Tập đoàn Lima chốt quyết định, Mỹ cô đơn ở Venezuela
Tập đoàn Lima bao gồm một số quốc gia châu Mỹ đã từ chối can thiệp quân sự để giải quyết khủng hoảng Venezuela.
Tập đoàn Lima vừa ra thông cáo chung cho biết từ chối bất kỳ mối đe dọa hoặc hành động nào có liên quan đến sự can thiệp quân sự ở Venezuela. Thông báo này được đưa ra khi các Bộ trưởng Ngoại giao của khối nhóm họp tại Santiago.
Theo thông báo này, nhóm Lima ủng hộ giải pháp hòa bình, do chính người Venezuela thực hiện và có thể được đảm bảo xúc tiến bởi một bên thứ ba do người Venezuela lựa chọn. Lima cho biết quan điểm của họ là không ủng hộ Tổng thống Nicolas Maduro, và tiếp tục duy trì các biện pháp trừng phạt nhằm vào chính quyền này.
Bộ trưởng Ngoại giao Chile, ông Roberto Ampuero, nói rằng chính sách của nhóm rất rõ ràng, đó là cách tìm kiếm một giải pháp dân chủ, chính trị và bất bạo động đối với cuộc khủng hoảng của Venezuela.
Ngoài ra, Canada cũng tuyên bố lệnh trừng phạt lên 41 thành viên của chính phủ Tổng thống Maduro. Canada cáo buộc ông Maduro là người chịu trách nhiệm cao nhất cho tình trạng ngày càng tồi tệ của tình hình tại quốc gia Nam Mỹ này.
Cuộc duyệt binh quy mô lớn ở Caracas nhằm khẳng định quyết tâm bảo vệ đất nước của quân đội Venezuela
Tập đoàn Lima, bao gồm 13 quốc gia Mỹ Latinh và Canada, được thành lập tại Lima, Peru vào năm 2017 với mục đích được tuyên bố là giải quyết cuộc khủng hoảng trong nước của Venezuela. Nhóm đã đồng ý tổ chức cuộc họp tiếp theo tại Guatemala vào thời điểm trong vài tháng tới nhưng không có lịch trình cụ thể.
Video đang HOT
Thông báo chính thức của Lima cho thấy sẽ không có bất kỳ hành động can thiệp quân sự nào được áp dụng vào thời điểm này với Venezuela. Quyết định này đã xóa đi các nghi vấn về việc Mỹ đã tập hợp được các đồng minh thân cận để tiến hành can thiệp quân sự nhằm lật đổ chính quyền Tổng thống Maduro.
Hôm 10/4, một cuộc họp kín giữa các quan chức chính quyền Mỹ cùng các quan chức của một số nước Mỹ Latinh cùng nhiều cố vấn độc lập đã được tổ chức tại Washington. Theo điều tra của nhà báo Max Blumenthal, cuộc họp này mang nội dung chính về việc bàn bạc cho khả năng can thiệp quân sự vào Venezuela.
Việc can thiệp quân sự nhiều ngày nay được Washington nhắc đến nhiều như một “lựa chọn cuối cùng” hay “giải pháp thích hợp nhất” để giải quyết cuộc khủng hoảng ở Venezuela.
Tuy nhiên, khi Washington không có được sự ủng hộ của các quốc gia đồng minh trong vấn đề này, sẽ rất khó để Mỹ có thể phát động một cuộc chiến tổng lực nhằm thay thế chế độ ở Caracas và dựng lên một chính quyền thân Mỹ.
Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại, Liên Hợp Quốc vẫn phủ nhận vai trò của Juan Guaido như một Tổng thống lâm thời hợp pháp, công nhận Nicolas Maduro là Tổng thống duy nhất ở Venezuela. Nếu Mỹ đơn phương phát động chiến tranh, đây sẽ là một hành động xâm lược và vi phạm hàng loạt công ước quốc tế.
