Tất cả các nhà mạng đều vi phạm
Vẫn dùng thông tin “ma” để đăng ký thuê bao
Theo ông Đỗ Hữu Trí – Phó Chánh thanh tra Bộ TT-TT, tổng số tiền xử phạt của đợt thanh tra TBTT diện rộng trên toàn quốc này là gần 2 tỷ đồng, tịch thu 34.667 sim TBTT của 3 nhà mạng lớn là Viettel, MobiFone và VinaPhone. Trong đó, kết quả thanh tra tại các doanh nghiệp (DN) thông tin di động cho thấy, nhiều sai phạm phổ biến như thông tin cá nhân trong cơ sở dữ liệu không đúng với thông tin trên chứng minh nhân dân (CMND); thông tin về họ tên của thuê bao không có thực; nhiều thuê bao sử dụng chung một ảnh CMND. Thậm chí, có CMND dùng ảnh diễn viên, ảnh phong cảnh… cũng được chấp nhận đăng ký.
Phân tích nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, ông Đỗ Hữu Trí cho rằng, việc thiếu dữ liệu điện tử CMND trên thực tế đã gây ra không ít khó khăn cho công tác quản lý TBTT. Hiện không có phần mềm có khả năng kiểm tra tự động nhằm đối chiếu thông tin thuê bao trong cơ sở dữ liệu với file ảnh CMND, việc kiểm tra đều được thực hiện hoàn toàn bằng thủ công nên ngay cả đối với thuê bao có thông tin hợp lý cũng chưa thể khẳng định về tính chính xác nếu không trực tiếp xem file ảnh. Bên cạnh đó, văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động đăng ký TBTT cũng chưa chặt chẽ.
Thông tư số 04/2012/TT-BTTTT về quản lý TBTT chưa có quy định các chủ điểm đăng ký thông tin thuê bao phải bảo quản, lưu trữ, đảm bảo bí mật các bản sao hoặc quét CMND, hộ chiếu, dễ dẫn đến tình trạng copy, sao chép, mua bán và sử dụng thông tin cá nhân của người sử dụng để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật; chưa có quy định về hình thức DN thông tin di động tổ chức bán hàng lưu động tại các trường học, nơi công cộng.
Rất nhiều thông tin đăng ký TBTT không chính xác.
Video đang HOT
Do đó, Thanh tra Bộ TT-TT kiến nghị Bộ TT-TT cần nhanh chóng điều chỉnh các quy định trên cho phù hợp với thực tế. Đồng thời, đề nghị Bộ Công an khẩn trương xây dựng cơ sở dữ liệu CMND điện tử để thuận tiện cho công tác quản lý.
Nhà mạng tự cài đặt ứng dụng thu tiền tỷ nhưng không niêm yết giá
Bên cạnh việc nhiều TBTT dùng thông tin ảo để đăng ký, Thanh tra Bộ TT-TT cũng phát hiện các mạng di động đã cài đặt ứng dụng sẵn trên sim cho phép người sử dụng tải thông tin và tính phí nhưng không niêm yết giá chính xác, rõ ràng giá cước, không có thông tin cảnh báo về giá cước… theo kiểu “lập lờ ăn thịt” người dùng. Và với cách thức này, các nhà mạng đã thu về nguồn lợi nhuận khủng. Cụ thể, Công ty Dịch vụ Viễn thông (VinaPhone) tích hợp ứng dụng IOD trên sim. Từ tháng 6/2012 đến tháng 6/2013, doanh thu từ ứng dụng này là hơn 20,6 tỷ đồng.
Doanh nghiệp này và đối tác cung cấp trang wapcharging http://10.1.10.50/wapmediav2, từ tháng 7/2012 đến tháng 5/2013 đem lại doanh thu gần 9 tỷ đồng. Tương tự, phần mềm Viettel Plus của Viettel cũng vi phạm tương tự như trên nhưng không công bố doanh thu đạt được. Tại công ty Thông tin di động VMS (MobiFone), ứng dụng SuperSIM và LiveInfo cài đặt sẵn trên sim điện thoại đã đem lại doanh thu hơn 150,5 tỷ đồng trong khoảng thời gian từ tháng 6/2012 đến tháng 7/2013 mà không cảnh báo người sử dụng về giá cước cũng như đưa ra lựa chọn cho phép người sử dụng xác nhận đồng ý hoặc không đồng ý.
