Tập đoàn Cotana (CSC): Thị giá ngược chiều hiệu quả kinh doanh
Trái ngược với đà đi xuống của hiệu quả kinh doanh, thị giá cổ phiếu CSC của Công ty cổ phần Tập đoàn Cotana lại có tốc độ tăng phi mã trong năm 2019 và tiếp tục diễn biến tích cực trong bối cảnh thị trường chung điều chỉnh mạnh.
Ảnh Internet
CTCP Tập đoàn Cotana hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng, hiện có 14 công ty thành viên và một chi nhánh tại TP.HCM, với vốn điều lệ hiện tại là 205 tỷ đồng.
Năm qua được coi là năm khó khăn của ngành xây dựng. Theo thống kê của Vietstock, trong 96 doanh nghiệp xây dựng niêm yết, có 12 doanh nghiệp báo lỗ và 43 doanh nghiệp có lợi nhuận sụt giảm so với năm 2018. CSC cũng không tránh khỏi xu hướng này.
Báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2019 của Cotana cho thấy, năm qua, Công ty đạt 437 tỷ đồng doanh thu, lợi nhuận sau thuế đạt 4 tỷ đồng, lần lượt giảm 12,2% và 97% so với năm 2018.
Với kết quả này, Công ty chỉ hoàn thành 44% chỉ tiêu doanh thu và 8% chỉ tiêu lợi nhuận. Thu nhập trên mỗi cổ phần CSC từ mức 10.165 đồng trong năm 2018 đã rơi về 163 đồng.
Nhìn lại hoạt động kinh doanh của CSC những năm qua, có thể thấy năm 2019 là một bước lùi sâu của doanh nghiệp.
Từ mức 8 tỷ đồng trong năm 2015, lợi nhuận sau thuế của CSC tăng trưởng gấp đôi vào năm 2016 và đến năm 2018 đã cán mốc 122 tỷ đồng.
Video đang HOT
Cuối năm 2019, CSC còn bị truy thu, xử phạt gần 700 triệu đồng tiền thuế. Cụ thể, Cotana đã kê khai, xác định doanh thu tính thuế giá trị gia tăng chưa đúng quy định do xác định không đúng đối tượng không tính thuế, xuất giảm doanh thu không đủ hồ sơ theo quy định.
Mặc dù kết quả kinh doanh lao dốc, cổ phiếu CSC là một trong những cái tên “ nóng” trên sàn chứng khoán với nhịp bứt phá ấn tượng.
Kết thúc năm 2019, cổ phiếu CSC tăng trưởng hơn 90%, lọt Top 5 doanh nghiệp xây dựng tăng giá mạnh nhất năm 2019.
Sang năm 2020, dù đà tăng có “hạ nhiệt” nhưng cổ phiếu này vẫn có diễn biến tích cực vượt trội. Cụ thể, trong khi các mã cùng ngành bất động sản và xây dựng với CSC như CCI, CCL, CIG, CLG, CX8, D11… trên sàn niêm yết được định giá từ dưới 2.000 đồng đến dưới 20.000 đồng, thì CSC dao động trong vùng giá từ 30.000 – 38.000 đồng/cổ phiếu trong thời gian gần đây.
Quan sát quan hệ cung – cầu của cổ phiếu CSC trên sàn Hà Nội cho thấy, số lệnh đặt mua – đặt bán khá ổn định, phiên thấp nhất cũng gần 100 lệnh, phiên cao có thể lên đến gần 400 lệnh mua cổ phiếu này.
Giao dịch sôi động, giá cổ phiếu được giữ ở mức cao trên nền hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đi xuống, điều gì đang xảy ra tại CSC đang là mối quan tâm chung của nhiều thành viên thị trường.
Về phía CSC, kể từ cuối năm 2018, Ban lãnh đạo Công ty liên tiếp mua vào cổ phiếu, trong đó đáng chú ý nhất là vào cuối năm ngoái, ông ào Ngọc Thanh, Chủ tịch Hội đồng quản trị CSC đã nâng lượng cổ phiếu nắm giữ trực tiếp lên hơn 5 triệu, tương ứng 24,47% cổ phần.
Hiện các thành viên Hội đồng quản trị và người có liên quan nắm giữ khoảng 55% trong tổng số 20,5 triệu cổ phiếu lưu hành (xem bảng), khiến số lượng cổ phiếu lưu hành tự do là không lớn.
Công ty này cũng vừa công bố ngày đăng ký cuối cùng dự họp ại hội đồng cổ đông là 12/3/2020 với dự kiến họp trong khoảng thời gian từ 20-28/4.
Trong khi CSC tăng giá theo cách ngược quy luật, nhà đầu tư chờ đợi lãnh đạo Công ty sớm công bố thông tin cụ thể về câu chuyện kinh doanh để nhìn rõ những mảng thông tin chưa lộ ra đại chúng.
