Tập đoàn dược Mỹ bị nghi theo dõi khách hàng
Chuỗi cửa hàng Rite Aid bí mật triển khai phần mềm nhận diện khuôn mặt ở hàng trăm địa điểm tại Mỹ suốt 8 năm mà không bị phát hiện.
Điều tra được Reuters công bố hôm 28/7 cho thấy, phần mềm nhận diện khuôn mặt được chuỗi cửa hàng dược phẩm Rite Aid triển khai trên mạng lưới camera an ninh từ nhiều năm qua. Hãng này chỉ ngừng sử dụng cách đây không lâu sau “một cuộc thảo luận quy mô lớn trong ngành công nghiệp”, trong đó bàn về những lo ngại xoay quanh vấn đề bảo đảm riêng tư và phân biệt chủng tộc đi kèm với công nghệ nhận diện khuôn mặt.
Rite Aid ban đầu bảo vệ biện pháp dùng phần mềm nhận diện khuôn mặt, cho rằng nó không liên quan tới vấn đề chủng tộc. Tuy nhiên, điều tra cho thấy điều này không hoàn toàn chính xác. “Trong những khu vực có người da màu chiếm đa số, đặc biệt là cư dân gốc Phi hoặc Latinh, các cửa hàng được trang bị phần mềm nhận diện khuôn mặt nhiều gấp ba lần những nơi khác”, báo cáo điều tra viết.
Camera an ninh tại một cửa hàng của Rite Aid.
Video đang HOT
Rite Aid sau đó khẳng định đã vô hiệu hóa các máy quay an ninh. “Quyết định được đưa ra sau cuộc thảo luận trong ngành. Nhiều công ty công nghệ lớn dường như đã cắt giảm hoặc xem xét lại ứng dụng này, nhất là khi những yếu tố không chắc chắn ngày càng gia tăng”, tập đoàn dược phẩm Mỹ cho hay.
Lo ngại về thiếu kiểm soát phần mềm nhận diện khuôn mặt đang ngày càng lớn trong những năm nay, đặc biệt là sau nhưng nghiên cứu cho thấy ứng dụng này có hàng loạt lỗ hổng và nhiều khả năng nhận diện sai danh tính và giới tính người da màu.
Không ít công ty đã công khai từ bỏ nhận diện khuôn mặt theo cách này hay cách khác. IBM cho biết không còn đầu tư hay phát triển công nghệ, trong khi Amazon và Microsoft thông báo đã ngừng hợp đồng phát triển phần mềm nhận diện khuôn mặt cho lực lượng hành pháp cho tới khi quốc hội Mỹ điều phối việc mua bán và sử dụng chúng. Nhiều bang và thành phố cũng bắt đầu cấm cảnh sát dùng công nghệ này.
Nhiều chuyên gia và nhà lập pháp lo ngại công nghệ này được sử dụng bí mật mà không được giám sát. Những công ty như Clearview AI đã cung cấp cơ sở dữ liệu và công cụ tìm kiếm rất mạnh cho nhiều cơ quan hành pháp và doanh nghiệp tư nhân, sau đó trở thành gương mặt đại diện cho những mối đe dọa mà nhận diện khuôn mặt đặt ra với xã hội. Giờ đây, ngay cả những chuỗi cửa hàng quen thuộc với người Mỹ như Rite Aid cũng bí mật dùng công nghệ này.
Một trong những điều đáng báo động trong vụ Rite Aid là họ dùng sản phẩm của DeepCam, doanh nghiệp có liên hệ với một công ty Trung Quốc. Chuỗi cửa hàng này trước đó dùng dịch vụ của FaceFirst, nhà phát triển không sử dụng trí tuệ nhân tạo cho tới năm 2017 và thường xuyên nhận diện sai đối tượng, chủ yếu là người da màu, dựa trên những hình ảnh mờ mịt do máy quay thu được.
Mục tiêu của Rite Aid là cảnh báo nhân viên an ninh khi có người mang tiền án tiền sự vào cửa hàng, cho phép họ yêu cầu người này rời đi nhằm ngăn tình trạng trộm cắp hoặc tội phạm. Tuy nhiên, nhiều cựu nhân viên và quản lý thừa nhận hệ thống này cũng được dùng để lập hồ sơ khách hàng dựa trên chủng tộc.
