Tập đoàn Bảo Việt: Hoạt động ngân hàng suy giảm, công ty liên kết làm ăn bết bát?
Báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2019 của Tập đoàn Bảo Việt cho thấy, lĩnh vực đầu tư vào ngành ngân hàng của đơn vị này hoạt động đang kém hiệu quả, suy giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2018. Trong khi đó, công việc kinh doanh của các công ty liên kết cũng không có nhiều khá khẩm…
Tập đoàn Bảo Việt vẫn nắm giữ 49,52% cổ phần của Ngân hàng Bảo Việt
ội dung báo cáo tài chính cho thấy, chi phí hoạt động gia tăng cùng với chi phí dự phòng rủi ro tăng cao dẫn tới lợi nhuận trước thuế của BaoVietBank trong nửa đầu năm nay suy giảm.
Tại thời điểm 30/6/2019, tổng tài sản của ngân hàng cũng giảm hơn 3.700 tỉ đồng. Dư nợ cho vay khách hàng giảm 0,02% đạt 24.980 tỉ đồng. Huy động tiền gửi của khách hàng tăng 5% lên 28.554 tỉ đồng. Nợ xấu giảm tích cực xuống chỉ còn 992,9 tỉ đồng. Đáng chú ý, ngân hàng hiện đang nắm giữ giá trị 1.664 tỷ đồng trái phiếu VAMC, trong đó đã trích lập gần 926,4 tỉ đồng.
Theo kế hoạch đề ra từ năm 2018, Tập đoàn Bảo Việt sẽ tiến hành lộ trình giảm vốn tại Ngân hàng Bảo Việt từ hơn 49% xuống còn 15% để đảm bảo đúng theo quy định của Luật Tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, cho đến giai đoạn 6 tháng đầu năm 2019, Tập đoàn Bảo Việt vẫn sở hữu 49,52% cổ phần của Ngân hàng Bảo Việt.
Với việc hoạt động không mang lại nhiều hiệu quả như giai đoạn đầu năm 2019, nhiều người đặt ra câu hỏi về vấn đề sử dụng nguồn vốn nhà nước của Hội đồng quản trị của Tập đoàn này đối với các kênh đầu tư đang thực hiện.
Video đang HOT
Tháp tài chính quốc tế IFT nhiều năm vẫn đắp chiếu
Trong khi đó, hoạt động của các công ty mà Tập đoàn Bảo Việt liên kết cũng không mấy sáng sủa. Đơn cử như trường hợp của Công ty Cổ phần đầu tư SCIC – Bảo Việt. Đối với đơn vị này, Tập đoàn Bảo Việt nắm giữ 50% cổ phần với giá trị khoảng 70 tỷ đồng. Điều đáng nói là Công ty Cổ phần đầu tư SCIC – Bảo Việt gây lùm xùm với hàng loạt các dự án khủng đắp chiếu.
Điển hình là dự án Tháp tài chính quốc tế IFT trên lô đất 13.000m2 số 220 Trần Duy Hưng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, có tổng vốn đầu tư khoảng 3.800 tỷ đồng. Theo Báo cáo tài chính quý III/2018 của Tập đoàn Bảo Việt, Tập đoàn đã góp gần 119 tỷ đồng vào dự án nhưng cho đến nay đây là vẫn chỉ án binh bất động chưa thấy dấu hiệu gì về việc triển khai.
Bên cạnh đó, là dự án Xây văn phòng cho các hiệp hội Hà Nội (tên thương mại Seven Star) tại lô đất D27 2,2ha quận Cầu Giấy. Dự án này được chỉ định cho liên danh Công ty Cổ phần đầu tư Bảo Việt (Công ty con của Tập đoàn Bảo Việt), Công ty Cổ phần Sông Đà – Thăng Long và Công ty Cổ phần đầu tư C.E.O thực hiện theo hình thức BT từ năm 2011. Tổng mức đầu tư dự án là 4.436,790 tỷ đồng.
Trong đó, tổng mức đầu tư dự án BT là 1.090,527 tỷ đồng, tổng mức đầu tư các dự án đối ứng là: 3.346,262 tỷ đồng. Dù đã hơn 7 năm trôi qua, dự án này vẫn nằm trên giấy, chưa có dấu hiệu liên danh chủ đầu tư triển khai dự án.
