Tập đoàn Central Group của Thái Lan dự kiến đầu tư thêm 800 triệu USD vào Việt Nam
Tập đoàn bán lẻ lớn nhất Thái Lan Central Group có kế hoạch đầu tư 30 tỷ baht (gần 828 triệu USD) vào Việt Nam trong giai đoạn 2022-2026 để tăng doanh số bán hàng tại Việt Nam lên 100 tỷ baht (hơn 2,7 tỷ USD) trong 5 năm tới, so với mức 38,5 tỷ baht (hơn 1 tỷ USD) trong năm ngoái.
Central Group khai trương Siêu thị GO! Market đầu tiên tại Việt Nam. Ảnh tư liệu: baotintuc.vn
Ông Olivier Langlet, Giám đốc điều hành Central Retail Việt Nam cho biết với khoản đầu tư này, Central cũng muốn tăng gấp đôi tỷ lệ doanh số bán hàng đa kênh lên 15% so với mức 8% như hiện nay. Central đặt mục tiêu trở thành nền tảng bán lẻ đa kênh hàng đầu trong các lĩnh vực thực phẩm và bất động sản tại Việt Nam và sẽ mở rộng các kênh bán lẻ của mình bao phủ 55 trên tổng số 63 tỉnh, thành của Việt Nam.
Theo ông Langlet, Central sẽ thúc đẩy tăng trưởng doanh số tại Việt Nam thông qua 3 chiến lược: mở rộng và củng cố các hoạt động kinh doanh cốt lõi trên toàn quốc, trong đó có việc mở rộng các cửa hàng thực phẩm và trung tâm thương mại GO!; tung ra các sản phẩm mang thương hiệu riêng phục vụ nhóm khách hàng quan tâm tới giá trị; phát triển các dự án hỗn hợp để tăng cường kinh doanh bất động sản.
Thêm vào đó, Central cũng hướng tới xây dựng các nền tảng bán lẻ đa kênh mạnh mẽ để mang lại các trải nghiệm mua sắm liền mạch mới cho khách hàng, thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới và nắm bắt những cơ hội để mở rộng kinh doanh, cơ sở khách hàng, phục vụ người tiêu dùng trên khắp Việt Nam. Ông Langlet khẳng định Central muốn nắm bắt các cơ hội mua lại và sáp nhập để đẩy nhanh việc mở rộng kinh doanh, coi Việt Nam là một điểm chiến lược về nguồn nguyên liệu thô và sản phẩm cho Central Retail ở Thái Lan.
Video đang HOT
Theo ông Langlet, sự phục hồi của nền kinh tế Việt Nam đã giúp Central liên tục mở rộng kinh doanh. Ông cho rằng Việt Nam có thể hồi phục mạnh năm 2022 và sẽ trở thành nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao nhất Đông Nam Á, với tốc độ tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đạt 6,5%.
Ông đánh giá xu hướng đô thị hóa đang diễn ra nhanh chóng tác động tới ngành bán lẻ, đặc biệt là các khu vực tỉnh lẻ, nơi Central có thể mang tới hệ sinh thái với các mô hình trung tâm thương mại và đại siêu thị. Theo người đứng đầu Central Retail Việt Nam, các hoạt động thương mại truyền thống ở Việt Nam, với các chợ bán thực phẩm tươi và cửa hàng đường phố, vẫn là một kênh phân phối chính, các mô hình thương mại hiện đại mới chỉ chiếm 11%. Đây là động lực chính để Central mở rộng hoạt động.
Ngoài ra, tầng lớp trung lưu tại Việt Nam được cho là có tốc độ gia tăng nhanh nhất ở khu vực Đông Nam Á. Theo dự báo của World Data Lab, các hộ gia đình trung lưu ở Việt Nam chi tiêu khoảng từ 11 đến 110 USD mỗi ngày. Người tiêu dùng trong độ tuổi từ 45 đến 65 ở Việt Nam cũng sẽ đóng góp gần 25% chi tiêu tiêu dùng ở Việt Nam so với mức 20% hiện nay.
Central Group bắt đầu đầu tư vào Việt Nam từ năm 2012 thông qua công ty con về bán lẻ CRC. Việt Nam hiện là một trong những thị trường chiến lược quan trọng của CRC, chiếm 22% tổng doanh số của CRC. Central Retail Việt Nam đã trở thành công ty dẫn đầu về siêu thị bán lẻ và trung tâm thương mại ở Việt Nam, với hệ thống trung tâm thương mại và cửa hàng tại 40 tỉnh, thành và lượng khách hàng trên 12 triệu người.