Rite Aid không cho biết cửa hàng nào được trang bị phần mềm nhận diện khuôn mặt, nhưng các ký giả Reuters phát hiện chúng ở 33 trong 85 cửa hàng ở New York và Los Angeles. Tập đoàn dược phẩm khẳng định đã thông báo với khách hàng rằng họ sẽ bị quét khuôn mặt khi vào cửa hàng, nhưng kết quả điều tra cho thấy biển báo hiệu không xuất hiện ở ít nhất một phần ba số cửa hàng có hệ thống nhận diện.
IBM rút khỏi ngành kinh doanh nhận diện khuôn mặt
Giám đốc điều hành IBM Arvind Krishna hôm 8.6 tuyên bố công ty đã bước ra khỏi lĩnh vực kinh doanh công nghệ nhận diện khuôn mặt, theo Reuters.
Ảnh: Reuters
Quyết định của International Business Machines (IBM) được đưa ra khi những chỉ trích cho rằng công nghệ nhận diện khuôn mặt thể hiện sự thiên vị chủng tộc và giới tính ngày càng tăng. Ngoài thông báo trên, ông Krishna cũng kêu gọi Quốc hội Mỹ ban hành cải cách nhằm thúc đẩy công lý chủng tộc, đặc biệt sau khi cái chết của người đàn ông da đen George Floyd đã đưa chủ đề cải cách hệ thống cảnh sát và bất bình đẳng chủng tộc trở thành ưu tiên hàng đầu trong cuộc đối thoại quốc gia.
"IBM kiên quyết phản đối và sẽ không chấp nhận việc sử dụng bất kỳ công nghệ nào, bao gồm công nghệ nhận diện khuôn mặt từ các nhà cung cấp khác, để giám sát hàng loạt, lập hồ sơ chủng tộc, vi phạm các quyền và tự do cơ bản của con người, hoặc bất kỳ mục đích nào không phù hợp với giá trị và nguyên tắc của chúng tôi về sự tin tưởng và tính minh bạch. Chúng tôi tin rằng bây giờ là lúc bắt đầu một cuộc đối thoại quốc gia về cách các cơ quan thực thi pháp luật trong nước sử dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt", trích thư ông Krishna gửi cho các thành viên Quốc hội Mỹ.
Mặc dù việc kinh doanh công nghệ nhận diện khuôn mặt không đem lại doanh thu đáng kể cho IBM, nhưng quyết định mới vẫn là điều đáng chú ý đối với tập đoàn công nghệ khổng lồ vốn coi chính phủ Mỹ là khách hàng lớn. Theo nguồn tin quen thuộc với vấn đề, IBM đã cân nhắc trong nhiều tháng trước quyết định vừa mang tính kinh doanh vừa mang tính đạo đức.
Tập đoàn công nghệ máy tính Mỹ sẽ không còn nghiên cứu, phát triển, sáng tạo, tiếp thị, bán hoặc cập nhật sản phẩm nhận diện khuôn mặt dưới bất kỳ hình thức nào. Công nghệ trực quan của IBM sẽ chỉ giới hạn trong việc phát hiện đối tượng trực quan, không phân tích và nhận diện khuôn mặt.
Ông Krishna cho biết sẽ tập trung vào việc phát triển các dịch vụ đám mây của IBM vì công ty muốn đuổi kịp Microsoft và Amazon, trong khi vẫn hoạt động mạnh trong lĩnh vực kinh doanh máy tính. Cổ phiếu của IBM đã tăng hơn 1% trong năm nay, mang lại 135 tỉ USD vốn hóa thị trường cho hãng này.
Khẩu trang trong suốt, nhận diện khuôn mặt siêu độc 'cháy' hàng mùa Covid-19 Người dùng vẫn có thể mở khóa điện thoại thông minh nhận diện khuôn mặt khi đeo khẩu trang trong suốt, cộng với tính thẩm mỹ cao, XC99 hiện đang gây 'sốt', được nhiều người lùng mua. Dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp khiến cho khẩu trang và nước rửa tay kháng khuẩn được người dân tìm mua nhiều hơn. Trong đó,...