Bên cạnh đó, thanh tra Bộ TT-TT cũng phát hiện tình trạng các thuê bao phát tán tin nhắn rác, nhà mạng biết nhưng không ngăn chặn, xử lý hay thu hồi các thuê bao này. Còn Hanoi Telecom và GTEL lại có chung một số sai phạm trong việc nạp sẵn tiền vào tài khoản SIM chưa đăng ký thông tin, hoặc các thuê bao đã đăng ký thông tin nhưng sau 72h không kích hoạt sử dụng vẫn không bị hủy như quy định, hoặc công tác kiểm tra, giám sát các điểm giao dịch được ủy quyền đăng ký thông tin thuê bao chỉ mang tính hình thức…
Với các dịch vụ phần mềm được nhà mạng tích hợp sẵn trên SIM nêu trên, Thanh tra Bộ TT&TT kiến nghị tạm thời chưa chấm dứt cung cấp dịch vụ. Thay vào đó, các doanh nghiệp phải có trách nhiệm khắc phục và báo cáo kết quả thực hiện.
Theo CAND
Từng bước chuẩn hóa công cụ quản lý tài sản nhà nước
Sau 5 năm triển khai phần mềm Quản lý đăng ký tài sản nhà nước (TSNN), cơ sở dữ liệu (CSDL) này đã lưu trữ tương đối đầy đủ thông tin về TSNN thuộc đối tượng phải kê khai đăng ký. Các dữ liệu từng bước được rà soát, chuẩn hóa và phát huy tác dụng trong công tác quản lý TSNN của cả nước cũng như từng bộ, ngành, địa phương, đơn vị.
Kênh thông tin đắc lực
Phần mềm Quản lý đăng ký TSNN là ứng dụng dịch vụ tài chính công trực tuyến được thiết kế chuyên sử dụng trong môi trường internet thuộc cơ sở hạ tầng truyền thông của Bộ Tài chính. Phần mềm được cài đặt trên máy chủ duy nhất tại Bộ để quản lý tập trung toàn bộ thông tin về TSNN của cả nước (gọi là CSDL). Đây là công cụ quản lý mới, hiện đại và có hiệu quả cao, dần thay thế cho việc báo cáo số liệu bằng giấy và thực hiện kiểm kê tài sản hàng năm.
Với cơ chế đồng bộ với Danh mục dùng chung ngành Tài chính, CSDL đã lưu trữ quản lý được thông tin của 100.230 cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của 64 bộ, ngành, cơ quan Trung ương và 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên phạm vi cả nước.
Theo đánh giá của Bộ Tài chính, việc ứng dụng phần mềm Quản lý đăng ký TSNN để xây dựng CSDL quốc gia về TSNN đã góp phần trang bị đồng bộ các công cụ phục vụ công tác quản lý TSNN theo yêu cầu của Luật Quản lý, sử dụng TSNN. Phần mềm này đã trở thành công cụ có hiệu quả phục vụ xây dựng thành công CSDL quốc gia về TSNN. Lần đầu tiên Chính phủ, Bộ Tài chính cũng như các bộ, ngành và địa phương có một CSDL về TSNN chứa đựng đầy đủ thông tin về TSNN thuộc phạm vi quản lý. Đưa CSDL vào công tác quản lý TSNN đã tạo ra bước đột phá mới về đổi mới phương thức quản lý theo hướng hiện đại, nhanh nhạy, kịp thời và có hiệu quả cao, dần thay thế cho phương pháp quản lý truyền thống (kiểm kê, báo cáo giấy,...) tốn kém, thông tin thiếu kịp thời. Có thể nói, trong suốt 5 năm qua, CSDL là một kênh thông tin đắc lực giúp các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đưa ra các biện pháp quản lý, xử lý TSNN phù hợp hơn, góp phần nâng cao hiệu quản lý, sử dụng TSNN phục vụ phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.