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn
Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Cổ phiếu nhỏ thăng hoa, bluechip yếu đà
Thị trường giao dịch thận trọng trước những tác động khó lường của dịch bệnh Covid-19 trong tuần qua. Các nhóm ngành cổ phiếu đa số giảm, kể cả các mã cổ phiếu vốn hóa lớn và nhóm ngân hàng nói riêng, nhưng điểm sáng là VPB, khi ngược dòng tăng mạnh.
Kết thúc tuần giao dịch, VN-Index giảm 4,36 điểm (-0,47%), xuống 933,09 điểm. Giá trị giao dịch trên HOSE tăng 2,6% lên 16.634 tỷ đồng, khối lượng tăng 2,4% lên 951 triệu cổ phiếu.
HNX-Index giảm 1,65 điểm (-1,5%), xuống 108,09 điểm. Giá trị giao dịch trên HNX tăng 5,5% lên 2.447 tỷ đồng, khối lượng giảm 5,8% xuống 182 triệu cổ phiếu.
Tuần qua, nhóm cổ phiếu viễn thông tăng mạnh nhất với những cái tên nổi bật như VGI ( 3,2%), CTR ( 4,6%), TTN ( 10,5%), FOX ( 7,2%)...
Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn như VIC (-0,09%), VHM (-1,71%), GAS (-3,5%), SAB (-4,8%), VRE (-3,31%), HPG (-0,63%), PLX (-0,94%), và VNM ( 1,78%).
Nhóm cổ phiếu chiếm tỷ trọng lớn nhất thị trường là ngân hàng đa số mất điểm với VCB (-0,34%), BID (-1%), CTG (-3,54%), TCB (-0,86%), MBB (-2,53%), HDB (-0,7%), STB (-2,59%), TPB (-2,29%), EIB đứng tham chiếu, và duy nhất VPB ngược dòng nhóm, thậm chí còn tăng mạnh 6,08%.
Tuần qua, nhóm cổ phiếu tăng mạnh nhất trên sàn HOSE đáng kể vẫn là GAB, sau tuần trước chững lại đã tiếp tục đà tăng mạnh trong tuần này, và thị giá cổ phiếu đã lên 84.900 đồng/cổ phiếu, lọp top 13 mã trên HOSE có thị giá cao nhất, vượt lên trên cả PNJ, SGN, RAL, TV2, AST, và chỉ kém đôi chút các ông lớn GAS, VHM, NSC, VCB, DHG...
VRC có tuần bùng nổ với 4 trên 5 phiên tăng kịch trần đi kèm thanh khoản tốt, do hưởng lợi từ sóng đổ vào nhóm cổ phiếu nhỏ.
Tuần trước, VCR đã có nghị quyết thông qua việc trình cổ đông kế hoạch mua 20% số lượng cổ phiếu đang lưu hành làm cổ phiếu quỹ và chấp thuận cho CTCP Đầu tư Happy Land mua cổ phần dẫn tới sở hữu từ 25% của VRC mà không phải thực hiện chào mua công khai.
Tương tự, nhóm cổ phiếu nhỏ khác cùng VRC tăng mạnh còn có DRH, CLG, VNS, HII, SJS.
PHR được mua bắt đáy khá mạnh với 2 phiên tăng kịch trần đáng chú ý, sau khi giá cổ phiếu đã lùi về vùng thấp trong hơn 1 năm qua tại 33.200 đồng/cổ phiếu.
Trái lại, AST là cổ phiếu giảm giá đáng chú ý nhất, do chịu ảnh hưởng trực tiếp về sự suy giảm doanh thu ngành hàng không bởi dịch Covid-19 gây ra. Tổng cộng cả 4 phiên AST đều giảm.
Trên sàn HNX, cổ phiếu IDJ đã có tuần được kéo mạnh với 3 phiên tăng kịch trần, đưa cổ phiếu tiến gần đến mức đỉnh lịch sử (17.200 đồng).
Tương tự, TIG cũng đang trong xu hướng tăng mạnh, và kết tuần tại 7.400 đồng/cổ phiếu, tăng hơn 230% so với thời điểm một năm trước.
Trên UpCoM tuần qua đón tân binh NNQ của Trung tâm Giống Nông - Lâm nghiệp Quảng Nam, với hơn 1,28 triệu cổ phiếu giao dịch phiên đầu tiên vào ngày 20/2, giá tham chiếu 14.100 đồng. Nhưng cả 2 phiên đã không có giao dịch.
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn
Trước giờ giao dịch 26/12: Chờ thị trường phản ứng với thông tin GDP Tăng trưởng GDP năm 2019 dự kiến đạt trên 7% cho thấy nền kinh tế Việt Nam tích cực trong bối cảnh thế giới biến động. Thị trường chứng khoán sẽ là nơi có những phản ứng đầu tiên với thông tin này. Ảnh minh họa. Quốc tế Các thị trường chứng khoán lớn trên thế giới nghỉ giao dịch trong ngày hôm...