Tập đoàn Novartis ủng hộ thuốc chữa sốt rét để điều trị COVID-19
Tập đoàn chăm sóc sức khỏe toàn cầu có trụ sở tại Thụy Sĩ Novartis có kế hoạch ủng hộ 130 triệu liều thuốc chữa sốt rét nhằm góp phần chống lại đại dịch COVID-19.
Novartis có kế hoạch ủng hộ 130 triệu liều thuốc chữa sốt rét để chống COVID-19. (Nguồn: Yahoo)
Ngày 20/03, Tập đoàn chăm sóc sức khỏe toàn cầu có trụ sở tại Thụy Sĩ Novartis thông báo sẽ ủng hộ đủ liều thuốc chữa sốt rét hydroxychloroquine để có thể điều trị cho vài triệu bệnh nhân trong cuộc chiến chống lại chủng mới của virus corona, nếu như được sự chấp thuận.
Theo thông báo của Novartis, Chi nhánh Sandoz tại Mỹ của tập đoàn này đang đàm phán với Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm của Mỹ (FDA) về việc mở rộng sử dụng điều trị virus SARS-CoV-2.
Novartis có kế hoạch ủng hộ 130 triệu liều thuốc chữa sốt rét nhằm góp phần chống lại đại dịch COVID-19.
Novartis thông báo đang hỗ trợ các thử nghiệm lâm sàng đang được tiến hành, và sẽ đánh giá nhu cầu cho các thử nghiệm lâm sàng bổ sung.
Hiện nay chưa có loại vắcxin hoặc phương pháp điều trị nào được phê duyệt cho căn bệnh này. Nhưng hiện tại đã có một thử nghiệm được tiến hành trên 1.500 người, do đại học Minnesota thực hiện, để đánh giá xem liệu hydroxychloroquine có thể ngăn ngừa hoặc giảm mức độ nghiêm trọng của COVID-19 hay không.
Video đang HOT
Tập đoàn dược phẩm này cho biết hiện có 50 triệu liều trong kho và hy vọng sẽ sản xuất thêm 80 triệu vào cuối tháng 5 để ủng hộ. Các khoản đóng góp có thể đủ để điều trị cho vài triệu bệnh nhân, tùy thuộc vào chế độ dùng thuốc.
Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông rất lạc quan về việc sử dụng thuốc chữa sốt rét để điều trị COVID-19.
Tuy nhiên ông Anthony Fauci, Giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia của Mỹ cho rằng thuốc chữa sốt rét có thể có hiệu quả, nhưng cần thêm dữ liệu để có thể xác nhận được vấn đề này.
Hiện một loạt các công ty dược phẩm khác cũng đã ủng hộ thuốc chống sốt rét cho chính phủ Mỹ trong cuộc chiến chống dịch bệnh COVID-19.
Tập đoàn Bayer AG đã tặng ba triệu viên thuốc chống sốt rét Resochin, tương tự như hydroxychloroquine, cho chính phủ Mỹ.
Công ty dược phẩm Teva cho biết họ cũng sẽ ủng hộ hơn 6 triệu liều thuốc hydroxychloroquine sulfate./.
Chẩn đoán mắc COVID-19: Những ai cần làm xét nghiệm?
Việc xét nghiệm chẩn đoán người mắc COVID-19 được thực hiện cho những đối tượng cụ thể nào?
Xét nghiệm là một trong những hoạt động quan trọng nhằm phát hiện sớm và xác định các tác nhân gây bệnh. Trước việc dịch bệnh COVID-19 đang lây lan trong cộng đồng, nhiều người khi có những triệu chứng sốt, ho, nghi ngờ mắc bệnh thường có tâm lý muốn xét nghiệm để yên tâm.
Trước thắc mắc của nhiều người dân việc xét nghiệm COVID-19 được thực hiện cho những đối tượng cụ thể nào, BS Nguyễn Thanh Trường, BV Bệnh nhiệt đới TP.HCM, đã có những giải đáp cho những thắc mắc xung quanh về vấn đề này.
Chẩn đoán mắc COVID-19 bằng cách nào?
Hiện nay dịch bệnh COVID-19 do chủng Corona virus mới gọi là SARS-CoV-2 gây ra, để xét nghiệm khẳng định bệnh, người bệnh sẽ được lấy mẫu tiến hành xét nghiệm Realtime RT-PCR. Đây là xét nghiệm giải trình tự gen. Nếu kết quả dương tính thì có thể khẳng định bệnh nhân có nhiễm SARS- CoV-2.
