Tập đoàn Hóa chất niêm phong đồ đạc của ông Vũ Đình Duy
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Gia Tường, Tổng giám đốc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem), khẳng định ông Vũ Đình Duy không còn liên quan đến Tập đoàn Hóa chất.
Ông Vũ Đình Duy lúc còn là Phó Bí thư Đảng ủy, Tổng giám đốc PVTEX – Nguồn: PVTEX
Theo ông Tường, cùng với việc Bộ Công thương ban hành quyết định buộc thôi việc, Tập đoàn Hóa chất đã triển khai việc khai trừ Đảng đối với ông Vũ Đình Duy. Do đó, đến thời điểm này ông Vũ Đình Duy “không còn liên quan đến tập đoàn”.
Tổng giám đốc Tập đoàn Hóa chất cũng cho biết tập đoàn đã cho mở văn phòng làm việc của ông Duy, niêm phong tất cả những đồ đạc.
Theo ông Tường, ông Duy mới về tập đoàn làm việc được vài tháng, chỉ hưởng lương nên không có công nợ cũng như chưa có vấn đề gì phát sinh cần giải quyết.
“Đến thời điểm này ông Vũ Đình Duy không còn là người của tập đoàn, không còn là đảng viên của Tập đoàn. Hiện chúng tôi cũng chưa làm gì về công tác nhân sự để bầu nhân sự mới thay thế” – ông Tường cho biết.
Như tin Tuổi Trẻ đã đưa tin, ông Vũ Đình Duy từng giữ chức vụ Tổng giám đốc Công ty cổ phần hóa dầu và xơ sợi dầu khí (PVtex), chủ đầu tư dự án “đắp chiếu” xơ sợi Đình Vũ thua lỗ hàng nghìn tỉ đồng. Ông Duy được bổ nhiệm chức vụ thành viên Hội đồng thành viên của Vinachem kể từ ngày 8-4-2016.
Video đang HOT
Thông tin từ Vinachem cho biết ông Duy đã vắng mặt tại cơ quan từ ngày 24-10-2016 đến nay, khi trình tới 3 lá đơn xin đi nước ngoài chữa bệnh.
Trên thực tế, thông tin được Bộ Công Thương cho hay là cơ quan quản lý xuất nhập cảnh (Bộ Công an) khẳng định ông Duy đã xuất cảnh từ ngày 22-10-2016.
Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh ngay sau đó đã thành lập tổ công tác làm việc với Tập đoàn Hóa chất. Hội đồng kỷ luật được Bộ Công thương thành lập đã đề nghị hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với trường hợp này do vi phạm nghiêm trọng kỷ luật lao động.
Trong quá trình làm việc tại Vinachem với cương vị thành viên Hội đồng thành viên, tập đoàn đã tổ chức 17 cuộc họp Hội đồng thành viên nhưng ông Duy chỉ tham gia 9 cuộc họp, còn lại là vắng mặt.
Tại các cuộc họp, ông Duy chưa tham gia và đóng góp nhiều vào hoạt động của tập đoàn mà mọi ý kiến mới chỉ dừng lại ở mức độ “nhất trí”.
Được biết, dự án xơ sợi Đình Vũ đang nằm trong danh mục 12 dự án thua lỗ của ngành công thương được Chính phủ chỉ đạo giải quyết. Trước đó, cơ quan Thanh tra Chính phủ cũng kiến nghị Bộ Công an điều tra, xử lý sai phạm tại nhà máy xơ sợi Đình Vũ.
(Theo Tuổi Trẻ)
'Trịnh Xuân Thanh về nước với chứng nhận bị bệnh, xử sao?'
&' "Nếu mai mốt ông Trịnh Xuân Thanh bất ngờ về nước và mang theo cái giấy chứng nhận bị bệnh ung thư thì cơ quan chức năng xử lý ra sao?", cử tri Đà Nẵng đặt câu hỏi.
&'Trịnh Xuân Thanh về nước với chứng nhận bị bệnh, xử sao?'
Ngày 1/12, tại buổi tiếp xúc cử tri ở Đà Nẵng, ông Đinh Thế Huynh, Thường trực Ban Bí thư, bày tỏ những trăn trở liên quan đến các vụ án oan sai của người dân và những vụ tham nhũng chưa được xử lý.
