Tập trung kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của Đảng
Sáng 16.10, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra T.Ư tổ chức trọng thể kỷ niệm 65 năm truyền thống ngành Kiểm tra Đảng (16.10.1948 – 16.10.2013). Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng; nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu và Nông Đức Mạnh; Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An; Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh; các vị lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam, các cán bộ lão thành cách mạng, đại diện các ban, ngành, đoàn thể T.Ư, các địa phương cùng nhiều thế hệ công tác trong ngành kiểm tra Đảng đã dự lễ. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra T.Ư Ngô Văn Dụ đã đọc diễn văn tại buổi lễ.
Ảnh minh họa
Thay mặt Ban Chấp hành T.Ư Đảng, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu nhấn mạnh: công tác kiểm tra, giám sát là nhiệm vụ của toàn Đảng, của các cấp ủy Đảng từ T.Ư đến cơ sở, trong đó Ủy ban Kiểm tra các cấp là nòng cốt. Trong thời gian tới, các cấp ủy, tổ chức Đảng và người đứng đầu cần thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo và đích thân thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, có chương trình, kế hoạch chủ động kiểm tra, giám sát hằng năm. Tập trung kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, trong đó đưa nội dung kiểm tra, giám sát thực hiện Nghị quyết T.Ư 4 về xây dựng Đảng gắn với việc thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị khóa XI về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là nhiệm vụ thường xuyên. Ủy ban Kiểm tra T.Ư cần tiếp tục chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan hữu quan thực hiện các đề án còn lại về triển khai thực hiện Nghị quyết T.Ư 4 theo Kế hoạch 08 của Bộ Chính trị. Tổng bí thư đặc biệt nhấn mạnh về phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra của Đảng và mong muốn các cán bộ kiểm tra có trách nhiệm với Đảng nhiều hơn, công tác hiệu quả hơn.
Thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trao Huân chương Độc lập hạng nhì tặng Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra T.Ư Lê Hồng Liêm; Huân chương Độc lập hạng ba tặng Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra T.Ư Nguyễn Công Ngọ.
Theo TNO
5 trọng tâm thảo luận tại Hội nghị Trung ương 8
Diễn ra vào thời điểm giữa nhiệm kỳ Đại hội XI của Đảng, Hội nghị Trung ương 8 sẽ thảo luận, cho ý kiến về các vấn đề phát triển kinh tế-xã hội, chiến lược bảo vệ Tổ quốc, sửa đổi Hiến pháp năm 1992, đổi mới giáo dục... và một số vấn đề liên quan đến công tác xây dựng Đảng.
Video đang HOT
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 8, khóa XI.
Phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 8 sáng 30/9, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh việc hoàn thành tốt chương trình Hội nghị có ý nghĩa hết sức quan trọng để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2014-2015, tiến hành thành công đột phá về thể chế, phát triển nguồn nhân lực, chiến lược bảo vệ Tổ quốc và khởi đầu cho quá trình chuẩn bị Đại hội XII của Đảng.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nêu một số nội dung mang tính gợi mở cho Trung ương thảo luận các vấn đề trên.
Đánh giá đúng thực trạng kinh tế-xã hội
Để thống nhất nhìn nhận bức tranh thực về kinh tế-xã hội năm 2013, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị Trung ương làm rõ các vấn đề: Sự ổn định kinh tế vĩ mô, khả năng lạm phát tăng cao trở lại; tính thanh khoản và độ an toàn hệ thống ngân hàng thương mại; kết quả của những nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp...
Tổng Bí thư đề nghị các Ủy viên Trung ương bám sát Kết luận của Trung ương, Nghị quyết của Quốc hội cuối năm 2012 và thực tiễn của đất nước, của bộ, ngành, địa phương nơi công tác, phân tích kỹ tình hình, chỉ rõ những kết quả đạt được trong 9 tháng đầu năm và dự báo cả năm 2013.
