Tập đoàn Cao su chuyển hướng trồng dược liệu, làm nông nghiệp công nghệ cao
Trong bối cảnh “vàng trắng” mất giá, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (Mã chứng khoán: GVR) quyết định chỉ duy trì quy mô hiện tại không đầu tư mở rộng mà chuyển hướng sang đầu tư vào khu công nghiệp (KCN) trên đất cao su, làm nông nghiệp công nghệ cao, trồng dược liệu…
Đại hội cổ đông thường niên 2019 của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (Ảnh: Quốc Hải)
Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2019 của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (Mã: GVR) diễn ra sáng nay 12/6 tại TP.HCM, ông Huỳnh Văn Bảo – Tổng Giám đốc GVR cho biết, trước biến động giảm giá cao su hiện nay, tập đoàn đang tính đến các phương án kinh doanh mang lại lợi nhuận nhiều hơn như đầu tư vào KCN trên đất cao su, làm nông nghiệp công nghệ cao, trồng dược liệu… Động thái này, theo ông Bảo, nhằm để tối ưu hóa lợi ích của Nhà nước cũng như cổ đông trong bối cảnh khó khăn chung của ngành cao su thế giới.
Tập trung KCN, nông nghiệp công nghệ cao
Báo cáo tại đại hội, ông Huỳnh Văn Bảo cho biết, năm 2018, doanh thu và lợi nhuận hợp nhất trước thuế của GVR lần lượt đạt 16.273 tỷ đồng và 3.253 tỷ đồng, hoàn thành 106,4% và 91,7% kế hoạch năm. Nguyên nhân khiến lợi nhuận trước thuế không đạt kế hoạch đề ra là do lĩnh vực trồng, chăm sóc và chế biến mủ cao su gặp khó khăn do giá bán mủ tiếp tục giảm 18% trong năm 2018.
“Trước tình hình giá mủ cao su giảm như hiện tại cũng như dự báo tiếp tục có những khó khăn trong năm 2019, GVR quyết định chỉ duy trì quy mô hiện tại mà không đầu tư mở rộng. Đồng thời, GVR sẽ chuyển hướng tập trung một số lĩnh vực có thể mang lại lợi ích cho Nhà nước và cổ đông”, ông Bảo nói.
Cụ thể, có 3 lĩnh vực mà GVR tập trung đầu tư mạnh trong năm 2019 gồm: Đầu tư vào khu công nghiệp trên đất cao su – đây là lĩnh vực có lợi nhuận cao, nhiều tiềm năng nên sẽ đầu tư mạnh giai đoạn 2019 – 2020 và 2021 – 2025. Lĩnh vực chế biến gỗ cao su lợi nhuận khá tốt và còn cơ hội nên sẽ đầu tư bổ sung, tái cơ cấu thông qua sáp nhập để tăng sức cạnh tranh. Cuối cùng, một lĩnh vực khá mới là lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, GVR thử nghiệm một cách thận trọng vì rủi ro đầu ra, công nghệ sản xuất… và nâng dần quy mô phù hợp với tình hình thực tế.
“Tất nhiên, trong thời gian ngắn hạn và định hướng trung hạn, tập đoàn vẫn tập trung vào 3 lĩnh vực sản phẩm cao su, chế biến gỗ và phát triển KCN để tạo đà tăng tốc, phát triển trong năm 2019, 2020 và kế hoạch 5 năm 2021 – 2025″, ông Bảo nói.
Video đang HOT
Riêng 2 lĩnh vực trồng, chăm sóc, chế biến mủ cao su và sản phẩm công nghiệp cao su, GVR chỉ duy trì quy mô hiện tại, không mở rộng.
Các cổ đông tham gia biểu quyết thông qua các nghị quyết tại đại hội (Ảnh: Quốc Hải)
Tại đại hội, GVR cũng cho biết với yêu cầu hội nhập quốc tế, tập đoàn cũng dự kiến phát triển và trồng khoảng 20.000 rừng, tương ứng 5% diện tích cao su hiện nay.
“Hiện tại, GVR đang tham gia đầu tư 17 KCN trong đó trực tiếp quản lý, điều hành 12 khu với diện tích đất tự nhiên gần 6.000 hecta, đất thương phẩm cho thuê gần 4.400 ha được thực hiện trên quỹ đất trồng cao su chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Tuy nhiên, Tập đoàn vẫn đang làm việc với các địa phương, định hướng giai đoạn 2021 – 2025 sẽ phát triển khoảng 5.000 – 7.000 ha ở khu vực Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước, Tây Nguyên. Tuy nhiên, kế hoạch cụ thể phụ thuộc vào kết quả làm việc chung với địa phương”, ông Phạm Văn Thành, thành viên HĐQT GVR thông tin thêm.