Xét nghiệm COVID-19 hiện tại không cần thực hiện đại trà. Ảnh: Internet
Ai cần được thực hiện xét nghiệm mắc COVID-19?
Hiện nay, với giai đoạn bệnh đang xuất hiện trong cộng đồng nhưng chưa lây lan rộng thì mục tiêu thực hiện xét nghiệm là phát hiện sớm các trường hợp bệnh mới trong cộng đồng. Do đó, việc chỉ định xét nghiệm cũng sẽ thay đổi theo từng thời điểm.
Đến nay, các trường hợp được chỉ định xét nghiệm bao gồm:
- Trường hợp nghi ngờ theo đúng tiêu chuẩn chẩn đoán của Bộ Y tế gồm các trường hợp có triệu chứng nghi ngờ và có yếu tố dịch tễ nguy cơ nhiễm bệnh.
- Trường hợp viêm phổi nặng mà không lý giải được với các nguyên nhân khác.
- Trường hợp xuất hiện chùm ca bệnh trong cộng đồng thì Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP sẽ xác định những ca bệnh này có cần xét nghiệm để thực hiện giám sát sớm trong cộng đồng hay không.
Tuy nhiên, thời gian gần đây, do bệnh COVID-19 bắt đầu xuất hiện trong cộng đồng nên có thể xét nghiệm tất cả đối tượng tiếp xúc gần với trường hợp nhiễm bệnh COVID-19 mà không đợi đến khi có xuất hiện triệu chứng.
Đối với thắc mắc xét nghiệm chỉ thực hiện cho các đối tượng này mà không thực hiện đại trà, trong khi Việt Nam có khả năng sản xuất được 10.000 bộ Kit xét nghiệm mỗi ngày, BS Trường cho hay hiện nay, chưa có phác đồ điều trị đặc hiệu COVID-19 nên thực hiện xét nghiệm đại trà khẳng định dương tính để giúp điều trị vẫn chưa cần thiết lắm.
Mục tiêu chính của xét nghiệm là phát hiện sớm người bệnh, giám sát chặt chẽ nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan trong cộng đồng và nhanh chóng dập dịch. Những chỉ định xét nghiệm được thực hiện và cung cấp cho cơ quan y tế những bằng chứng nhằm ngăn chặn và giám sát dịch lây lan trong cộng đồng.
"Xét nghiệm đại trà, làm theo yêu cầu là không cần thiết vì những trường hợp chỉ định xét nghiệm đã bao phủ các chỉ định để có thể phát hiện rất sớm ca bệnh xuất hiện. Mặc dù Việt Nam đã có đủ sức, khả năng thực hiện nhiều xét nghiệm nhưng việc thực hiện xét nghiệm đại trà không có ý nghĩa trong giai đoạn hiện nay do chúng ta đang ưu tiên tập trung cho công tác phòng, chống dịch" - BS Trường cho biết.
Cũng theo BS Trường, hiện tại COVID 19 là bệnh dịch mới nổi, nên kinh phí thực hiện xét nghiệm theo đúng chỉ định thì sẽ do kinh phí chống dịch chi trả.
Trường hợp người đang còn trong thời gian cách ly, nếu kết quả xét nghiệm âm tính thì vẫn tiếp tục cách ly cho đủ thời gian 14 ngày. Trong quá trình 14 ngày, nếu xuất hiện triệu chứng nghi ngờ sẽ được làm xét nghiệm để kiểm tra khẳng định có dương tính hay không. Tuy nhiên, nếu kết quả xét nghiệm là âm tính nhưng vẫn còn trong thời gian 14 ngày thì những trường hợp này vẫn bắt buộc phải cách ly đúng thời gian quy định.
HOÀNG LAN
Bệnh nhân suy thận dễ bị mắc Covid-19 Đại dịch Covid-19 đang thách thức hệ thống y tế trên toàn cầu, và đặc biệt với những bệnh nhân đang chạy thận nhân tạo. Các báo cáo cho thấy, những bệnh nhân bị tổn thương thận dễ bị nhiễm virus và biến chuyển xấu nhanh hơn trong các triệu chứng lâm sàng. Giáo sư Vivekanand Jha, Giám đốc điều hành Viện Sức...