Tập đoàn Lộc Trời ra mắt Bệnh viện cây ăn quả đầu tiên ở Việt Nam
Sáng 15/11, CTCP Tập đoàn Lộc Trời (LTG) khai trương Bệnh viện cây ăn quả tại tỉnh Tiền Giang, bên cạnh đó Công ty còn có thông báo sẽ chi trả cổ tức trong tháng 12/2019.
Ngày 15/11, Viện Cây ăn quả miền Nam (SOFRI) và Lộc Trời chính thức ra mắt Bệnh viện cây ăn quả trung tâm tại huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.
Hệ thống Bệnh viện Cây ăn quả có đội ngũ khoảng 57 bác sĩ cây trồng, bao gồm các chuyên gia của SOFRI và lực lượng kỹ sư nông nghiệp “3 cùng” của Lộc Trời.
Chia sẻ với báo chí, ông Huỳnh Văn Thòn, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Lộc Trời, phát biểu: “ Dự án Hệ thống Bệnh viện cây quả là một trong các ưu tiên của Lộc Trời để cung cấp các dịch vụ nông nghiệp tốt nhất giúp gia tăng lợi nhuận sản xuất cho bà con nông dân đang canh tác cây ăn quả.
Đây cũng là một phần quan trọng trong tầm nhìn và sứ mệnh mà Lộc Trời theo đuổi trên hành trình nông nghiệp của chúng tôi“.
Bệnh viện cây ăn quả trước lễ ra mắt.
Video đang HOT
Lễ ra mắt Bệnh viện cây ăn quả tại Tiền Giang sáng 15/11.
Ở diễn biến khác, trong ngày 18/12, Lộc Trời sẽ thực hiện chi trả cổ tức tiền mặt năm 2018 tỷ lệ 16% cho cổ đông. Theo đó, với gần 80,6 triệu cổ phiếu lưu hành, Lộc Trời sẽ chi ra gần 129 tỷ đồng để chi trả cổ tức đợt này.
Mức cổ tức trong năm 2018 của Lộc Trời là thấp hơn so với các năm trước đó. Như trong năm 2017, Công ty đã chi cổ tức tỉ lệ 20% bằng tiền và 20% bằng cổ phiếu, đối với năm 2016 là cổ tức tiền 30%.
Việc giảm chi trả cổ tức 2018 có thể lý giải do lợi nhuận năm 2018 của Lộc Trời mới chỉ thực hiện được 70% mục tiêu đề ra, với lãi sau thuế đạt 414 tỷ đồng, xấp xỉ mức đạt được của 2017.
Kinh doanh gặp nhiều khó khăn cũng là một trong những lí do khiến Lộc Trời hoãn việc đưa cổ phiếu LTG lên niêm yết tại sàn HoSE trong năm 2019. Tính đến nay, cổ phiếu LTG của Lộc Trời đã được giao dịch tại sàn UPCoM gần 2 năm.
9 tháng năm 2019, Lộc Trời có doanh thu thuần đạt được là 6.381 tỷ đồng, giảm 2% so với cùng kỳ năm 2018. Trong khi đó, lợi nhuận sau thuế đạt 292 tỷ đồng, tăng 24%.
Anh Nhi
Theo Vietnamdaily.net.vn
Kinh doanh bết bát "thủ lĩnh" ngành lắp máy tại Việt Nam lỗ ròng gần 81 tỷ đồng
Lũy kế 9 tháng đầu năm, Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam ghi nhận tình hình kinh doanh kém, doanh thu bằng nửa năm 2018, lỗ ròng gần 81 tỷ đồng.
Tông Công ty Lắp máy Viêt Nam (LILAMA, UPCoM: LLM) vừa công bố báo cáo tài chính quý III/2019. Cụ thể, doanh thu quý III chỉ đạt 1.412 tỷ đồng, giảm 57% so với cùng kỳ (3.263 tỷ đồng). Lợi nhuận gộp đạt 45 tỷ đồng, giảm 67% so với cùng kỳ năm trước (135 tỷ đồng).
