TATU Mạng xã hội âm thanh đầu tiên tại Việt Nam chính thức ra mắt: ‘Lời nói là tài sản’
Với châm ngôn “Lời nói là tài sản”, Mạng xã hội âm thanh TATU ( Talk to All, talk to You) đã chính thức ra mắt vào tối ngày 2/10 vừa qua để hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số Quốc gia.
Tối 2/10 vừa qua, sự kiện Tháng hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số Quốc gia và Ra mắt Mạng xã hội âm thanh TATU đã chính thức diễn ra tại Cung văn hóa Lao động Hữu Nghị Việt – Xô (Hà Nội). Chương trình là sự kiện đầu tiên để khởi động tháng chuyển đổi số Quốc gia với sự ra đời của TATU (Talk to All, Talk to You) – Mạng xã hội âm thanh đầu tiên của Việt Nam, giải pháp chuyển đổi số ngành Phát thanh.
Sự kiện ra mắt Mạng xã hội âm thanh TATU đã chính thức diễn ra vào tối 2/10 vừa qua
Sự kiện có sự tham gia của lãnh đạo Bộ Thông tin – Truyền thông, các bộ, ban, ngành và chuyên gia hàng đầu. Đặc biệt là sự góp mặt của nhiều nghệ sĩ lớn như ca sĩ Hoàng Thùy Linh, nhóm nhạc Da LAB, MC Nguyên Khang, hot Tiktoker Lê Bống,…
Sự kiện có sự góp mặt của nhiều nhà sáng tạo nội dung
Chương trình cũng có sự góp mặt của các đơn vị báo chí, truyền thông, các nhà sáng tạo nội dung đa nền tảng. Tất cả hội tụ với mục tiêu lan tỏa những giá trị tốt đẹp, đặc biệt là về âm thanh cho tương lai.
Tất cả hội tụ với mục tiêu lan tỏa những giá trị tốt đẹp về âm thanh
Video đang HOT
Bên cạnh sự tham gia của các nghệ sĩ, chương trình cũng mang đến nhiều phần trình diễn nghệ thuật thú vị. Màn ra mắt và kích hoạt Mạng xã hội âm thanh TATU được chuẩn bị vô cùng mới lạ, hấp dẫn.
Những màn biểu diễn nghệ thuật đặc sắc của ca sĩ Hoàng Thùy Linh, nhóm nhạc Da LAB,…
Với mong muốn thay đổi hành vi sử dụng smartphone từ việc nhìn sang nghe, Mạng xã hội âm thanh TATU như một giải pháp giúp người dùng trải nghiệm đa dịch vụ nghe, nói, tương tác, bình luận, chia sẻ cảm xúc bằng âm thanh trên một nền tảng mới lạ.
Bà Linh Trần – Giám đốc Mạng xã hội âm thanh TATU chia sẻ về sức mạnh của ứng dụng
Mạng xã hội âm thanh TATU có một số tính năng nổi bật như: Tương tác bằng giọng nói, kiếm tiền bằng các nội dung âm thanh, tổ chức các phòng livestream bằng âm thanh (live talk),… Với châm ngôn “Lời nói là tài sản”, ứng dụng không chỉ hướng tới việc trở thành nền tảng mạng xã hội sử dụng âm thanh để giải trí, chia sẻ mà còn giúp chính người sáng tạo nội dung kiếm thêm thu nhập.
Sự ra mắt của Mạng xã hội âm thanh TATU sẽ tạo ra một môi trường mạng xã hội lành mạnh, giúp người dùng thoải mái chia sẻ suy nghĩ, bình luận bằng giọng nói, tương tác đậm tính cá nhân. Đây sẽ là một sân chơi mới cho toàn dân, ở đó, ai cũng có thể trở thành nhà sáng tạo nội dung về âm thanh và kiếm tiền từ chính nội dung mình tạo ra.
Lãnh đạo bộ, ban, ngành và Giám đốc TATU ra mắt và kích hoạt mạng xã hội âm thanh TATU
Trong khuôn khổ chương trình, cuộc thi sáng tạo nội dung âm thanh “Talk to All – Talk to You” cũng được phát động với tổng trị giá giải thưởng lên đến 220 triệu đồng. Cuộc thi mong muốn gửi tới thông điệp cho các nhà sáng tạo nội dung: “Lời nói là tài sản, tham gia TATU sớm, để thành công tới sớm”. Nội dung chi tiết cuộc thi bạn có thể tham khảo Tại đây.
FPT công bố sản xuất thành công chip vi mạch "make in Vietnam", hiện thực hóa giấc mơ sản xuất linh kiện bán dẫn bởi trí tuệ Việt
FPT vừa chính thức ra mắt dòng chip vi mạch đầu tiên ứng dụng trong sản phẩm Internet vạn vật (IoT) cho lĩnh vực y tế.
Thiết kế hoàn thiện tại Việt Nam được chuyển tới nhà máy đặt tại Hàn Quốc để sản xuất và đóng gói. Trong 2 năm tiếp theo, FPT dự kiến cung ứng ra thị trường toàn cầu 25 triệu đơn vị chip.
