Tập đoàn Cao su Việt Nam lọt Top 10 doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất thị trường niêm yết
Sau phiên tăng trần thứ 4 hôm nay, vốn hóa cổ phiếu GVR đã được đẩy lên 128.000 tỷ đồng. Tập đoàn Cao su Việt Nam theo đó chính thức lọt Top10 doanh nghiệp có vốn hóa khủng nhất thị trường.
Tạm dừng phiên giao dịch sáng 23/12, cổ phiếu GVR của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam – CTCP tăng trần lên 30.950 đồng/cp.
Với 4 tỷ cổ phiếu GVR đang lưu hành, vốn hóa của Tập đoàn Cao su Việt Nam đã đẩy lên 123.800 tỷ đồng. Theo đó, GVR chính thức lọt Top10 doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán niêm yết.
Video đang HOT
Sự bứt tốc của cổ phiếu GVR đến từ chuỗi 9 phiên liên tục tăng giá và ba phiên gần nhất đều đóng cửa tại mức giá trần.
Sau khi niêm yết trên sàn HOSE vào ngày 17/3/2020, cổ phiếu GVR giao dịch lình xình dưới mốc 17.000 đồng/cp trước khi tăng vọt hơn 130% trong hai tháng gần đây. Cùng với đó, thanh khoản cổ phiếu bùng nổ, có phiên vượt 11,2 triệu đơn vị.
Thị trường chứng khoán thời gian gần đây liên tiếp đón nhận thông tin tích cực liên quan đến cổ phiếu GVR.
Mới đây, Chứng khoán BSC ra báo cáo nhận định trong giai đoạn 2021 – 2025, GVR dự kiến triển khai 9 dự án khu công nghiệp với tổng quỹ đất 3.780 ha, tập trung tại Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai và Pleiku. Theo thống kê của BSC, GVR hiện đang sở hữu quỹ đất khoảng 407.800 ha.
Tập đoàn Cao su Việt Nam cũng vừa công bố về đích sớm trong năm 2020, ước tính kết quả kinh doanh tính đến ngày 15/12 với doanh thu hợp nhất đạt 23.032 tỷ đồng, thực hiện 93% kế hoạch cả năm; lợi nhuận trước thuế đạt 4.955 tỷ đồng, hoàn thành 100% kế hoạch.
Riêng công ty mẹ ghi nhận doanh thu 4.071 tỷ đồng, vượt 14% so với kế hoạch đề ra; lãi trước thuế 2.962 tỷ đồng, vượt 15% kế hoạch năm 2020.
Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước sắp nhận 2.320 tỷ
Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp hiện sở hữu 96,8% cổ phần Tập đoàn Cao su Việt Nam, dự kiến thu về 2.320 tỷ đồng khi doanh nghiệp này chia cổ tức vào tháng 10.
Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam thông báo sẽ chi trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 6% (1 cổ phiếu được nhận 600 đồng) vào ngày 9/10. Ngày đăng ký danh sách cổ đông cuối cùng là 23/9.
Với 4 tỷ cổ phiếu đang niêm yết, Tập đoàn Cao su Việt Nam dự kiến dùng 2.400 tỷ đồng để chia cổ tức cho cổ đông. Trong cơ cấu sở hữu của tập đoàn này, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp hiện chiếm 96,8% cổ phần. Như vậy, Ủy ban dự kiến nhận về 2.320 tỷ đồng từ đợt chia cổ tức sắp tới.
Cơ cấu cổ đông Tập đoàn Cao su Việt NamỦy ban Quản lý vốn Nhà nướcỦy ban Quản lý vốn Nhà nướcCổ đông khácCổ đông khác
Năm 2019, Tập đoàn Cao su Việt Nam đạt 3.250 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ. Số tiền 2.400 tỷ dùng để chi trả cổ tức tương đương 74% tổng lợi nhuận năm qua của doanh nghiệp.
Năm 2020, Tập đoàn Cao su Việt Nam đặt mục tiêu doanh thu thuần 24.650 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 4.030 tỷ, lần lượt tăng 8% và 5% so với cùng kỳ 2019.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, doanh nghiệp Nhà nước này mới đạt doanh thu 5.950 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 840 tỷ sau 6 tháng đầu năm. So với kế hoạch năm, Tập đoàn Cao su Việt Nam chỉ hoàn thành 24% chỉ tiêu doanh thu và 21% mục tiêu lợi nhuận sau nửa chặng đường.
Cổ phiếu GVR của Tập đoàn Cao su Việt Nam hiện giao dịch ở vùng giá 12.200 đồng. Giá trị vốn hóa doanh nghiệp đạt 48.800 tỷ đồng (2,1 tỷ USD).
Khối ngoại bán ròng trong phiên thăng hoa của thị trường, chốt lời cổ phiếu logistics. GMD và TMS là hai cổ phiếu ngành logistics bị khối ngoại bán mạnh nhưng vẫn trụ vững thậm chí tăng điểm ấn tượng. Sắc xanh áp đảo trên thị trường, nhất là nhóm cổ phiếu ngành chứng khoán. Sắc xanh phủ rộng cả ba sàn VN-Index tăng tích cực từ đầu phiên sáng. Sau cú bật mạnh phiên khớp lệnh định kỳ...