Tất cả công ty dầu khí lớn đều không đáp ứng mục tiêu chống biến đổi khí hậu
Kết quả đánh giá của Carbon Tracker cho thấy hiện không có công ty dầu khí lớn nào đáp ứng các mục tiêu đề ra trong Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, dù có sự khác biệt rõ ràng giữa các công ty.
Bể chứa dầu thô tại kho dự trữ ở Cushing, Oklahoma, Mỹ. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Theo báo cáo mới, được Tổ chức nghiên cứu Carbon Tracker công bố ngày 20/3, tất cả công ty dầu khí lớn có kế hoạch mở rộng khai thác nhiên liệu hóa thạch đều không đáp ứng được mục tiêu hạn chế mức tăng nhiệt trên toàn cầu không quá 1,5 độ C đã được đề ra trong Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.
Việc đánh giá 25 công ty nhiên liệu hóa thạch lớn nhất trong danh sách của Tổ chức nghiên cứu Carbon Tracker được thiết kế để các nhà đầu tư quyết định liệu các công ty này có đáp ứng được các mục tiêu quốc tế chống biến đổi khí hậu hay không.
Video đang HOT
Đánh giá sử dụng các tiêu chí bao gồm đầu tư, kế hoạch sản xuất và mục tiêu phát thải và các công ty sẽ được đánh giá theo thang xếp loại từ A đến H.
Nếu đạt loại A, đồng nghĩa công ty có khả năng đáp ứng các mục tiêu của Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu năm 2015. Trong khi đó, loại H là mức kém đáp ứng nhất và các hoạt động của công ty có thể khiến Trái Đất ấm lên nghiêm trọng từ 2,4 độ C trở lên.
Báo cáo cho thấy không công ty nào đáp ứng các mục tiêu khí hậu. Xếp hạng cao nhất là công ty dầu khí BP của Anh, đạt loại D. Công ty Conoco Phillips của Mỹ đứng cuối bảng, ở hạng H.
Nhà phân tích dầu khí của Carbon Tracker, đồng thời là tác giả của báo cáo trên, bà Maeve O’Connor cho biết các công ty trên toàn thế giới đang công khai tuyên bố họ ủng hộ các mục tiêu của Hiệp định Paris và khẳng định tham gia các giải pháp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng.
Tuy nhiên, kết quả đánh giá cho thấy hiện không có công ty nào đáp ứng được các mục tiêu đề ra trong Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, dù có sự khác biệt rõ ràng giữa các công ty.
Hầu hết các công ty dầu khí được đánh giá đều có kế hoạch phát triển mới và tăng sản lượng trong thời gian tới. Chỉ BP có kế hoạch giảm sản lượng trong dài hạn, còn Repsol, Equinor và Shell dự tính duy trì sản lượng gần như nhau.
Tuy nhiên, BP năm ngoái cho biết lượng khí thải carbon của họ sẽ không giảm nhanh như dự đoán trong bối cảnh lợi nhuận hàng năm của hãng lên mức cao kỷ lục nhờ giá dầu và khí đốt tăng vọt.
Lượng khí thải carbon từ sản xuất dầu khí của BP sẽ giảm từ 20-30% vào năm 2030 so với năm 2019, thấp hơn dự kiến trước đó là giảm 25-40%.
Tập đoàn dầu khí khổng lồ Shell của Anh tuần trước cũng đã hạ mục tiêu cắt giảm lượng khí thải carbon, mặc dù họ khẳng định đang tìm kiếm một sự chuyển đổi cân bằng và có trật tự từ nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng carbon thấp.
Với mức tăng nhiệt toàn cầu ở 1,2 độ C, con người trên khắp hành tinh đang phải đối mặt với những tác động khí hậu tàn khốc, gây thiệt hại cả về người và của. Nhiệt độ toàn cầu năm ngoái ghi nhận mức cao kỷ lục, làm gia tăng các vụ cháy rừng, bão và hạn hán.
Nhu cầu than toàn cầu sẽ đạt đỉnh trong năm 2023
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết lượng tiêu thụ than ở các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển vẫn ở mức cao và nhu cầu than toàn cầu dự kiến sẽ đạt mức cao kỷ lục trong năm nay, trước khi giảm vào thời điểm cuối năm 2026.
Khai thác than đá phục vụ hoạt động của nhà máy điện than ở Duisburg, miền Tây Đức. Ảnh: AFP/TTXVN
Báo cáo mới nhất của IEA cho thấy hoạt động tiêu thụ than ở các nước phát triển, như Mỹ và Liên minh châu Âu (EU), đã giảm đáng kể trong vài năm gần đây. Nhưng ước tính tổng lượng tiêu thụ than toàn cầu sẽ tăng 1,4% trong năm 2023 lên khoảng 8,54 tỷ tấn do nhu cầu sử dụng điện (chạy bằng than đá) ngày càng tăng tại các quốc gia đang phát triển, trong bối cảnh sản lượng thủy điện suy yếu do hiện tượng thời tiết El Nino.
Mặc dù vậy, IEA cũng hé lộ nguồn năng lượng tái tạo toàn cầu đang gia tăng nhanh chóng. Khi năng lượng Mặt Trời và năng lượng gió nhiều hơn, nhu cầu về than sẽ giảm, bắt đầu từ năm 2024 và dần ổn định vào cuối năm 2026.
Theo báo cáo, tổng lượng tiêu thụ than toàn cầu dự kiến sẽ giảm khoảng 2,3% vào năm 2026 so với mức của năm nay, nhưng vẫn vượt qua con số 8 tỷ tấn. IEA nhấn mạnh việc giảm lượng khí thải ở mức phù hợp với các mục tiêu của Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu sẽ đòi hỏi thế giới phải tăng tốc mạnh mẽ hơn nữa trong việc giảm sử dụng than.
Trung Quốc hiện là quốc gia tiêu thụ hơn một nửa lượng than thế giới, đồng thời là nhà sản xuất một nửa lượng than toàn cầu. Nước này cũng là nhà nhập khẩu than lớn nhất, chiếm gần 1/3 thương mại than toàn cầu.
Báo cáo của IEA được đưa ra hai ngày sau khi Hội nghị lần thứ 28 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu kết thúc vào ngày 13/12 tại Dubai (Các Tiểu vương quốc Arập Thống Nhất - UAE). Tuyên bố của COP28 lần đầu tiên đã đề cập đến nhiên liệu hóa thạch, trong đó gần 200 nước tham dự COP28 đã nhất trí loại bỏ dần tất cả các loại nhiên liệu hóa thạch, để đạt được mục tiêu đưa mức phát thải khí nhà kính về 0 vào năm 2050.
EU kiên quyết theo đuổi các mục tiêu về khí hậu Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, Thủ tướng CH Séc, nước giữ chức Chủ tịch luân phiên Liên minh châu Âu (EU) Petr Fiala ngày 8/11 khẳng định EU quyết tâm theo đuổi các mục tiêu chống biến đổi khí hậu, bất chấp cuộc xung đột ở Ukraine làm tăng mức tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch và ảnh hưởng đến kế...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Có đi có lại chưa toại lòng nhau