Đối với việc đánh giá 3 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XI về phát triển kinh tế-xã hội (2011-2013), cần tập trung đánh giá sự cần thiết, đúng đắn, kịp thời của việc các cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước ngay sau Đại hội XI đã quyết định chuyển nhiệm vụ trọng tâm từ phát triển nhanh sang ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý và bảo đảm an sinh xã hội; việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện 3 khâu đột phá chiến lược gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế đã đem lại kết quả như thế nào, có gì cần rút kinh nghiệm; việc thực hiện các mục tiêu Đại hội XI đặt ra đạt được ở mức nào, có vấn đề gì mới nảy sinh, xu hướng phát triển trong nửa nhiệm kỳ còn lại...
Từ đó, chỉ rõ những nguyên nhân và bài học kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo cũng như trong quản lý, điều hành phát triển kinh tế-xã hội.
Phải thống nhất cao về đổi mới giáo dục
Dự kiến tại Hội nghị lần này, Trung ương sẽ thông qua Đề án "Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế".
Tổng Bí thư cho rằng "phải tạo được sự thống nhất cao, ban hành được một Nghị quyết Trung ương xứng tầm để lãnh đạo, chỉ đạo phát triển lĩnh vực luôn được coi là quốc sách hàng đầu này".
Tổng kết Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới
Theo Tổng Bí thư, việc Hội nghị lần này tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 (khóa IX) về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới là hết sức cần thiết, để thấy rõ những diễn biến phức tạp khó lường và dự báo xu hướng phát triển trong thời gian tới, kịp thời điều chỉnh một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu.
Trung ương cần tập trung làm rõ những thuận lợi, cơ hội cần nắm bắt, những khó khăn thách thức phải vượt qua để "trong mọi tình huống đều bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ; bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc; bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội và nền văn hóa Việt Nam; giữ vững ổn định chính trị và môi trường hòa bình để phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa".
Thảo luận kỹ về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp
Trước Hội nghị này, Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận, góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 tại các Hội nghị lần thứ 2, thứ 5 và thứ 7.
Tổng Bí thư đề nghị Trung ương tiếp tục dành nhiều thời gian nghiên cứu, thảo luận kỹ lưỡng, góp ý cụ thể vào từng chương, điều và toàn văn Dự thảo. Tập trung cho ý kiến đối với một số vấn đề còn có phương án lựa chọn khác nhau, tạo sự thống nhất cao
Thông qua Quy chế bầu cử trong Đảng
Về công tác xây dựng Đảng, Hội nghị lần này sẽ xem xét, quyết định việc ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng.
Dự thảo sửa đổi, bổ sung Quy chế bầu cử trong Đảng tập trung vào các vấn đề: Phạm vi điều chỉnh của Quy chế; việc ứng cử, đề cử, bầu Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Tổng Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, bầu bổ sung Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương; thủ tục ứng cử, đề cử, bao gồm điều kiện để được đưa vào danh sách bầu cử, số dư trong danh sách bầu cử và dự kiến trước việc phân công nhiệm vụ sau khi trúng cử...
Đồng thời, Trung ương cũng sẽ quyết định việc thành lập các tiểu ban chuẩn bị Đại hội XII của Đảng. Theo đó, dự kiến thành lập 5 tiểu ban: Tiểu ban Văn kiện; Tiểu ban Kinh tế-Xã hội; Tiếu ban Điều lệ Đảng; Tiểu ban Nhân sự; và Tiểu ban Tổ chức phục vụ Đại hội. Các Tiểu ban có nhiệm vụ chuẩn bị Báo cáo Chính trị, Báo cáo Kinh tế-Xã hội, Báo cáo Tổng kết về việc thực hiện Điều lệ Đảng và bổ sung, sửa đổi Điều lệ Đảng (nếu có) và Báo cáo công tác nhân sự.
Tổng Bí thư đề nghị các đồng chí Ủy viên Trung ương phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm, tập trung nghiên cứu, thảo luận, đóng góp nhiều ý kiến sâu sắc để hoàn thiện các Báo cáo, Đề án và xem xét, quyết định vào cuối kỳ họp.
Theo_VnMedia
Lương sếp doanh nghiệp công ích ở Đà Nẵng gấp đôi lương Giám đốc sở Chiều ngày 9/9, trao đổi với PV Dân trí, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP Đà Nẵng - ông Nguyễn Văn An - xác nhận lương của lãnh đạo Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Đà Nẵng 22 triệu đồng/tháng, gấp đôi lương Giám đốc Sở trên địa bàn. Ông An không cho biết con số lương cụ thể của Tổng...