TP.HCM: 2 cây cầu ở Thủ Đức và Q.7 ‘đội vốn’ do vướng mặt bằng
Cầu Tăng Long và cầu Phước Long đội vốn do thi công chậm tiến độ, chi phí giải phóng mặt bằng tăng.
Sáng 6.7, tại kỳ họp thứ 6 HĐND TP.HCM, UBND TP.HCM đã có 16 tờ trình về chủ trương đầu tư và điều chỉnh chủ trương đầu tư đối với các dự án dùng vốn ngân sách, trong đó có cầu Tăng Long và cầu Phước Long.
Cụ thể, cầu Tăng Long (TP.Thủ Đức) trên đường Lã Xuân Oai với phần cầu dài 218 m và đường dẫn dài 462 m, tổng vốn đầu tư 450 tỉ đồng, dự kiến hoàn thành trong giai đoạn 2017-2019.
Công trình khởi công từ tháng 12.2017, đến cuối năm 2019 phải ngưng thi công do vướng mặt bằng, khối lượng đạt khoảng 32%. Do phát sinh chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng dẫn đến phải điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư dự án từ 450 tỉ đồng lên 688 tỉ đồng (tăng 238 tỉ đồng). Cụ thể, chi phí giải phóng mặt bằng và di dời hạ tầng kỹ thuật từ 99,5 tỉ đồng lên 337,7 tỉ đồng.
Video đang HOT
Trong khi đó, cầu Phước Long trên đường Phạm Hữu Lầu dài 380 m, tổng vốn đầu tư gần 398 tỉ đồng, thực hiện từ 2016 – 2019. Công trình khởi công từ tháng 2.2020 và đã thi công xong một số trụ dưới sông, hiện đang tạm ngừng thi công do chưa bàn giao đủ mặt bằng để hoàn thiện các hạng mục còn lại. Đồng thời, có phát sinh tăng chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng và một số chi phí khác.
Theo cam kết của chính quyền địa phương, H.Nhà Bè phấn đấu bàn giao mặt bằng trong năm 2023, còn Q.7 bàn giao trong quý 4/2022.
UBND TP.HCM kiến nghị điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư dự án từ gần 398 tỉ đồng lên 748 tỉ đồng, trong đó chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng và di dời hạ tầng kỹ thuật từ 166 tỉ đồng lên 515 tỉ đồng. Điều chỉnh thời gian thực hiện dự án thành 2016-2025, quy mô giảm từ 380 m còn 359 m.
Cấp bách cải thiện chỗ ở cho người dân
Ngày 24.6, Đoàn giám sát của HĐND TP.HCM đã có buổi giám sát UBND TP.HCM về chương trình phát triển nhà ở giai đoạn 2016 - 2025.
Chỉ tiêu nhiều, thực hiện không bao nhiêu
Theo báo cáo của UBND TP.HCM, trong giai đoạn 2016 - 2020, Quỹ phát triển nhà ở đã cho 2.542 người có thu nhập thấp thật sự khó khăn về nhà ở vay tiền để tạo lập nhà ở, với tổng số tiền hơn 1.500 tỉ đồng. Đối với nhà ở xã hội, dù phê duyệt 64 dự án, nhưng trong giai đoạn này cũng chỉ đưa vào sử dụng 19 dự án với gần 15.000 căn hộ. Một vấn đề nan giải khác là di dời nhà ở trên và ven kênh rạch, dù đặt mục tiêu di dời 20.000 căn, nhưng 5 năm qua cũng chỉ bồi thường và di dời được 2.479 căn (đạt 12,4%), chủ yếu là các dự án sử dụng vốn ngân sách.
TP.HCM đang tính toán quy hoạch khu vực phụ cận rạch Xuyên Tâm. Ảnh SỸ ĐÔNG
Mới đây, TP.HCM đã điều chỉnh chỉ tiêu đến năm 2025 hoàn thành bồi thường, di dời 6.500 căn nhà trên và ven kênh rạch, với tổng nhu cầu vốn 18.073 tỉ đồng từ ngân sách, gồm 3 dự án thực hiện mục tiêu kép vừa chống ngập vừa chỉnh trang đô thị: rạch Xuyên Tâm, rạch Văn Thánh, kênh Hy Vọng; và 14 dự án chuyển tiếp từ giai đoạn 2016 - 2020.
Bà Nguyễn Thị Thanh Vân, Trưởng ban Đô thị HĐND TP.HCM, dẫn chứng Q.8 có 10.500 căn nhà trên và ven kênh, dù kêu gọi đầu tư từ năm 2016 nhưng đến nay không có nhà đầu tư nào tham gia. "Vậy TP.HCM sẽ có giải pháp nào để thực hiện, bởi đây là vấn đề liên quan đến cuộc sống người dân", bà Vân đặt câu hỏi và cho biết về nhà ở xã hội, thì kết quả khảo sát cho thấy công nhân có nhu cầu thuê nhiều hơn là mua vì chi phí bỏ ra phù hợp mức thu nhập, nên TP.HCM cần thay đổi cách tiếp cận để đáp ứng nhu cầu nhà ở ngày càng cao của người dân.
