Tập luyện sau tuổi 40
Nóng lòng lấy lại vóc dáng chuẩn, họ không ngần ngại lựa chọn các môn thể dục thể thao (TDTT) vốn chỉ dành cho tuổi trẻ như tập tạ, bơi đua, chạy bộ….
Ảnh minh họa: internet
BS Lê Văn Vĩnh – huấn luyện viên Câu lạc bộ Khí công TP.HCM cho biết, trong luyện tập TDTT, có hai độ tuổi cần phải lựa chọn kế hoạch tập luyện thích hợp. Dưới 40 tuổi, bạn có thể tập luyện bất cứ bộ môn nào (trừ người bệnh tim mạch bẩm sinh) vì cơ thể chưa lão hóa. Từ tuổi 40 trở lên, bạn cần chọn bộ môn tập, nếu không sẽ nguy hiểm cho sức khỏe.
Với người độ tuổi sau 40, các hoạt động thể lực tác động lớn lên bộ xương. Sau một năm luyện tập đúng, chất khoáng trong xương có thể tăng cao hơn từ 5-10% so với trước lúc luyện tập hoặc so với người chưa luyện tập. Việc luyện tập thường xuyên ở độ tuổi này giúp hệ cơ xương rắn chắc, tránh được chứng loãng xương.
Tuy nhiên, hiện tượng lão hóa các cơ quan cũng bắt đầu tăng dần, chức năng, cấu tạo của xương khớp có nhiều thay đổi như: tế bào khớp thoái hóa, trở nên kém linh động; gân, dây chằng kém bền bỉ, kém co giãn; sụn đục màu, hóa xơ, rạn nứt; màng hoạt dịch mỏng và khô dần. Việc luyện tập chỉ có hiệu quả nếu là những bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với sức lực. Ngược lại, người tập dễ gặp chấn thương như đau khớp, tràn dịch ổ khớp, rách hoặc đứt dây chằng và tốc độ thoái hóa khớp, diễn tiến cũng rất nhanh.
Với một số cơ quan, nhất là hệ tim mạch, nếu không thích ứng với tập luyện nặng sẽ dẫn tới nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Các tuyến nội tiết có nhiệm vụ tiết các chất làm trẻ cơ thể, nếu vận động quá mạnh và quá lâu, sẽ gây suy yếu các tuyến nội tiết, từ đó, quá trình lão hóa đến rất nhanh.
Theo BS Lê Văn Vĩnh “Trẻ luyện thể lực, già luyện khí”. Dưới 40 tuổi, bạn có thể luyện tập mọi bộ môn. Trên 40 tuổi, chỉ nên luyện tập những môn nhẹ nhàng, không cần gắng sức như đi bộ, đánh cầu lông ngắn hạn, luyệnkhí công…
Video đang HOT
Bệnh nhân cơ xương khớp có một hình thức tập gọi là kháng lực (nâng vật nặng lên giống như tập tạ) với mục đích cải thiện sức chịu đựng của cơ và xương. Tuy nhiên, trong suốt quá trình tập, phải có sự hướng dẫn, giám sát chặt chẽ của chuyên gia về cách hít vào thở ra khi nâng vật, khoảng cách giữa các lần nâng, trọng lượng tập, thời gian nghỉ ngơi giữa các lần nâng… Riêng việc tự ý tập tạ với mục đích giảm vòng bụng rất nguy hiểm.
“Để đảm bảo sức khỏe, người có tuổi trước khi luyện tập cần tầm soát các bệnh lý tim mạch, mỡ trong máu, huyết áp, các bệnh về cơ xương khớp… sau đó cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để lựa chọn loại hình luyện tập phù hợp. Nếu chủ quan luyện tập những bộ môn không thích hợp với người có tuổi (trên 40) sẽ có nguy cơ gặp rủi ro, hại sức khỏe” – BS Lê Văn Vĩnh khuyến cáo.
Theo Alobacsi
Điều trị đau khớp ở người có tuổi
Thoái hóa khớp là bệnh mạn tính thường gặp ở người trung niên và người có tuổi, đau khớp ở tuổi này thường do thoái hóa khớp.
Tìm hiểu về thoái hóa khớp.
Phần lớn đau khớp ở người trung niên và cao tuổi đều là do thoái hóa khớp gây ra. Thoái hóa khớp gây đau, làm giảm khả năng vận động và biến đổi cấu trúc khớp có thể dẫn đến tàn phế.
Hay gặp trên lâm sàng là thoái hóa cột sống thắt lưng, đốt sống cổ (mà hậu quả có thể gây ra thoát vị đĩa đệm, gai cột sống và đau thần kinh tọa), thoái hóa các khớp khác như khớp gối, khớp háng, khớp vai, khuỷu, bàn tay...
Theo GS. TS Trần Ngọc Ân, chủ tịch hội thấp khớp học Việt Nam, nguyên chủ nhiệm khoa cơ xương khớp bệnh viện Bạch Mai, " Thoái hóa khớp còn gọi là hư khớp. Khi cơ thể về già sẽ có các biểu hiện như: tóc bạc, răng rụng, da nhăn nheo, tai nghễnh ngãng và hư khớp... Đây là một quy luật, chúng ta không thể đảo ngược".
