Tất tần tật những điều bạn cần biết về căn bệnh lao màng phổi
Lao màng phổi là một bệnh lý đứng đầu trong các thể lao ngoài phổi, tuy nhiên, bạn đã biết rõ các triệu chứng nhận biết căn bệnh này chưa?
Lao màng phổi là gì?
Lao màng phổi là một dạng bệnh được xếp vào những bệnh lao ngoài phổi, chiếm khoảng 5% trong số các thể lao và đứng thứ 2 trong số bệnh lao ngoài phổi (chỉ sau lao hạch bạch huyết). Đặc biệt, trong các bệnh về tràn dịch màng phổi thì nguyên nhân do bệnh lao gây ra chiếm tới 70 – 80%. Bệnh xuất hiện ở giới trẻ nhiều hơn, nhưng nhiều người vẫn thường chủ quan bỏ qua các dấu hiệu cảnh báo bệnh.
Nguyên nhân gây bệnh lao màng phổi
Bệnh chủ yếu do vi khuẩn lao xâm nhập vào người nên gây ra bệnh, tuy nhiên, nó cũng có thể phát sinh nếu gặp phải các yếu tố sau:
- Người chưa tiêm vắc-xin phòng tránh lao màng phổi từ nhỏ.
- Người bị lao phát hiện muộn và điều trị không đúng cách.
- Người tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên với người mắc bệnh lao phổi.
- Người bị chấn thương lồng ngực hoặc nhiễm lạnh đột ngột.
- Người mắc một số bệnh gây suy giảm hệ miễn dịch như HIV/AIDS.
Triệu chứng của bệnh lao màng phổi
Bệnh lao màng phổi sẽ phát triển qua 2 giai đoạn là khởi phát và toàn phát.
Video đang HOT
*Giai đoạn khởi phát:
- Khoảng 50% người mắc bệnh sẽ bị sốt cao tới 39 – 40 độ C, kèm theo triệu chứng đau tức ngực đột ngột và dần trở nên nặng hơn, hay khó thở, ho khan…
- Khoảng 30% người khác sẽ có triệu chứng sốt nhẹ về chiều tối, đi kèm cùng tình trạng đau tức ngực, khó thở tăng dần lên.
- Khoảng 20% người còn lại sẽ không có biểu hiện rõ rệt và rất khó phát hiện. Do đó, nếu cảm thấy đau tức ngực thường xuyên thì bạn nên chủ động đi chụp X-quang để biết rõ xem mình có mắc bệnh hay không.
*Giai đoạn toàn phát:
Trong giai đoạn này, người bệnh sẽ có biểu hiện như ốm yếu, người xanh xao, thiếu sức sống, giảm cân đột ngột dù không ăn kiêng, sốt cao 38 – 40 độ C, hạ huyết áp, mạch đập nhanh, buồn nôn và nôn. Khi thay đổi tư thế thường bị ho khan thành từng cơn, đau tức ngực nhưng không biểu hiện nhiều như giai đoạn khởi phát.
Bệnh lao màng phổi có nguy hiểm không?
Thực chất, bệnh lao màng phổi không quá nguy hiểm nếu bạn phát hiện ra bệnh sớm và điều trị bệnh đúng cách. Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể để lại những biến chứng nặng nề như tràn dịch màng phổi, tràn khí màng phổi, viêm màng phổi, dày dính màng phổi và ổ cặn màng phổi. Vậy nên, bạn cần chú ý tới sức khỏe để phát hiện bệnh kịp thời và tìm cách điều trị bệnh phù hợp càng sớm càng tốt.
Cách điều trị bệnh lao màng phổi
Nguyên tắc điều trị bệnh lao màng phổi là phải chọc hút dịch màng phổi ra sớm và triệt để hoàn toàn. Đặc biệt, phải làm theo đúng hướng dẫn của bác sĩ và uống thuốc điều trị lao sớm. Đồng thời, phải tập phục hồi chức năng chống dày dính màng phổi để tránh gặp phải di chứng về sau.
Để điều trị hoàn toàn khỏi bệnh lao màng phổi, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc chống lao theo đường toàn thân và thuốc chống dính màng phổi. Mặt khác, ở các bệnh viện cũng tiến hành hút dịch cho bệnh nhân (mỗi tuần từ 2 – 3 lần) cho tới khi hết dịch. Khi có biến chứng ổ cặn màng phổi, dày dính màng phổi nhiều, dò màng phổi – thành ngực, dò màng phổi – phế quản gây ho khạc, mủ… cần điều trị kết hợp với phương pháp ngoại khoa.
Theo Helino
Chàng stylist tài năng qua đời ở tuổi 27 vì bệnh phổi - lời cảnh báo mà những người trẻ tuổi không được bỏ qua
Rất nhiều người cho rằng tràn dịch màng phổi thường xảy ra ở trẻ nhỏ nhưng thực tế thì tình trạng này có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi. Đây chính là hồi chuông cảnh tỉnh cho tất cả mọi người, nhất là lớp trẻ hiện nay.
Thông tin stylist tài năng Trần Tiến Đạt (Mì Gói) đột ngột qua đời vào trưa 18.5 do bị tràn dịch màng phổi khiến không ít người bàng hoàng, đau xót. Sở hữu gu thẩm mỹ tinh tế và tư duy kiểu mới, Mì Gói đã giúp nhiều ngôi sao nổi tiếng định hình lại phong cách và xây dựng hình ảnh mới hoàn toàn. Sau một thời gian chống chọi với bệnh phổi, stylist Trần Tiến Đạt (Mì Gói) đã ra đi ở tuổi 27, trước sự bàng hoàng của rất nhiều người.
