Tập yoga để giảm đau
Bạn có thể tập yoga để giảm các chứng đau thông thường như đau đầu, đau do mang giày cao gót, đau ống cổ tay do gõ máy tính…
1. Giảm đầy hơi (H.1)
Đứng thẳng, đầu hơi cúi xuống, bước chân phải lên trước khụy gối, chân trái duỗi phía sau. Hai tay chắp lại trước ngực. Hóp bụng, giữ thăng bằng. Xoay người sang bên phải, cùi chỏ bên phải hướng lên trần nhà, cùi chỏ bên trái bên cạnh gối phải. Giữ tư thế khoảng năm-mười nhịp thở, đổi bên.
2. Giảm đau gót do đi giày cao (H.2)
Đứng thẳng, bắt chéo hai chân sao cho các ngón út chạm vào nhau, hai bàn chân chạm sàn. Khuỵu nhẹ gối phải trong khi gối trái duỗi thẳng. Sau đó từ từ gập người xuống, cổ thư giãn và mắt hướng xuống đất. Giữ nguyên tư thế khoảng năm-mười nhịp thở.
3. Đỡ đau đầu (H.3)
Ngồi, hai chân duỗi thẳng phía trước. Gập lưng, hai tay duỗi thẳng, nắm đầu ngón chân. Hít sâu, ưỡn ngực. Thở ra, cổ và vai thư giãn. Nhấn đùi xuống, hai chân thả lỏng. Giữ nguyên tư thế khoảng năm-mười nhịp thở. Có thể tựa đầu trên một khối vuông.
Video đang HOT
4. Giảm đau lưng (H.4)
Theo nghiên cứu năm 2009, những người bị đau lưng ở độ 6.7 (10 là độ nặng nhất), sau 12 tuần tập yoga giảm còn 4.4.
Nằm thẳng. Chân trái duỗi thẳng trên mặt sàn, gập gối phải, tay phải nắm ngón chân cái. Kéo chân phải lên cao, bàn chân qua khỏi hông. Xoay chân phải và mở hông qua phải. Tay trái đặt trên hông trái để trụ. Mắt nhìn vai trái. Sau đó đưa chân phải về vị trí trung tâm. Tay trái nắm lấy chân phải và hạ cánh tay phải xuống sàn ngang vai. Hạ chân phải sang trái. Vai bên phải tựa sàn. Đưa chân phải về lại vị trí trung tâm, hai tay nắm lấy bắp chân hoặc bàn chân. Kéo chân phải qua đầu càng thẳng càng tốt. Giữ năm-mười nhịp thở, sau đó lặp lại với chân trái.
5. Giảm hội chứng ống cổ tay (H.5)
Hội chứng này gây tê tay và cổ tay do làm việc với máy vi tính quá lâu.
Ngồi thẳng lưng, hai gối gập lại, chân chạm sàn. Luồn chân phải qua dưới gối trái, áp sát hông trái. Đưa chân trái qua gần hông phải sao cho hai bàn chân đối xứng nhau. Tay trái và phải gập lại sau lưng, hai bàn tay nắm chặt vào nhau. Giữ năm-mười nhịp thở, đổi bên.
6. Bớt đau bụng (H.6)
Những ngày “đèn đỏ” bạn có dấu hiệu đau râm râm ở bụng.
Nằm thẳng. Mở tay sang phải. Gập gối phải lên gần ngực và đưa chân phải sang bên trái. Giữ năm-mười nhịp thở, thẳng lưng. Đổi bên.
Theo Trương Lan
Phunuonline
Sẵn sàng cho ca 'vượt cạn'
Chị em bầu bí nên tham gia các lớp học tiền sản, đọc thêm sách báo, tạp chí để có kiến thức vững vàng, tâm thế tự tin "vượt cạn".
