Tập đoàn quốc phòng Thales thâu tóm công ty an ninh mạng Imperva
Theo hãng tin Reuters của Anh, Tập đoàn công nghệ và quốc phòng Pháp Thales ngày 25/7 đã công bố kế hoạch mua lại công ty an ninh mạng Imperva của Mỹ theo thỏa thuận trị giá 3,6 tỷ USD.
Biểu tượng của tập đoàn Thales. Ảnh: Reuters
Vụ mua bán hoàn tất sẽ giúp Thales trở thành công ty đứng đầu toàn cầu trong lĩnh vực an ninh mạng.
Tập đoàn Thales cho biết khách hàng của Imperva bao gồm 35% là các công ty trong danh sách Fortune 100 – những tập đoàn, công ty lớn nhất ở Mỹ – và các nhóm công ty về dịch vụ tài chính, viễn thông, năng lượng, chăm sóc sức khỏe, bán lẻ và thương mại điện tử.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, tập đoàn công nghệ và quốc phòng của Pháp đánh giá việc mua lại Imperva, thuộc sở hữu của công ty đầu tư phần mềm Thoma Bravo, sẽ mang lại cho hãng thêm 500 triệu USD doanh thu.
Giám đốc điều hành Tập đoàn Thales, Patrice Caine nêu rõ: “Việc mua lại Imperva đánh dấu mốc quan trọng trong chiến lược về an ninh mạng của Thales. Với việc mua lại này, chúng tôi đang nắm bắt cơ hội duy nhất để nâng cao năng lực an ninh mạng của mình và thực hiện bước tiến quan trọng hướng tới tham vọng trở thành công ty an ninh mạng toàn cầu có đẳng cấp thế giới”.
Lãnh đạo Tập đoàn Thales hy vọng vụ giao dịch sẽ kết thúc vào đầu năm 2024 sau khi được các cơ quan quản lý chấp thuận.
Công ty Imperva có trụ sở tại San Mateo, bang California của Mỹ, sử dụng hơn 1.400 lao động. Công ty này đã tạo dấu ấn toàn cầu với năng lực giám sát các mối đe dọa ở 180 quốc gia.
Thỏa thuận mua lại trên được công bố trong bối cảnh các mối đe dọa an ninh mạng ngày càng gia tăng, đến từ các tổ chức tội phạm và tin tặc. Theo công ty nghiên cứu Gartner, thị trường an ninh mạng dự kiến sẽ tăng từ 172 tỷ USD vào năm 2022 lên 267 tỷ USD vào năm 2026.
Indonesia kiểm tra vụ rò rỉ gần 35 triệu dữ liệu hộ chiếu
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, ngày 5/7, Bộ Thông tin và Truyền thông Indonesia (Kominfo) xác nhận đã được thông báo về vụ rò rỉ 34.900.867 dữ liệu hộ chiếu của các công dân nước này.
Hộ chiếu Indonesia. Ảnh minh họa: harianaceh.co.id
Tuy vậy, Tổng Cục trưởng Cục Ứng dụng và Tin học thuộc Kominfo, ông Semuel A. Pangerapan, cho biết cơ quan này vẫn chưa kết luận dữ liệu có thực sự bị rò rỉ hay không và kết luận chỉ được đưa ra sau nhiều giai đoạn kiểm tra cẩn thận.
Trước đó, vào chiều 5/7, tài khoản Twitter @secgron của chuyên gia an ninh mạng Teguh Aprianto cho hay có tới hơn 34 triệu dữ liệu hộ chiếu của Indonesia đã bị rò rỉ và rao bán trên mạng. Ông Teguh cũng đăng ảnh chụp màn hình lời đề nghị chào bán hơn 34 triệu dữ liệu hộ chiếu của công dân Indonesia với giá 10.000 USD.
Theo ông Semuel, Kominfo đang phối hợp với các bên liên quan, trong đó có Cơ quan Mã hóa và Mạng Quốc gia (BSSN) và Tổng cục Di trú thuộc Bộ Luật pháp và Nhân quyền Indonesia để tiến hành điều tra và sớm công bố kết quả.
Kominfo cũng kêu gọi tất cả các nhà cung cấp nền tảng kỹ thuật số và nhà quản lý dữ liệu cá nhân cải thiện việc bảo mật dữ liệu người dùng theo các quy định hiện hành.
Trong thời gian qua, Indonesia đã đối mặt với nhiều vụ rò rỉ dữ liệu nghiêm trọng. Hồi tháng 5/2022, Kominfo đã vào cuộc điều tra một vụ rò rỉ dữ liệu an sinh xã hội liên quan đến 279 triệu người dân nước này. Trước đó, hồi tháng 11/2020, dữ liệu của 180 triệu cử tri Indonesia trong cuộc tổng tuyển cử năm 2019 cũng từng bị tin tặc rao bán công khai trên diễn đàn mạng.
Vai trò của NATO ở châu Á có thực sự cần thiết? NATO đang muốn mở rộng ảnh hưởng tới châu Á, điều này làm dấy lên những tranh luận đa chiều về tầm ảnh hưởng của một liên minh an ninh vốn không dành cho khu vực. NATO đang có ý định mở văn phòng đại diện tại Nhật Bản. (Nguồn: Reuters) An ninh không thể chia cắt Nhiều năm qua, đã có một...