Về kế hoạch kinh doanh năm 2019, GVR đặt kế hoạch doanh thu hợp nhất dự kiến đạt 24.224 tỷ đồng, tăng 7% so với thực hiện 2018. Lợi nhuận sau thuế dự kiến đạt 4.150 tỷ đồng, tăng 24%. Tỉ lệ cổ tức là 6%.
Trồng 40.000 – 60.000 ha dược liệu
Chia sẻ với cổ đông về kế hoạch trong 7 tháng cuối năm 2019, GVR cho biết sẽ tập trung vào các nhiệm vụ: Tiếp tục rà soát, cắt giảm chi phí để đảm bảo lợi nhuận trong bối cảnh giá cao su thấp; thực hiện tái cơ cấu những doanh nghiệp chưa hiệu quả; rà soát lại tổ chức nhân sự hợp lý tại các đơn vị thành viên; nhanh chóng thực hiện quyết toán vốn nhà nước tại GVR; thực hiện chuyển đổi mô hình quản trị phù hợp với tình hình mới… Ông Huỳnh Văn Bảo cho biết sẽ tiếp tục tiến hành tái cơ cấu nguồn lực của DN, bao gồm tái cơ cấu quỹ đất và thoái vốn DN.
“Đối với những quỹ đất không phù hợp trồng cao su thì GVR dự kiến chuyển đổi cây trồng, trong đó sẽ tiếp tục thí điểm chuyển đổi đất cao su sang lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao. Hiện chúng tôi đang nghiên cứu trồng dược liệu, nếu phù hợp thì diện tích trồng dược liệu có thể lên tới 40.000 – 60.000 ha”, ông Bảo thông tin.
Trước thắc mắc của cổ đông về kế hoạch thoái vốn doanh nghiệp, theo ông Bảo, tính đến 31/12/2018, Tập đoàn đã thoái vốn thu về 1.769 tỷ đồng, giá trị sổ sách 1.453 tỷ đồng, lãi 316 tỷ đồng. Giá trị còn lại phải thoái vốn 2.227 tỷ đồng, bao gồm giá trị đầu tư 5 công ty thủy điện khoảng 1.079 tỷ đồng, chiếm 48% giá trị còn phải thoái. Mục tiêu tiếp theo, Tập đoàn sẽ cổ phần hóa các đơn vị thành viên lớn như Cao su Đồng Nai, Cao su Dầu Tiếng, Cao su Bình Long…
“Việc quyết toán giai đoạn II để GVR hoàn toàn hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, hiện phần vốn nhà nước tại GVR đã được chuyển giao cho Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước (SCIC) và SCIC đang hỗ trợ GVR trong việc hoàn tất các thủ tục để thực hiện sớm nhất trong năm nay”, ông Bảo khẳng định.
Một vấn đề được cổ đông quan tâm tại đại hội là tiến độ giao đất và đền bù để thực hiện dự án sân bay Long Thành.
Về vấn đề này, ông Bảo cho biết dự án sân bay Long Thành đã được các cấp triển khai 10 năm nhưng năm nay mới thực sự đẩy nhanh tiến độ. Tập đoàn phải giao lại là khoảng 2.100 ha, hiện Tập đoàn giao các đơn vị thành viên làm việc với tỉnh Đồng Nai để bàn giao gần 400 ha để làm dự án tái định cư ngay trong tháng 7 này (ngày 20/7) và đến cuối năm phải thực hiện xong.
“Hiện giá đền bù khoảng 600 triệu/ha, không cao bằng các đơn vị khác do đây là vùng cây già. Tiến độ giao đất là bàn giao trước khoảng 400 ha để xây dựng khu tái định cư, 1.700 ha thực hiện theo quyết định của tỉnh. Tập đoàn sẽ thực hiện bàn giao ngay sau 3 tháng khi tỉnh có yêu cầu”, ông Phạm Văn Thành – thành viên HĐQT GVR bổ sung.
Liên quan đến vấn đề này, ông Trần Ngọc Thuận – Chủ tịch GVR cũng cho biết, việc giữ đất khiến Tập đoàn bị tiến thoái lưỡng nan và cũng hy vọng dự án sớm triển khai để có tiền đền bù và không mất thêm chi phí giữ đất.
