Tập đoàn CIC có tân Tổng giám đốc
Bà Phạm Thị Như Phượng – Phó tổng giám đốc thường trực được HĐQT bổ nhiệm giữ chức danh Tổng giám đốc Tập đoàn CIC kể từ ngày 1/9/2020.
Ngày 31/7/2020, Công ty Cổ phần Tập đoàn Tư vấn đầu đầu tư xây dựng Kiên Giang (Tập đoàn CIC) vừa có buổi họp HĐQT và thống nhất bổ nhiệm bà Phạm Thị Như Phượng – Phó tổng giám đốc thường trực vào chức danh Tổng giám đốc Tập đoàn CIC kể từ ngày 1/9/2020.
Theo đó, ông Trần Thọ Thắng, Chủ tịch HĐQT thôi chức vụ Tổng giám đốc và vẫn là người chịu trách nhiệm pháp luật của Tập đoàn CIC. Việc chuyển giao và bổ nhiệm này là căn cứ theo Luật doanh nghiệp, Luật Chứng khoán, Nghị quyết quản trị của công ty….. Bởi hiện nay Tập đoàn CIC đã có trên 200 cổ đông (Luật quy định trên 100 cổ đông) do đó, tịch HĐQT không được kiêm nhiệm chức danh Tổng giám đốc. Và việc bổ nhiệm Bà Phạm Thị Như Phượng vào chức danh Tổng giám đốc Tập đoàn CIC có thời hạn 5 năm, kể từ ngày 1/9/2020 đến ngày 1/9/2025.
Bà Phạm Thị Như Phượng sinh năm 1981, có trình độ Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, đã từng làm việc nhiều năm tại Tập đoàn CIC. Trong đó đã từng kinh qua các chức vụ trong Tập đoàn CIC như: Giám đốc sàn giao dịch bất động sản CIC, Phó Trưởng Phòng kinh doanh Tập đoàn CIC, Phó tổng giám đốc và Phó tổng giám đốc thường trực Tập đoàn CIC.
Kuwait được nâng hạng từ tháng 11/2020, cơ hội vốn ngoại chảy mạnh hơn vào chứng khoán Việt Nam
Vào 3h sáng ngày 24/6/2020, MSCI đã công bố Báo các xếp hạng thị trường năm 2020.
Trong báo cáo, Việt Nam tiếp tục nằm trong nhóm thị trường cận biên (Frontier Market).
Trước đó, SSI Research cho biết rằng, khả năng nâng hạng thị trường sẽ rõ hơn kể từ năm 2021 đối với Việt Nam khi nhiều văn bản pháp lý quan trọng sẽ bắt đầu có hiệu lực, bao gồm Luật Chứng khoán, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp...
Theo MSCI, Argentina có khả năng bị loại khỏi nhóm thị trường mới nổi (Emerging Market) nếu các tiêu chí đánh giá tiếp cận thị trường tiếp tục diễn biến xấu đi. Một trong các lý do mà MSCI đang thảo luận đó là sự khó khăn của nhà đầu tư nước ngoài khi tiếp cận thị trường vốn của quốc gia này do các điều luật mới về quản lý dòng vốn có hiệu lực từ tháng 9/2019. Trong trường hợp bị loại khỏi nhóm thị trường mới nổi, Argentina có thể sẽ được xếp vào nhóm cận biên (Frontier Market) hoặc thị trường đơn lập (standalone market).
Iceland được nâng hạng từ thị trường đơn lập lên thị trường cận biên. Theo số liệu ngày 18/6/2020, MSCI dự kiến sẽ đưa 2 cổ phiếu Iceland vào MSCI Frontier Index với tỷ trọng là 5,24%. Hoạt động review danh mục được dự kiến thực hiện vào tháng 2/2021.
Trong khi đó, Kuwait chính thức được nâng hạng từ tháng 11/2020. Tỷ trọng 26% của Kuwait trong danh mục của iShares ETF sẽ được phân bổ lại cho các quốc gia trong rổ Frontier Market, trong đó Việt Nam được dự đoán sẽ có thể được tỷ trọng đáng kể.
Được biết, trong đợt cơ cấu danh mục tháng 5/2020, tỷ trọng theo quốc gia trong rổ MSCI Frontier Markets Index lần lượt là Kuwait với 36,42%, Việt Nam 18,25%, Morocco 8,84%, Nigeria 5,5%, Kenya 4,95% và các quốc gia khá 26,04%.
Như vậy, Kuwait nâng hạng là tín hiệu cho Việt Nam gia tăng mạnh tỷ trọng trong rổ chỉ số.
Vi phạm luật quản trị, hai công ty bị phạt 170 triệu đồng Ngày 29-4, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) cho biết, đã xử phạt hành chính hai công ty: CTCP Đá Núi Nhỏ và CTCP Vật liệu và Xây dựng Bình Dương, tổng số tiền 170 triệu đồng, vì vi phạm quy định pháp luật quản trị công ty. Theo đó, ngày 29-4, Thanh tra UBCKNN ban hành Quyết định số 125/QĐ-XPVPHC xử...