Thông tin stylist tài năng Trần Tiến Đạt (Mì Gói) đột ngột qua đời vào trưa 18.5 do bị tràn dịch màng phổi khiến không ít người bàng hoàng, đau xót.
Trước đó, một trường hợp đau lòng ở Mỹ bị bệnh tràn dịch màng phổi chỉ vì chủ quan với chiếc răng sâu, dẫn tới cái chết thương tâm khiến chúng ta phải bàng hoàng. Vadim Kondratyuk (26 tuổi) sống tại Mỹ bị viêm nhiễm răng quá nặng dẫn đến tràn dịch màng phổi, sau 4 ngày chẩn đoán, Vadim qua đời ngay tại bệnh viện.
Sự ra đi của một số trường hợp người trẻ tuổi gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh về tràn dịch màng phổi mà trước đây chúng ta vẫn thường quy kết chỉ trẻ nhỏ mới có nguy cơ mắc bệnh. Vậy căn bệnh này có những triệu chứng gì, nguy hiểm như thế nào?... Chúng ta cùng tìm hiểu qua một vài tóm lược dưới đây:
Tràn dịch màng phổi hay hội chứng tràn dịch màng phổi là thuật ngữ dùng để chỉ về tình trạng tích tụ dịch.
Tràn dịch màng phổi là gì?
Theo Webmd, tràn dịch màng phổi hay hội chứng tràn dịch màng phổi là thuật ngữ dùng để chỉ về tình trạng tích tụ dịch (có thể là máu, dịch hoặc khí) trong khoang trống giữa phổi và thành ngực vượt quá mức cho phép ở khoang màng phổi, từ đó gây nên những biến đổi trên lâm sàng.
Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh tràn dịch màng phổi
Nguyên nhân làm tràn dịch màng phổi là do các bệnh hay gặp như lao, ung thư, nhiễm khuẩn, bệnh tim mạch, phù niêm, hội chứng móng tay vàng, xơ gan, lupus ban đỏ, viêm cầu thận mạn, hội chứng thận hư, thận ứ nước, tăng urê huyết, sau thẩm phân phúc mạc, bệnh bụi phổi, do nấm và ký sinh trùng khác và không rõ nguyên nhân chiếm tỷ lệ 10% -20%.
Về triệu chứng, tràn dịch màng phổi có các biểu hiện đặc trưng sau:
- Khó thở, nhất là khó thở khi nằm là triệu chứng thường gặp nhất. Kế đến là đau ngực bên tràn dịch có thể có kèm theo sốt hay không, bệnh nhân có thể ho khan hay ho có đàm nếu nguyên nhân gây tràn dịch là viêm phổi. Nếu do ung thư phổi các cơn ho có thể kéo dài kèm theo khạc ra máu lẫn đàm, cơ thể suy kiệt.
Nguyên nhân làm tràn dịch màng phổi là do các bệnh hay gặp như lao, ung thư , nhiễm khuẩn, bệnh tim mạch, phù niêm...
- Bệnh nhân có biểu hiện ho khan khi thay đổi tư thế nằm và khó thở ngày một tăng.
- Sốt, bệnh nhân có thể bị sốt đến 38,5 độ hoặc cao hơn.
- Khi chụp X-quang phổi thấy hình mờ đậm, đồng đều, dịch thường ở dưới thấp, có khi mờ ở cả hai bên phổi, tim bị đẩy sang bên đối diện.
Điều trị tràn dịch màng phổi bằng cách nào?
Có nhiều nguyên nhân và nhiều loại triệu chứng tràn dịch màng phổi, chính vì vậy trong y khoa thì việc điều trị tùy vào nguyên nhân gây là tràn dịch màng phổi như: Trường hợp tràn dịch màng phổi do bị nhiễm khuẩn thì sử dụng kháng sinh diệt vi khuẩn loại bỏ nguyên nhân gây bệnh.
Đối với việc tràn dịch do ung thư thì áp dụng các biện pháp điều trị bằng phẫu thuật và hóa chất, xạ trị. Ngoài ra, tràn dịch màng phổi do suy tim, suy thận, xơ gan, áp-xe gan.... thì các bác sĩ sẽ điều trị bằng liệu pháp và phác đồ phù hợp với các nguyên nhân này.
Khi điều trị cần lưu ý điều trị đúng và đủ liều, đủ thời gian đồng thời bệnh nhân tránh làm việc quá sức, cố gắng cải thiện môi trường sống, môi trường làm việc bảo đảm vệ sinh.
Một trong những liệu pháp quan trọng là chọc dẫn lưu dịch để không còn tình trang ứ đọng dịch ở màng phổi. Khi điều trị cần lưu ý điều trị đúng và đủ liều, đủ thời gian đồng thời bệnh nhân tránh làm việc quá sức, cố gắng cải thiện môi trường sống, môi trường làm việc bảo đảm vệ sinh.
(Nguồn: Webmd, Healthline, Medicalnewstoday)
Theo Helino
Chủ quan với chiếc răng sâu, chàng trai 26 tuổi đã ra đi mãi mãi Một trường hợp đau lòng ở Mỹ do bệnh tràn dịch màng phổi chỉ vì chủ quan với chiếc răng sâu dẫn tới cái chết thương tâm của ông bố trẻ tại nước Mỹ. Vadim Kondratyuk (26 tuổi) sống tại Mỹ, anh là một tài xế lái xe tải và đã có 2 cô con gái bé nhỏ. Tuy nhiên, do đặc thù...