Trao đổi về vấn đề nhà ở xã hội, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi thông tin từ đầu năm TP.HCM đã tập trung tháo gỡ về thủ tục dự án, cụ thể làm theo quy định mất đến 500 ngày, vừa rồi thống nhất quy trình rút gọn còn 133 ngày nếu là đất của doanh nghiệp và 217 ngày đối với đất của nhà nước. Nhiều doanh nghiệp vui mừng vì thủ tục đầu tư rút ngắn được 9 - 10 tháng.
Đối với nhà trên và ven kênh rạch, ông Phan Văn Mãi cho rằng, nếu tiếp cận theo cách cũ qua việc trông chờ ngân sách thì có khi đến năm 2030 cũng chưa xong. "Như dự án rạch Xuyên Tâm, ngành quy hoạch cùng xây dựng sẽ tính toán lại quỹ đất, đề nghị điều chỉnh quy hoạch một số vị trí để khai thác lấy quỹ thực hiện đẩy nhanh tiến độ dự án", ông Mãi nói.
Truy trách nhiệm Sở Tài chính
Cuối tháng 4.2022, UBND TP.HCM giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Cục Thuế TP.HCM thống kê, tổng hợp số liệu về nguồn tiền thu được từ việc chủ đầu tư thực hiện nghĩa vụ về nhà ở xã hội bằng hình thức nộp bằng tiền tương đương với giá trị quỹ đất 20%, báo cáo hằng quý, hằng năm để TP có kế hoạch bố trí nguồn vốn đầu tư xây dựng nhà ở xã hội. Tại buổi giám sát, bà Nguyễn Thị Lệ, Chủ tịch HĐND TP.HCM, đề nghị Sở Tài chính báo cáo rõ khoản thu này thời gian qua nhưng không nhận được kết quả cụ thể.
Phó giám đốc Sở Tài chính Nguyễn Trần Phú lý giải theo Nghị định 100/2015 về phát triển và quản lý nhà ở xã hội nêu nhiều hình thức chủ đầu tư thực hiện nghĩa vụ nhà ở xã hội, trong đó có nộp tiền. Tại TP.HCM, khoản thu này thì tính chung vào khoản tiền sử dụng đất và hòa vào ngân sách. Ông Phú cũng cho rằng luật Ngân sách nhà nước không quy định tách mục riêng về khoản thu nhà ở xã hội mà chỉ thu chung theo tiền sử dụng đất. Do vậy, Sở Tài chính sẽ phối hợp Sở TN-MT và Sở Xây dựng rà soát những dự án cũ để bóc tách số liệu. Đối với dự án sắp tới, đơn vị sẽ phối hợp bóc tách ra, theo dõi số thu từ đầu.
Tuy nhiên, Chủ tịch HĐND TP.HCM không đồng tình với cách trả lời này bởi từ năm 2018, Bộ Tài chính đã có hướng dẫn đối với khoản thu 20% nghĩa vụ về nhà ở xã hội. "Hướng dẫn có từ năm 2018 thì lý do vì sao mình không làm mà bây giờ mới bóc tách. Như vậy, số tiền quay lại thời điểm đó thì xử lý ra làm sao, tôi đề nghị phải báo cáo rõ. Hôm giám sát ở Sở Tài chính đã yêu cầu báo cáo rõ, mà đến hôm nay báo cáo lại như vậy tôi thấy chưa đạt", bà Lệ nói và yêu cầu Sở Tài chính phải có trách nhiệm rõ ràng trong vấn đề này.
Ngoài ra, bà Lệ cũng đề nghị ưu tiên bố trí vốn từ khoản thu này để xây dựng nhà ở xã hội trên những khu đất sạch nhưng đang thiếu vốn để tránh lãng phí nguồn lực đất đai. Về vấn đề này, Chủ tịch Phan Văn Mãi giao Sở Tài chính chuẩn bị báo cáo gửi UBND TP.HCM vào thứ hai tuần sau để báo cáo HĐND TP.HCM.
TP.HCM mở du lịch liên tỉnh từ 1-11, năm sau mở cửa du lịch quốc tế Theo kế hoạch phục hồi ngành du lịch của UBND TP.HCM, phụ thuộc vào việc kiểm soát dịch, từ 1-11 đến 31-12, TP sẽ mở lại các hoạt động du lịch nội vùng và liên tỉnh. Đến năm 2022, TP sẽ mở lại hoạt động du lịch quốc tế. Y bác sĩ tham quan địa đạo Củ Chi vào ngày 13-10, do Công...