Bên cạnh đó, doanh thu hoạt động tài chính vỏn vẹn 23 tỷ đồng, giảm 82% so với cùng kỳ năm 2018 (129 tỷ đồng) và chi phí tài chính cũng giảm 72%, còn 27 tỷ đồng.
Dù đã tiết giảm các khoản chi phí nhưng LLM chỉ ghi nhận lãi ròng 16,5 tỷ đồng, giảm 70% so với năm 2018 (55,78 tỷ đồng).
Lũy kê 9 tháng đâu năm 2019, LLM có doanh thu hơn 4.803 tỷ đông, chưa bằng môt nửa cùng kỳ; lỗ ròng gân 81 tỷ đồng.
Thủ lĩnh ngành lắp máy Lilama báo lỗ hơn 80 tỷ đồng. Ảnh: vneconomy
Tính hết 30/9, LLM có tông tài sản gân 7.642 tỷ đông, giảm 42% so với hôi đâu năm. Trong đó tài sản ngắn hạn chiêm hơn 6.547 tỷ đông, giảm 42%; tài sản dài hạn chiêm gân 1.095 tỷ đông, giảm 41%. Các khoản phải thu của LLM đang thê hiên hơn 4.307 tỷ đông, giảm 20% so với hôi đâu năm. Giá trị hàng tôn kho cũng đi lùi 71% vê mức 1.040 tỷ đông.
Tổng công ty lắp máy Việt Nam trước đây là doanh nghiệp do Bộ Xây dựng sở hữu 100% vốn điều lệ hoạt động trong các lĩnh vực xây lắp, gia công, chế tạo thiết bị cho các công trình công nghiệp và dân dụng.
Sau khi cổ phần hoá năm 2017, Lilama vẫn được Bộ Xây dựng nắm 97,88% và là cổ đông lớn nhất. Cũng trong năm 2017, Lilama niêm yết 80 triệu cổ phiếu lên sàn UPCoM với giá tham chiếu 10.000 đồng/cổ phiếu. Hiện trên sàn, giá Lilama đạt 21.800 đồng/cổ phiếu, tương ứng vốn hoá hơn 1.700 tỷ đồng.
Được biết, mới đây, theo tổng hợp của Bộ Tài chính, tổng lợi nhuận sau thuế của 143 doanh nghiệp nhà nước là 87.843 tỷ đồng. Trong đó, có 134 đơn vị kinh doanh có lãi, 9 đơn vị kinh doanh lỗ. Số nộp ngân sách của 143 doanh nghiệp nhà nước là 105.313 tỷ đồng.
Đáng chú ý, hai doanh nghiệp có lợi nhuận cao, chiếm tỷ trọng lớn là Viettel với 29.943 tỷ đồng và Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) với 28.050 tỷ đồng đều có lợi nhuận sau thuế giảm so với cùng kỳ, lần lượt đạt 86,2% và 91,78% so với cùng kỳ 2017.
Có 9 doanh nghiệp báo lỗ trong số 143 doanh nghiệp nhà nước với tổng số lỗ là gần 226,4 tỷ đồng.
Cũng theo Bộ Tài chính, trong số 143 doanh nghiệp nhà nước có: 52 đơn vị được chủ sở hữu đánh giá an toàn về tài chính; 08 đơn vị được đánh giá là mất an toàn về tài chính; 05 đơn vị được chủ sở hữu đánh giá là có dấu hiệu mất an toàn về tài chính. Các đơn vị còn lại hiện chưa được chủ sở hữu tổng hợp, đánh giá.
Vũ Đậu (T/h)
Theo Doisongphapluat.com
Tăng vốn từ 79 tỷ lên 2.500 tỷ đồng bằng hoán đổi nợ, công ty bảo dưỡng Hầm Hải Vân sẽ lột xác thành tập đoàn đầu tư hàng loạt tuyến đường trọng yếu? Công ty sẽ phát hành riêng lẻ 239.446.590 cổ phần để hoán đổi nợ với 5 nhà đầu tư. Đây là các chủ nợ đã cho công ty nợ khi công ty thực hiện mua và đầu tư vào các dự án công trình giao thông. Năm 2014, Công ty TNHH MTV Quản lý và khai thác hầm đường bộ Hải Vân được...