Thoái hóa khớp chính là hiện tượng già đi của sụn khớp, quá trình phá hủy sụn nhiều hơn là tái tạo sụn làm cho sụn mỏng dần đi gây đau đớn đặc biệt khi vận động, thay đổi tư thế. Cần phải dự phòng và điều trị sớm để phục hồi sụn khớp và làm chậm lại quá trình thoái hóa khớp giúp giảm đau, nâng cao chất lượng sống cho người bệnh và hạn chế nguy cơ tàn phế.
Dự phòng và điều trị thoái hóa khớp:
Để phòng ngừa thoái hóa khớp, theo GS Ân, hàng ngày cần tập luyện, vận động đúng mức, phù hợp với tình trạng sức khỏe, hạn chế hiện tượng thừa cân, chống các tư thế xấu trong lao động, sinh hoạt và tránh các động tác gây hại cho khớp như động tác quá mạnh, đột ngột và sai tư thế khi mang vật nặng.
Về điều trị, ngày nay các bác sỹ thường sử dụng hai hoạt chất chính là glucosamine và collagen type 2 để phòng ngừa và điều trị thoái hóa khớp. Glucosamine giúp bảo vệ và táo tạo sụn khớp, rất an toàn, ít tác dụng phụ, đôi khi dị ứng nhẹ ở những người quá mẫn cảm với nó, và tác dụng giảm đau của glucosamine trong thoái hóa khớp là tương đương với các thuốc thuộc nhóm thuốc giảm đau như Meloxicam, piroxicam. Collagen type 2 có tác dụng tăng nuôi dưỡng sụn khớp, tăng khả năng đàn hồi của sụn và bổ sung dịch khớp.
Medica Mego: sản phẩm được sản xuất tại Hoa Kỳ, đột phá trong điều trị đau khớp, thoái hóa khớp.
Các nhà khoa học Mỹ đã sản xuất thành công sản phẩm có tên Medica Mego, phối hợp giữa glucosamine với collagen type 2, hai hoạt chất hàng đầu trong thoái hóa khớp nói trên, giúp kết hợp được ưu điểm của cả hai hoạt chất này nhằm mang lại hiệu quả tối đa trong bệnh thoái hóa khớp. Bên cạnh đó, Medica Mego còn chứa MSM, một sulfur tự nhiên có tác dụng làm mềm cơ quanh khớp đau, giúp khớp cử động dễ dàng hơn.
Medica Mego được sử dụng để khôi phục lại sụn khớp và tổ chức quanh khớp bị tổn thương trong thoái hóa khớp và cả trong các bệnh khớp có tổn thương sụn khác như: thấp khớp, viêm khớp, chấn thương khớp, gút...
Với Medica Mego, hiệu quả giảm đau đạt được nhờ làm lành tổn thương sụn, chứ không phải cắt cơn đau, nên tác dụng giảm đau thường bắt đầu sau 10-15 ngày sử dụng. Nếu đau nhiều, trong 3-5 ngày đầu tiên, bệnh nhân có thể kết hợp Medica Mego với một thuốc giảm đau, sau đó tiếp tục sử dụng Medica Mego thêm 3-4 tuần nữa để mang lại hiệu quả cao nhất, lưu ý trong trường hợp bệnh nhân sử dụng kết hợp với thuốc giảm đau thì việc sử dụng thuốc giảm đau phải tuân theo chỉ định của thầy thuốc... Trường hợp đau ít, bệnh nhân nên sử dụng một mình Medica Mego để tránh tác dụng phụ của nhóm thuốc giảm đau.
Cách dùng: liều thông thường 2 viên/ngày (tối đa 4 viên/ngày), mỗi lần 1-2 viên, mỗi đợt điều trị một tháng; mỗi năm 3-4 đợt hoặc theo chỉ dẫn của bác sỹ.
Medica Mego, sản phẩm của công ty Herbacoy, sản xuất tại Mỹ theo tiêu chuẩn của FDA (cơ quan quản lý dược và Mỹ phẩm của Hoa Kỳ). Sản phẩm do công ty Medica Việt Nam phân phối và có bán tại các nhà thuốc uy tín tại đây.
Điện thoại tư vấn: TP. HCM: 08. 66 84 66 56 - HN: 04.35 40 92 30
Wedsite: www.medica.vn, email: ceo@webyte.vn
Theo PNO
Đau khớp ở người trung niên và cao tuổi Đau khớp, thoái hóa khớp là bệnh mạn tính, thường gặp ở người trung niên và người có tuổi. Ở Mỹ: 80% người trên 55 tuổi bị thoái hóa khớp. Các khớp thường bị thoái hóa: Cột sống thắt lưng, cột sống cổ, gối, háng, vai, các ngón tay... Thoái hóa khớp xảy ra do sự mất cân đối giữa sự tái tạo...