Tàu cá Trung Quốc ra Trường Sa gặp trục trặc
Truyền hình Trung Quốc nói 7 chiếc tàu cá trong đội tàu đánh bắt trái phép ở Trường Sa gặp sự cố về tốc độ.
Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) cho biết trong đội tàu cá đánh bắt trái phép ở Trường Sa gặp sự cố tốc độ, lịch trình dự kiếnsẽ phải kéo dài.
Ngư dân Trung Quốc đánh bắt trái phép ở Trường Sa năm 2012 – Ảnh: hinews.cn
Theo đó, có 7 chiếc tàu trong đội tàu 32 chiếc không thểtheo kịp tốc độ chung do làm bằng gỗ nên không chạy nhanh được.
Vì thế, lịchtrình dự kiến 4 ngày từ đảo Hải Nam (Trung Quốc) đến khu vực Trường Sa sẽ phảithay đổi thành 10 ngày. Khoảng cách từ Hải Nam đến khu vực Trường Sa là 900 hảilý.
Video đang HOT
Bản tin của CCTV cũng nói về tàu tiếp tế hậu cần tổng hợp trọngtải 4.000 tấn và một tàu vận tải trọng tải 1.500 tấn làm nhiệm vụ bảo đảm vậttư thiết yếu như dầu, nước ngọt, đá cây, thực phẩm; quản lý an toàn hoạt động sảnxuất và hỗ trợ xử lý khẩn cấp cho đội tàu.
Chiếc tàu tiếp tế hậu cần Quỳnh Tam Á F8138 năm ngoái cũngtrong đội tàu cá ra đánh bắt trái phép ở Trường Sa được nói là tàu tiếp tế hiệnđại nhất của ngành đánh bắt hải sản nước này.
Ngoài những công cụ giúp chế biến, ướp lạnh và đóng gói cáđánh bắt được cũng như kho lạnh được nói là chứa được hàng ngàn tấn cá, chiếc tàu này còn mang theo hai máy lọcnước biển thành nước ngọt, mỗi ngày sản xuất 120 tấn nước ngọt.
Lượng nước này được CCTV nói là đủ cung cấp cho toàn bộ nhucầu nước ngọt của đội tàu. Năm ngoái, Trung Quốc cũng xua đội tàu 30 chiếc đến đánh bắt ở Trường Sa nhưng gần như không thu hoạch được gì.
Lương Á Bài, Giám đốc Hợp tác xã ngư nghiệp Tam Á tham giađoàn đánh cá trái phép năm 2012 nói: “Trước đây, rất ít ngư dân ra Nam Sa (tứcTrường Sa của Việt Nam) đánh cá vì đây là ngư trường lạ. Chúng tôi cũng không đánh bắt được nhiều”.
Những lời lẽ này cho thấy sự thật khác hẳn điều được truyềnthông Trung Quốc ra rả bấy lâu nay: Nam Hải (Biển Đông của Việt Nam) là ngư trườngtruyền thống của ngư dân Trung Quốc từ thời tổ tiên để lại.
Theo vietbao
Ngư dân Trung Quốc: Những tên trộm khét tiếng ở Biển Đông
Một báo cáo của Philippines cáo buộc ngư dân Trung Quốc đứng đầu danh sách đánh bắt trộm hải sản tại Biển Đông.
Ngư dân Trung Quốc là những kẻ đánh bắt trộm khét tiếng ở Biển Đông.
Theo tài liệu trên, 56% những kẻ đánh bắt trộm hải sản của Philippines kể từ tháng 3/1995 cho tới tháng 4 năm nay tại Biển Đông là ngư dân Trung Quốc.
Trong đó, ngư dân Trung quốc liên quan tới 45% các vụ đánh cá trộm ở các khu vực xung quanh đảo Palawan, nơi được xem là "mặt trận mới" của Philippines sau khi trở thành khu vực bất ổn mới nhất của đất nước.
Theo các nhà chức trách Philippines, trong suốt thời kỳ trên, đã có 91 vụ đánh bắt hải sản trộm liên quan đến 1.129 ngư dân nước ngoài tại Biển Đông, trong đó 629 ngư dân Trung Quốc gây ra 41 vụ.
Con số thông kê bao gồm cả vụ mới nhất xảy ra vào hồi tháng trước khi một tàu Trung Quốc chở 12 ngư dân bị phát hiện mắc kẹt tại rạn san hô Tubbataha, khu bảo tồn biển lớn nhất của Philippines được UNESSCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.
Riêng trong năm 2002, số lượng ngư dân Trung Quốc bị bắt liên quan đến các vụ đánh bắt trộm tại Biển Đông là lớn nhất, với 174 người liên quan tới 8 vụ riêng biệt. Trong năm đó, theo báo cáo của Philippines, các ngư dân Trung Quốc đã xâm nhập Tubbataha trái phép để săn bắt trộm không chỉ nguồn cá mà còn các loài rùa biển quý hiểm được bảo tồn tại đây.
Ngoài ra, xếp ở vị trí cao trong danh sách những kẻ săn trộm nước ngoài tại Biển Đông là Malaysia, Indonesia và Đài Loan. Trong đó, Malaysia có 147 ngư dân liên quan đến 15 vụ săn trộm bị bắt. Indonesia có 38 ngư dân với 7 vụ và Đài Loan, 10 công dân với 2 vụ đánh bắt trộm bị phát hiện.
Theo vietbao
5 tuổi IQ cao 147 nhưng không thích đi học Gus Dorman, một cậu bé 5 tuổi với chỉ số IQ 147, chưa bao giờ học tốt và luôn gặp khó khăn ở trường vì chán học. Gus Dorman, sống ở Illinois, Mỹ, sinh vào tháng 11/2007, được xem là một trong những thành viên trẻ nhất vừa được lựa chọn vào Câu lạc bộ những người thông minh vượt trội Mensa. Trong...