Tham nhũng nguy hiểm hơn giặc ngoại xâm
Nhắc lại việc Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn, cử tri Lê Minh Trung nói rằng thời gian qua nhiều vụ án tham nhũng đang bị các cơ quan chức năng xử lý chưa nghiêm. Ông này nói người có chức, có quyền mới tham nhũng được. Nhưng khi xác định được cán bộ tham nhũng thì xử lý quá nhẹ, khiến dân chưa phục.
"Trịnh Xuân Thanh làm thất thoát hàng nghìn tỷ đồng - tiền thuế của dân, rồi bất ngờ cáo bệnh trốn ra nước ngoài. Nếu mai mốt ông Trịnh Xuân Thanh bất ngờ về nước và mang theo cái giấy chứng nhận bị bệnh ung thư, cơ quan chức năng xử lý ra sao?", ông Trung đặt câu hỏi.
Đồng quan điểm, nhiều cử tri khác cũng cho rằng "bệnh" tham nhũng còn nguy hiểm hơn giặc ngoại xâm. "Người dân làm sao tham nhũng được. Những dự án ban đầu đưa ra vốn một tỷ đồng. Khi hoàn thành đội lên gấp 4 - 5 lần là do anh tham nhũng, gây lãng phí chứ còn gì nữa?" cử tri Lê Chiến nói.
Cử tri Trần Quang Sâm nêu lại vụ án vỡ ống nước Sông Đà xảy ra tại Tổng Công ty CP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Vinaconex). Ông nói nhiều năm qua đã xảy ra gần 20 vụ vỡ ống nước khiến hàng nghìn hộ dân ở Hà Nội gặp khó khăn. Tài sản của nhà nước, người dân liên quan đến vụ việc này cũng thất thoát rất lớn.
"Theo dõi báo chí tôi thấy có hai đứa trẻ ở TP.HCM vì đói quá nên rủ nhau đi ăn trộm ổ bánh mì. Phát hiện vụ việc, cơ quan điều tra khởi tố các cháu. Còn Vinaconex được xác định gây hậu quả nghiêm trọng lại không bị xử lý. Làm như vậy có công bằng với dân?", ông Sâm hỏi.
Xảy ra tham nhũng, trách nhiệm thuộc về người đứng đầu
Ông Huynh thừa nhận nạn tham nhũng ngày càng diễn biến phức tạp. Thời gian qua, Đảng, Nhà nước đã có nhiều cố gắng, quyết tâm để đẩy lùi tham nhũng. Ông đồng ý quan điểm với các cử tri là người có chức, quyền thì mới có thể tham nhũng.
"Chúng ta phải xây dựng quy chế, hệ thống pháp luật chặt chẽ để người ta không lợi dụng kẽ hở. Các vụ án tham nhũng đang được điều tra xét xử nghiêm. Các địa phương nếu để xảy ra tham nhũng thì trách nhiệm thuộc về người đứng đầu. Để ngăn chặn nạn tham nhũng phải lấy dân làm gốc", ông Huynh nhấn mạnh.
Ông Đinh Thế Huynh. Ảnh: Đoàn Nguyên.
Giải đáp thắc mắc về vụ Trịnh Xuân Thanh, ông Huynh nói công an đang truy nã quốc tế và sẽ sớm bắt vị này về xử lý. "Dù lãnh đạo hay dân thường, làm sai sẽ bị xử lý. Gây thất thoát tiền của nhà nước thì phải thu hồi chứ không có chuyện bỏ chạy đi đâu được", ông Huynh khẳng định.
Nói về vụ vỡ ông nước Sông Đà, ông Huynh ghi nhận các ý kiến bức xúc của cử tri và cho biết sẽ chuyển đến các cơ quan Trung ương xem xét. "Còn vụ hai cháu bé ăn cắp bánh mình ở TP.HCM, các cơ quan Trung ương đã yêu cầu đình chỉ vụ án", ông Huynh chốt lại buổi tiếp xúc cử tri ở Đà Nẵng
(Theo Zing News)
Bộ Công Thương kỉ luật buộc thôi việc ông Vũ Đình Duy Ông Vũ Đình Duy đã vi phạm nghiêm trọng kỷ luật lao động và vi phạm quy định về quản lý đoàn đi nước ngoài. Ông Vũ Đình Duy đã vi phạm nghiêm trọng kỷ luật lao động và vi phạm quy định về quản lý đoàn đi nước ngoài. Sáng 2-12, Bộ Công Thương đã phát đi thông tin về việc kỉ...