Tổng thống Nicolas Maduro nhận được sự ủng hộ của phần lớn người dân Venezuela
Đồng thời, nếu không có sự ủng hộ của đồng minh, tính chính nghĩa của cuộc chiến (nếu được phát động) là không có. Mỹ cũng sẽ phải tự mình gánh chịu toàn bộ chi phí chiến tranh, cũng như không lợi dụng được các căn cứ quân sự từ các nước sát Venezuela để triển khai quân đội. Tính hiệu quả của các chiến dịch quân sự là không cao.
Ngoài ra, quân đội Venezuela với khoảng 2 triệu binh lính vẫn đang thề trung thành với Tổng thống Maduro. Ngoài ra, khi tổng động viên, Caracas có thể huy động thêm 3 triệu quân dự bị từ người dân. Đây là cuộc chiến tổng lực với quy mô lớn, và Mỹ không thể đảm bảo phần thắng trọn vẹn.
Tiếp đến, Nga, Trung Quốc cùng nhiều quốc gia khác không giấu diếm quan điểm hậu thuẫn hết mình cho chính quyền Maduro. Vì thế, phát động một cuộc chiến đơn phương sẽ dự báo bãi lầy mới ở ngay khu vực sân sau, sát nách Mỹ. Đây sẽ là sai lầm chiến lược và Quốc hội Mỹ sẽ không cho phép Tổng thống Donald Trump triển khai cuộc chiến này.
Như vậy, Washington sẽ phải tiếp tục các biện pháp bóp nghẹt, trừng phạt kinh tế Venezuela và quấy rối tình hình chính trị, an sinh xã hội của quốc gia này cho đến khi có một thời điểm thích hợp hơn.
Đỗ Tú
Theo Datviet
Thực hư quân đội Cuba đã có mặt ở Venezuela để bảo vệ Tổng thống Maduro?
Bộ trưởng Ngoại giao Cuba Bruno Rodriguez đã lên tiếng phủ nhận tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc quân đội Cuba hiện có mặt ở Venezuela để bảo vệ Tổng thống Nicolas Maduro.
Hôm 18/2, Tổng thống Mỹ Trump cho hay Tổng thống Venezuela Maduro đã bị "quân đội Cuba kiểm soát và được một công ty quân sự tư nhân điều động binh lính tới bảo vệ".
Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro.
"Lời cáo buộc của Tổng thống Mỹ liên quan tới việc Cuba triển khai một đội quân tư nhân tới Venezuela là sai sự thật. Chính phủ Cuba cực lực phản đối lời cáo buộc này", Sputnik dẫn tuyên bố của Bộ trưởng Rodriguez trong buổi họp báo vào cuối ngày 19/2.
Cũng trong ngày 18/2, Tổng thống Trump kêu gọi các tướng lĩnh và binh sĩ quân đội Venezuela "bỏ rơi" ông Maduro để chuyển sang ủng hộ Tổng thống tự phong Juan Guaido cũng như cho phép các đoàn xe chở hàng cứu trợ nhân đạo đỗ ở biên giới Colombia tiến vào lãnh thổ quốc gia.
Mặc dù, Mỹ khẳng định tìm kiếm một giải pháp hòa bình chuyển giao quyền lực ở Venezuela song mọi phương án giải quyết khủng hoảng chính trị ở quốc gia Mỹ Latinh vẫn được Washington cân nhắc bao gồm can thiệp quân sự.
Ngay sau khi thủ lĩnh đối lập Juan Guaido tuyên bố làm Tổng thống Venezuela lâm thời hôm 23/1, Mỹ và một số đồng minh đã nhanh chóng công nhận và ủng hộ ông Guaido.
Tuy nhiên, Nga và Trung Quốc cùng một số quốc gia khác khẳng định tiếp tục ủng hộ và công nhận ông Maduro là Tổng thống hợp pháp của Venezuela.
Minh Thu (lược dịch)
Theo infonet
Tổng thống D.Trump: Nhà lãnh đạo của Venezuela dễ bị lật đổ Phát biểu bên lề Đại hội đồng LHQ (UNGA) hôm 25.9, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố với các nhà báo: quân đội Venezuela chỉ cần một cuộc đảo chính quân sự là Tổng thống Nicolas Maduro sẽ bị lật đổ dễ dàng. Tổng thống Trump từ chối trả lời câu hỏi "liệu có thể xảy ra một cuộc can thiệp quân...