Sẽ rà soát báo cáo phân bổ kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2022
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 2048/QĐ-TTg về việc giao kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2022.
Một góc nhà ga Bến Thành (quận 1), công trường dự án Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên. Ảnh (tư liệu- minh họa): Hoàng Hải/TTXVN
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện rà soát báo cáo phân bổ kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2022 của bộ, cơ quan trung ương và địa phương.
Cụ thể, đối với trường hợp phát hiện việc phân bổ không đúng nguyên tắc, thứ tự ưu tiên bố trí vốn, tổng mức và chi tiết theo từng lĩnh vực, nhiệm vụ của kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước đã được giao, không bảo đảm các yêu cầu theo quy định của pháp luật đầu tư công, có ý kiến bằng văn bản cho bộ, cơ quan trung ương và địa phương chậm nhất sau 10 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo phân bổ của bộ, cơ quan trung ương và địa phương.
Cùng với đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2022; định kỳ hàng tháng, hàng quý báo cáo Chính phủ tình hình thực hiện kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước năm 2022; công khai các bộ, cơ quan trung ương và địa phương phân bổ kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2022 không đúng nguyên tắc, thứ tự ưu tiên; thời gian phân bổ, giải ngân chậm tại các Phiên họp Chính phủ hàng tháng.
Thủ tướng Chính phủ cũng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách nhà nước của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương và kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, xử lý các bộ, cơ quan trung ương và địa phương giải ngân thấp so với mức trung bình của cả nước liên tiếp trong 3 tháng hoặc vi phạm trong quản lý, điều hành kế hoạch đầu tư công.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao về quản lý nhà nước đối với đầu tư công chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và cơ quan liên quan tính chính xác của các nội dung, số liệu báo cáo, bảo đảm đúng quy định của pháp luật.
Ông Đỗ Thành Trung, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, kết quả từ việc theo dõi quá trình thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2021 và các năm trước cho thấy, việc xây dựng kế hoạch, chuẩn bị dự án đầu tư đóng vai trò quan trọng. Đối với các cuộc khủng hoảng trước đây, đầu tư công vẫn là động lực cho tăng trưởng và phát triển. Riêng năm nay, sự gián đoạn trong triển khai đầu tư công do ảnh hưởng của dịch bệnh không ở một địa phương mà xảy ra trên phạm vi cả nước.
Bên cạnh đó, ông Trung đặc biệt nhấn mạnh rào cản lớn khác trong nhiều năm qua là chất lượng lập kế hoạch. Báo cáo giải ngân vốn đầu tư công từ đầu năm đến nay và dự kiến kế hoạch năm 2022 cho thấy, các địa phương đề xuất nhiều giải pháp; trong đó, có một giải pháp thiết yếu là nghiêm túc thực hiện các quy định. Bởi lẽ, nếu chúng ta không triển khai theo các quy định đã được thống nhất, thông qua và ban hành, sẽ dẫn đến hậu quả là chất lượng lập kế hoạch đầu tư công rất có vấn đề.
Không những vậy, trong xây dựng Kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công năm 2022, nhiều địa phương chưa đề xuất số vốn để thu hồi trước, dù đây được xác định là một ưu tiên; đồng thời, kế hoạch một số địa phương chưa bố trí đủ vốn cho các dự án đã quá thời gian bố trí vốn và cho các dự án hoàn thành năm 2020 theo thời gian tại quyết định đầu tư.
Một bất cập nữa là không đề xuất bố trí vốn cho năm 2022 đối với các dự án đã chuyển tiếp theo tiến độ được duyệt, hoặc đề xuất bố trí vốn năm 2022 vượt cả vốn trung hạn.
Ông Đỗ Thành Trung cho biết thêm, tại Chỉ thị số 13/CT-TTg về đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu phải giảm tối đa số lượng các dự án, đặc biệt các dự án đầu tư mới, để tập trung cho dự án lớn, quan trọng.
"Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng, khi xây dựng Kế hoạch đầu tư công năm 2022, các bộ, ngành, địa phương cũng cố gắng cắt giảm số lượng dự án đầu tư, tránh dàn trải", ông Trung nhấn mạnh.
Phê duyệt khung chính sách đối với Dự án nâng cấp đoạn đường sắt Vinh Nha Trang Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa phê duyệt Khung chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Dự án cải tạo, nâng cấp đoạn Vinh - Nha Trang, tuyến đường sắt Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh. Phê duyệt Khung chính sách hỗ trợ Dự án nâng cấp đoạn đường sắt Vinh - Nha Trang. Ảnh: baochinhphu.vn...