FPT vừa chính thức ra mắt dòng chip vi mạch đầu tiên ứng dụng trong sản phẩm Internet vạn vật (IoT) cho lĩnh vực y tế.
Thiết kế hoàn thiện tại Việt Nam được chuyển tới nhà máy đặt tại Hàn Quốc để sản xuất và đóng gói. Trong 2 năm tiếp theo, FPT dự kiến cung ứng ra thị trường toàn cầu 25 triệu đơn vị chip.
Mẫu tấm wafer chip vi mạch đầu tiên của FPT Semiconductor.
FPT Semiconductor - Công ty thiết kế và sản xuất chip vi mạch (trực thuộc FPT Software - công ty thành viên Tập đoàn FPT) vừa chính thức ra mắt dòng chip vi mạch đầu tiên ứng dụng trong sản phẩm Internet vạn vật (IoT) cho lĩnh vực y tế, hiện thực hóa giấc mơ sản xuất linh kiện bán dẫn khởi tạo bởi trí tuệ Việt.
Dòng chip bán dẫn tích hợp (IC - Integrated Circuit) được các kỹ sư của FPT Semiconductor trực tiếp thiết kế và đặt ra cấu trúc, hướng đến phục vụ cho các ngành công nghiệp, sản phẩm cụ thể. Thiết kế hoàn thiện tại Việt Nam được chuyển tới nhà máy đặt tại Hàn Quốc để sản xuất và đóng gói.
Khách hàng đầu tiên và hiện là đối tác chiến lược của doanh nghiệp cùng phối hợp để phân phối các sản phẩm chip của FPT Semiconductor ở các thị trường Úc, Đài Loan, Trung Quốc. Không chỉ đưa sản phẩm đến thị trường nước ngoài, FPT Semiconductor định hướng tập trung triển khai, cung cấp chip "Make in Vietnam" đến các tập đoàn trong nước, nhằm phát triển bền vững và góp phần hoàn thiện chuỗi cung ứng sản xuất các thiết bị cho người dùng tại Việt Nam, trong giai đoạn 2023 - 2025.
Trong 2 năm tiếp theo, FPT Semiconductor dự kiến cung ứng ra thị trường toàn cầu 25 triệu đơn vị chip. Đồng thời, doanh nghiệp đặt kế hoạch đưa ra thị trường thêm 7 dòng chip khác nhau trong năm 2023, phục vụ cho hàng loạt lĩnh vực công nghệ, viễn thông, IoT, thiết bị chiếu sáng, thiết bị thông minh, công nghệ trên ô tô, năng lượng, điện tử điện lạnh.
Trong bối cảnh đến năm 2024, ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam được dự báo sẽ vượt giá trị 6,16 tỷ USD (theo báo cáo từ Technavio), FPT Semiconductor đặt mục tiêu trở thành nhà cung cấp chip thương hiệu Việt cho chính các công ty, tập đoàn ở trong nước.
Ông Nguyễn Vinh Quang - Giám đốc điều hành FPT Semiconductor cho biết: " Việc thành lập FPT Semiconductor là một bước tiếp nối hoài bão và ước mơ của nhiều thế hệ người Việt. Có thể nhiều người chưa biết, chúng ta đã từng có nhà máy bán dẫn Việt Nam, vào năm 1979, được biết đến với cái tên nhà máy Z181, cung ứng rất nhiều thiết bị bán dẫn cho thị trường Đông Âu. Với tiêu chí "chip Make in Vietnam, Made by FPT", chúng tôi có kế hoạch thiết kế và thương mại hóa sản phẩm chip, đưa những dòng chip đến với thị trường trong nước, cũng như nước ngoài như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Mỹ, Châu Âu, Trung Quốc..."
Tấm wafer chip vi mạch đặt trong hộp đóng gói.
Chip vi mạch bán dẫn tích hợp đóng vai trò tiên quyết trong các thiết bị, quyết định hiệu suất làm việc và ảnh hưởng lớn đến giá thành của tất cả các hệ thống điện tử. Trong bối cảnh doanh nghiệp trên toàn thế giới tăng tốc trong cuộc đua chuyển đổi số, phát triển hệ sinh thái thiết bị, việc sản xuất chip vi mạch bán dẫn tích hợp trở thành xương sống cho hệ thống điện tử và ngành công nghệ phát triển.
Theo Gartner, năm 2021, ngành vi mạch bán dẫn toàn cầu mang về doanh thu gần 600 tỷ đô la Mỹ. Tại Việt Nam, số lượng tổ chức và doanh nghiệp trong ngành chip vi mạch bán dẫn, phần lớn tập trung vào các trường đại học kỹ thuật hoặc các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư nhà máy sản xuất.
Người tố cáo Facebook ra mắt tổ chức chống lại các tác hại của mạng xã hội Frances Haugen, cựu nhân viên Facebook hôm 22/9 đã công bố một tổ chức phi lợi nhuận mới, với mục tiêu làm lành mạnh hơn phương tiện truyền thông xã hội. Cựu giám đốc sản phẩm của Facebook (kể từ khi được đổi tên thành Meta Platforms) Frances Haugen, đã gây xôn xao dư luận vào năm ngoái sau khi bị coi là...