Hơn thế nữa, thông qua việc vận hành phần mềm, thực hiện các tác nghiệp nghiệp vụ của CSDL, đội ngũ cán bộ quản lý công sản tại các bộ, ngành và địa phương từng bước hình thành được phương pháp hoạt động ngày càng chuyên nghiệp hơn. Ý thức trách nhiệm của các đối tượng trực tiếp quản lý, sử dụng TSNN và các cơ quan quản lý đã có chuyển biến tích cực nhờ các thông tin được cung cấp đầy đủ, công khai, kịp thời từ CSDL. Sử dụng CSDL để quản lý TSNN đã góp phần thiết thực vào công tác hiện đại hoá công tác quản lý của ngành Tài chính; đẩy mạnh thực hiện chủ trương cải cách thủ tục hành chính của Chính phủ.
Cập nhật trước 31-3-2014
Tuy đã phát huy được những hiệu quả, song sau 5 năm ứng dụng vào thực tế, việc sử dụng hệ thống CSDL về TSNN ít nhiều phát sinh những hạn chế như thông tin trong CSDL chưa thật sự đầy đủ, chính xác, kịp thời; tiến độ rà soát, chuẩn hóa dữ liệu chưa đạt yêu cầu; việc phối hợp trong kiểm tra đối chiếu thông tin và sử dụng thông tin còn chậm; việc khai thác, sử dụng số liệu còn hạn chế...
Nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ củng cố, hoàn thiện CSDL quốc gia về TSNN để đảm bảo phục vụ tốt hơn cho công tác quản lý TSNN trong thời gian tới, Bộ Tài chính đã đề ra nhiều giải pháp thiết thực. Một giải pháp quan trọng là đề nghị các bộ, ngành và sở tài chính các địa phương rà soát, chuẩn hóa số liệu, yêu cầu những cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý chưa thực hiện đăng ký, số liệu còn sai sót cần thực hiện ngay việc lập và gửi Tờ khai đăng ký TSNN về cơ quan Tài chính. Cơ quan tài chính các bộ và sở tài chính có trách nhiệm cập nhật toàn bộ vào CSDL xong trước ngày 31-3-2014; đảm bảo cho CSDL có đủ dữ liệu của tất cả 100% cơ quan, tổ chức, đơn vị. Đối với những địa phương đã phân quyền nhập số liệu cho các quận, huyện, một số sở, ngành lớn trong tỉnh cần chỉ đạo các đơn vị này gửi toàn bộ Tờ khai đăng ký TSNN về Sở Tài chính để thực hiện quản lý tập trung Hồ sơ TSNN.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng đã yêu cầu các đơn vị chỉ đạo các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý thực hiện ngay việc báo cáo tình hình tăng, giảm TSNN thuộc phạm vi phải đăng ký gửi cơ quan tài chính để cập nhật tình hình biến động TSNN vào CSDL trước ngày 31-3 hàng năm; bố trí cán bộ có đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ quản trị CSDL và thực hiện cập nhật kịp thời biến động tăng, giảm TSNN tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý; đồng thời sớm ban hành Quy chế phối hợp cung cấp thông tin để có cập nhật, kiểm tra, đối chiếu và khai thác sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về TSNN.
Theo Baohaiquan
BlackBerry Z30 lộ giá chát gần 15 triệu đồng Đây liệu có phải một nước cờ có lợi cho BlackBerry. Mới đây, cơ sở dữ liệu bị rò rỉ của nhà mạng Bell ( Canada ) đã cho thấy smartphone BlackBerry Z30 sẽ có giá bán là 699,95 USD (khoảng 14,7 triệu đồng). Được biết, giá smartphone tại Canada là tương đối rẻ nên nhiều khả năng Z30 ở các thị trường...