tàu cao tốc còn di chuyển nhanh hơn máy bay. Điều này được kỳ vọng sẽ cạnh tranh trực tiếp với ngành hàng không.
Nhóm kỹ sư của phòng đệm từ và lực đẩy đệm từ thuộc Tập đoàn Công nghiệp và Khoa học Hàng không Vũ trụ Trung Quốc cũng tham gia nghiên cứu dự án.
Sau những cuộc thử nghiệm thành công trong ống chân không, công nghệ này hứa hẹn sẽ cách mạng hóa hệ thống giao thông trong tương lai ở Trung Quốc cũng như trên thế giới.
Trung Quốc áp dụng hệ thống lực kéo đồng bộ nam châm vĩnh cửu cho tàu cao tốc
Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, với sự phát triển nhanh chóng của đường sắt cao tốc, tàu cao tốc đã trở thành phương tiện giao thông quan trọng của đại bộ phận người dân Trung Quốc.
Hiện nước này đang nỗ lực thúc đẩy xanh hóa việc đi lại bằng phương tiện thuận lợi này.
Trung Quốc hiện có mạng lưới đường sắt cao tốc dài nhất thế giới. Ảnh minh họa: TTXVN phát
Ông Phùng Giang Hoa nhà khoa học trưởng công ty TNHH cổ phần chế tạo toa xe lửa Trung Quốc (CRRC), kỹ sư trưởng Công ty TNHH Viện nghiên cứu Chu Châu (Zhuzhou Institute Co. Ltd.) cho biết trong tương lai gần, Trung Quốc sẽ áp dụng hệ thống lực kéo đồng bộ nam châm vĩnh cửu được phát triển độc lập trong nước cho các đoàn tàu cao tốc, có tốc độ cao hơn, qua đó giúp tiết kiệm năng lượng hơn và xanh hơn. Theo ông Phùng Giang Hoa, hệ thống lực kéo đồng bộ nam châm vĩnh cửu là sản phẩm chủ đạo của hệ thống lực kéo thế hệ tiếp theo dành cho vận tải đường sắt. So với hệ thống lực kéo động cơ không đồng bộ truyền thống, hệ thống lực kéo đồng bộ nam châm vĩnh cửu nhỏ hơn và nhẹ hơn, đồng thời có hiệu suất tiết kiệm năng lượng tốt hơn, tỷ lệ tiết kiệm lên tới 30%.
Được biết, từ năm 2003, Công ty TNHH Viện nghiên cứu Chu Châu đã đi đầu trong việc thực hiện nghiên cứu hệ thống lực kéo đồng bộ nam châm vĩnh cửu trong lĩnh vực vận tải đường sắt. Năm 2015, đoàn tàu cao tốc đầu tiên của Trung Quốc được trang bị hệ thống lực kéo nam châm vĩnh cửu đã chính thức lăn bánh.
Kỹ sư trưởng Phùng Giang Hoa cho biết hiện Trung Quốc đang đẩy mạnh nghiên cứu phát triển tàu cao tốc có tốc độ cao hơn và hệ thống lực kéo đồng bộ nam châm vĩnh cửu đang trải qua các thử nghiệm tải, sau khi vận hành thử nghiệm và tích lũy dữ liệu, tạo thêm động lực cho thiết bị giao thông thông minh, xanh, giúp đạt được vị thế đứng đầu thế giới về công nghệ lực kéo tàu cao tốc.
Trung Quốc tăng cường kết nối với Đông Nam Á qua đường sắt cao tốc Trung Quốc đang ấp ủ kịch bản về hành trình đường sắt vạn dặm từ Tây Nam nước này đến Singapore chỉ trong chưa đầy 30 tiếng đồng hồ. Thời gian qua, Trung Quốc đã dành nhiều nguồn lực để gia tăng kết nối với Đông Nam Á bằng tàu cao tốc. Hành khách lên chuyến tàu xuyên biên giới Lào - Trung...