Với những hoạt động không mấy sáng sủa như thế này, dư luận và giới chuyên môn đặt ra những vấn đề về việc hiệu sử dụng nguồn vốn nhà nước tại Tập đoàn Bảo Việt và lo lắng về việc có thể xảy ra sự thất thoát lớn tại đơn vị này.
Nhóm PV
Theo Ngaynay.vn
Cổ đông sáng lập muốn thoái hết vốn khỏi ngân hàng Bảo Việt
Tập đoàn Công nghệ CMC sẽ thoái hết vốn tại Ngân hàng Bảo Việt trong thời gian tới.
CMC sẽ thoái hết vốn tại ngân hàng Bảo Việt
Công ty cổ phần Tập đoàn Công nghệ CMC mới công bố Hội đồng quản trị công ty đã thông qua Nghị quyết về việc thoái vốn tại Ngân hàng Bảo Việt (BaoVietBank).
Theo đó, Hội đồng quản trị ủy quyền cho ông Nguyễn Trung Chính - Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc CMC - thực hiện các thủ tục để chuyển nhượng toàn bộ cổ phần BaoVietBank cho các nhà đầu tư khác có nhu cầu.
Ngân hàng Bảo Việt được thành lập đầu năm 2009 với vốn điều lệ ban đầu là 1.500 tỉ đồng. Các cổ đông sáng lập bao gồm Tập đoàn Bảo Việt, Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) và Tập đoàn Công nghệ CMC.
Theo Báo cáo tài chính của Ngân hàng Bảo Việt được công bố ngày 30.6.2019, ngân hàng có vốn điều lệ 3.000 tỉ đồng, số vốn góp của CMC vào BaoVietBank là 10,3% vốn, trị giá hơn 324 tỉ đồng theo mệnh giá. Hai cổ đông lớn còn lại là Tập đoàn Bảo Việt (sở hữu 49,5%) và Vinamilk (sở hữu hơn 14%).
Kết thúc 6 tháng đầu năm 2019, BaoVietBank ghi nhận thu nhập lãi thuần 398,2 tỉ đồng, tăng 48% so với cùng kỳ năm trước. Lãi thuần từ hoạt dộng dịch vụ cũng tăng 53%, đạt hơn 43 tỉ đồng. Sau khi trừ đi các chi phí và trích lập dự phòng, ngân hàng đạt lợi nhuận sau thuế 10,5 tỉ đồng, giảm 42% so với 6 tháng đầu năm 2018.
Tính đến cuối tháng 6.2019, tổng tài sản của ngân hàng đạt 52.159 tỉ đồng, giảm hơn 3.700 tỉ đồng so với số đầu năm. Dư nợ cho vay khách hàng đạt 24.980 tỉ đồng, giảm nhẹ so với đầu năm 2019. Số dư nợ xấu của ngân hàng giảm nhẹ từ hơn 1.000 tỉ đồng xuống còn 993 tỉ đồng, tỷ lệ nợ xấu tương ứng là 3,97% xấp xỉ mức vào cuối năm 2018.
Ngược lại, Tập đoàn Bảo Việt (BVH) vẫn là cổ đông lớn của CMC với tỷ lệ sở hữu 5,04% tại thời điểm 30.6.2019. Nhưng đến tháng 8.2019, cơ cấu cổ đông đã thay đổi sau khi Công ty CMC phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho Samsung SDS Asia Pacific, đưa tỷ lệ sở hữu của BVH giảm xuống còn 3,78%.
Theo Thanhnien.vn
Vì sao Tập đoàn CMC muốn thoái sạch vốn khỏi BaoVietBank? Theo ghi nhận vào thời điểm 30/6, số vốn góp của Tập đoàn CMC vào BaoVietBank trị giá hơn 324 tỷ đồng. Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn công nghệ CMC (mã CK: CMG) vừa thông qua việc chuyển nhượng toàn bộ cổ phần Ngân hàng Bảo Việt (BVB). Đ Theo đó, Hội đồng quản trị ủy quyền cho...