Trang bị thông tin cần thiết
Những lời đồn đại trong dân gian được nhiều chị em rỉ tai nhau về chuyện sinh nở, bầu bí khiến việc "vượt cạn" trở nên đáng sợ hơn thực tế rất nhiều. Càng sợ hãi thì áp lực sinh nở càng tăng, khiến mẹ bầu càng chuyển dạ đau đớn hơn. Vì thế, đừng dao động tâm lí trước những lời đồn không có cơ sở khoa học. Chị em bầu bí nên tham gia các lớp học tiền sản, đọc thêm sách báo, tạp chí để có kiến thức vững vàng, tâm thế tự tin "vượt cạn".
Tập yoga
Yoga đem đến lợi ích cực kì tuyệt vời cho các bà mẹ mang thai. Qua yoga, mẹ bầu học được kĩ thuật hít thở và thả lỏng cơ thể rất hữu ích khi rặn đẻ. Ngoài ra, các tư thế trong yoga rất tốt cho việc giảm áp lực vùng lưng dưới, mở rộng vùng ngực, vai và hông.
Vận động thường xuyên
Bà bầu nên vận động thường xuyên để máu được lưu thông và có sức khỏe chuẩn bị cho lúc sinh con. Đi bộ mỗi ngày ít nhất 30 phút trong quá trình thai kỳ sẽ giúp giảm bớt căng thẳng và duy trì cơ bắp khỏe mạnh. Ngoài ra, mỗi tuần bạn cũng có thể dành khoảng 1 hoặc 2 lần, mỗi lần 30 phút để đi bơi vì đây cũng là một bài tập thể dục tuyệt vời giúp giải tỏa căng thẳng trong quá trình mang thai. Các bài tập Kegel cho vùng xương chậu cũng giúp việc "lâm bồn" dễ dàng hơn rất nhiều.
Mẹ chăm vận động sẽ giúp ca vượt cạn dễ dàng hơn. (ảnh minh họa)
Có người hỗ trợ bên cạnh
Còn gì yên tâm, vững tin hơn khi được chính đức ông chồng cầm tay, đỡ bạn, truyền cho bạn sức mạnh để vượt qua lúc khó khăn nhất? Đôi khi, có những quyết định trong tình huống phát sinh mà bạn không thể quyết định được thì chồng bạn chính là người sẽ đứng ra chịu trách nhiệm. Có anh ấy bên cạnh, bạn sẽ cảm thấy an toàn và tự tin tập trung vào "chuyên môn" hơn.
Đối mặt với cơn đau
Dù chuyện gì có đang xảy ra thì cũng hãy bình tĩnh, hít sâu thở đều. Không thể chạy trốn, không thể thoát khỏi, cơn "vượt cạn" này là có thật và chính bạn là người phải đối mặt với nó. Hãy coi mỗi cơn co bóp tử cung như một đợt sóng, còn bạn là một chú sứa biển. Sóng trồi lên, dập xuống, nhấn chìm bạn nhưng bạn vẫn dập dềnh trong đại dương, không thể đầu hàng, không thể mềm yếu. Cần có niềm tin chắc chắn rằng: "Rồi mọi chuyện sẽ qua" và phần thưởng cho bạn chính là một thiên thần xinh như mộng.
Phát huy trí tưởng tượng
Mường tượng các hình ảnh dễ chịu trong đầu có tác dụng bất ngờ giúp sản phụ giảm đau và vượt cạn dễ dàng. Tưởng tượng mỗi cơn gò tử cung chỉ đơn giản như những đợt sóng dâng lên rồi lại rút xuống hoặc mỗi lần tử cung giãn mở chỉ như một bông hoa xòe ra lại cụp vào, mẹ bầu sẽ thấy bớt đau đớn hơn rất nhiều. Tâm trí con người có sức mạnh phi thường, điều khiển và kiểm soát được cảm giác đến mức bạn phải kinh ngạc đấy.
Theo Khám Phá
10 loại thực phẩm "thổi bay" stress Có nhiều cách để chống lại stress, nhưng cách tốt nhất là tiêu thụ các loại thực phẩm chống căng thẳng. Ảnh minh họa: Internet Hầu hết chúng ta sống trong một thế giới bận rộn nơi căng thẳng gần như không thể tránh khỏi. Một chút căng thẳng có thể tốt cho bạn, những khi thường xuyên cảm thấy căng thẳng, choáng...