Người dân Myanmar xúc động trước nỗ lực cứu nạn khẩn trương, trách nhiệm của lực lượng Việt Nam

Thảm kịch động đất tại Myanmar: Nghĩa trang đầy thi thể, mùi tử khí bao trùm

Chủ tịch Hội hữu nghị Uzbekistan - Việt Nam kỳ vọng quan hệ song phương phát triển

Nga lên tiếng về loại virus chưa xác định gây ra tình trạng ho ra máu

'Phép màu' sau 91 giờ bị vùi lấp dưới đống đổ nát ở Nay Pyi Taw

Động đất tại Myanmar: Số người thiệt mạng có thể vượt mốc 3.000

Nổ đường ống dẫn khí tại Malaysia làm 33 người bị thương

Sản lượng dầu của Mỹ giảm xuống mức thấp nhất trong 15 tháng

Liệu ngoại giao con thoi có thể chấm dứt xung đột Nga - Ukraine?

Tòa án Mỹ bác đề xuất 10 tỷ USD của Johnson & Johnson

Israel tiếp tục không kích nhằm vào mục tiêu của Hezbollah tại Liban
Có thể bạn quan tâm

NSND Thanh Tuấn đã tỉnh, NSND Lệ Thủy vui mừng xúc động
Sao việt
19:46:12 01/04/2025
Kim Soo Hyun - Kim Sae Ron "1 trời 1 vực" khi đối mặt dàn phóng viên: "Bản lĩnh đàn ông đâu cả rồi?"
Sao châu á
19:38:37 01/04/2025
Công an xác minh sự kiện quảng bá nem chua mời tiktoker Thông Soái Ca, Dương XL
Tin nổi bật
19:23:26 01/04/2025
Top 4 nàng WAGs xinh đẹp còn sở hữu học vấn đáng nể: Doãn Hải My và 3 tiểu thư nhà trâm anh thế phiệt
Sao thể thao
19:13:49 01/04/2025
Đây mới là loại cây hút ẩm và khử mùi hôi, nấm mốc trong nhà hiệu quả
Sáng tạo
18:45:03 01/04/2025
Mỹ công bố báo cáo thương mại trước thềm áp thuế

Công an làm việc với 3 người đánh vợ chồng chủ tiệm hớt tóc ở Hội An
Pháp luật
18:13:06 01/04/2025
Từ chối tiêm vaccine sởi cho trẻ, nguy cơ tử vong rình rập
Sức khỏe
18:09:10 01/04/2025
Buổi họp báo vi phạm "tính người" của Kim Soo Hyun
Hậu trường phim
17:34:54 01/04/2025
Chỉ sau 1 đêm: BLACKPINK và Kendrick Lamar đồng loạt có thông tin sẽ đến Việt Nam?
Nhạc quốc tế
17:23:28 01/04/2025