Cũng theo chia sẻ từ GVR, đơn vị này đang xúc tiến lập các hồ sơ để đến quí III/2019 có thể niêm yết lên sàn HoSE, để minh bạch và thu hút nhà đầu tư hơn.
Theo danviet.vn
Chứng khoán Bản Việt chính thức trở thành cổ đông lớn của TTC Land
Kết thúc phiên giao dịch sáng 12/06, VCI đã chính thức trở thành cổ đông lớn của TTC Land, sở hữu 19 triệu cổ phiếu SCR. Ước tính VCI đã chi 150 tỷ đồng sở hữu 5,6% vốn của TTC Land.
Theo tin từ CTCP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (TTC Land, mã SCR), kết thúc phiên giao dịch sáng 12/6/2019, CTCP Chứng khoán Bản Việt (mã VCI) đã chính thức trở thành cổ đông lớn của TTC Land thông qua việc chính thức sở hữu 19 triệu cổ phiếu SCR, tương ứng 5,6% số lượng cổ phần đang lưu hành.
Giao dịch được thực hiện theo phương pháp thỏa thuận trong 3 ngày 7/6, 11/6 và sáng 12/6. Với giá giao dịch thỏa thuận là 8.000 đồng, cao hơn khoảng 7% so với giá tham chiếu của SCR 7.500 đồng, VCI đã chi khoảng 152 tỷ đồng cho thương vụ này.
VCI chính thức là cổ đông lớn tại TTC Land, đây là bước đi đầu tiên trong quá trình tái cấu trúc toàn diện như thông tin đã công bố từ tân Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc của TTC Land sau kỳ họp Đại hội đồng cổ đông tháng 4/2019.
Định hướng chiến lược mới sẽ là sự cộng hưởng từ tái cấu trúc sơ đồ tổ chức, tinh gọn bộ máy, đảm bảo chất lượng nhân sự, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, quản lý và vận dụng nguồn vốn, cho đến nâng cao hiệu quả hoạt động, tạo nền tảng kêu gọi thành công sự tham gia của các nhà đầu tư chiến lược trong và nước ngoài.
Để chiến lược tái cấu trúc đem lại hiệu quả cao nhất cho cổ đông và nhà đầu tư, Ban Lãnh đạo TTC Land đang tiếp tục thực hiện kêu gọi vốn từ các cổ đông lớn chiến lược khác đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài như Quỹ đầu tư, Công ty phát triển bất động sản có uy tín và thương hiệu tương tự như thương vụ đầu tư từ VCI.
Những cổ đông lớn này dự kiến sẽ tham gia vào quá trình tái cấu trúc toàn diện của TTC Land, hỗ trợ tiết giảm tỷ lệ cổ phiếu trôi nổi trên thị trường còn khoảng 31% so với 46% trước khi VCI chính thức trở thành cổ đông lớn. Định hướng của TTC Land là 15%-20% số lượng cổ phần sẽ được nắm giữ bởi các cổ đông lớn tổ chức ngoài Tập đoàn Thành Thành Công.
TTC Land hiện đang sở hữu tổng quỹ đất đa số tập trung tại các vị trí thuận lợi trên khắp Việt Nam, bao gồm TP.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Đồng Nai, Tây Ninh, Long An, Bình Dương và Phú Quốc. Tổng số dự án mà TTC Land đã, đang bàn giao và đang triển khai là 29 dự án với 16.879 căn hộ; trong đó 43% tương đương 7.270 căn đã bán và 38% tương đương 6.459 căn đã bàn giao đến khách hàng với các dòng sản phẩm Charmington, Jamona, Carillon.
Năm 2019, TTC Land đặt kế hoạch tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận tương ứng 2% và 6%. TTC Land cho biết, Quý II/2019, TTC Land dự kiến sẽ ghi nhận thêm 66 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2019, dự kiến hoàn thành 45% kế hoạch lợi nhuận nhờ vào sự đóng góp từ các hoạt động kinh doanh cốt lõi của Công ty.
HỒNG QUÂN
Theo bizlive.vn
Giúp doanh nghiệp biến vốn vay thành vốn góp Nhiều nhà nghiên cứu cảnh báo rằng có nhiều khoản vay của các tập đoàn và DNNN có thể được các tập đoàn và công ty này yêu cầu chuyển thành "vốn góp" của Nhà nước để tăng vốn cho chúng. Chuyện này đã từng xảy ra khá thường xuyên ở ta trước đây. Nhiều nhà nghiên cứu cảnh báo rằng có nhiều...