Tập đoàn AVG của Nga đầu tư khu chế biến thịt lợn 1,4 tỷ USD tại Thanh Hóa
Dự án tổ hợp chế biến thịt lợn tại khu kinh tế Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hoá có quy mô trang trại chăn nuôi lợn 5 triệu con/năm, diện tích ít nhất 1.000ha và tổng vốn đầu tư khoảng 1,4 tỷ USD.
Tập đoàn AVG của Nga đầu tư khu chế biến thịt lợn 1,4 tỷ USD tại Thanh Hóa (ảnh minh họa)
UBND tỉnh Thanh Hoá đã có buổi tổ chức hội nghị trực tuyến kí kết biên bản ghi nhớ với Tập đoàn AVG Capital Partners (Liên bang Nga) về triển khai dự án tổ hợp chế biến thịt lợn.
Với kế hoạch phát triển dài hạn, Tập đoàn AVG đã tìm hiểu, nghiên cứu đầu tư tổ hợp chế biến thịt lợn tại khu kinh tế Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hoá với tổng vốn đầu tư khoảng 1,4 tỷ USD.
Cụ thể: quy mô trang trại chăn nuôi lợn 5 triệu con/năm, diện tích ít nhất 1.000ha, trong đó có 43 trang trại lợn thương phẩm và 3 trang trại lợn lai; nhà máy sản xuất thức ăn hỗ hợp với công suất 2 triệu tấn/năm; lò mổ và nhà máy chế biến với sông suất 0,6 triệu tấn/năm với tổng diện tích khoảng 400ha.
Dự án được chia thành 3 giai đoạn và phân chia thành 2 nhóm phù hợp với từng giai đoạn xây dựng tuỳ theo điều kiện tài chính.
Video đang HOT
Tại buổi làm việc, Trưởng ban quản lý khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp tỉnh Nguyễn Tiến Hiệu và đại diện đơn vị được Tập đoàn AVG uỷ quyền tại Việt Nam đã ký kết biên bản ghi nhớ về triển khai dự án.
Đại diện Tập đoàn AVG khẳng định việc dự án được triển khai trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá sẽ mang lại nhiều lợi ích cho địa phương, nhất là các lợi ích về phát triển kinh tế, ngân sách, tạo việc làm cho người lao động và thúc đẩy phát triển công nghệ chế biến thực phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế trên địa bàn tỉnh.
Tập đoàn AVG Capital Partners (Liên bang Nga) là đơn vị hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, sản xuất thức ăn chăn nuôi, chế biến thịt và sản xuất đường. Đây là đơn vị xếp thứ 20 về sản lượng và đứng thứ 3 về kinh doanh hiệu quả trong lĩnh vực chế biến thịt lợn tại Nga.
Bộ NN-PTNT và Bộ Công an ký kết Quy chế phối hợp
Việc phối hợp giữa 2 Bộ góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội, xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững.
Bộ trưởng Công an Tô Lâm và Bộ trưởng NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường ký Quy chế phối hợp giữa hai bộ. Ảnh: TTXVN.
Chiều 29/12, Bộ Công an phối hợp với Bộ NN-PTNN tổ chức Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Thông tư liên tịch số 04/2015/TTLT ngày 16/6/2015 quy định việc phối hợp công tác đảm bảo an ninh, an toàn ngành NN-PTNT; ký kết Quy chế phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ NN-PTNN thời gian tới.
Việc xây dựng, triển khai Thông tư liên tịch số 04 quy định việc phối hợp công tác đảm bảo an ninh, an toàn ngành NN-PTNT và các Quy chế phối hợp giữa các đơn vị thuộc hai Bộ đã đáp ứng tốt yêu cầu đặt ra; phù hợp với tình hình thực tiễn, là cơ sở pháp lý quan trọng để hai ngành phối hợp triển khai công tác đảm bảo an ninh, an toàn trong lĩnh vực NN-PTNT, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước, đảm bảo an ninh, trật tự trên các lĩnh vực nông nghiệp thời gian qua...
Năm năm qua, Bộ Công an, Bộ NN-PTNN và các cơ quan, đơn vị chức năng của hai Bộ từ Trung ương đến địa phương đã tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Thông tư liên tịch số 04, phối hợp thường xuyên, chặt chẽ trên nhiều lĩnh vực công tác.
Điển hình, hai Bộ đã phối hợp xây dựng, hoàn thiện các chính sách, pháp luật trong lĩnh vực nông nghiệp (như xây dựng và tiếp tục bổ sung hoàn thiện Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, Luật Thủy sản, Luật phòng, chống thiên tai...); trình Chính phủ, Quốc hội đưa việc quản lý sử dụng chất cấm trong chăn nuôi vào Bộ luật Hình sự.
Đặc biệt, thời gian qua, hai Bộ phối hợp chặt chẽ trong thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới; đến nay đã có khoảng 60% số xã trên cả nước đạt đủ 19/19 tiêu chí an ninh, trật tự.
Trước tác động của thiên tai, bão lũ những năm qua, Bộ Công an đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc có kế hoạch, phương án ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn; duy trì nghiêm túc công tác ứng trực đảm bảo quân số, cơ sở vật chất, trang thiết bị, thông tin liên lạc, phương tiện, sẵn sàng phối hợp với Bộ NN-PTNN trong việc xử lý hậu quả thiên tai, phòng chống dịch bệnh...
Hai bên cũng thường xuyên phối hợp kiểm tra an ninh, an toàn các công trình thủy lợi, tăng cường sự chỉ đạo, hướng dẫn, sắp xếp tàu thuyền trong khu vực neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền...
Ngoài việc phối hợp bảo vệ an ninh chính trị nội bộ, bảo vệ an ninh kinh tế, bảo vệ bí mật Nhà nước, các đơn vị thuộc lực lượng Công an đã tăng cường, phối hợp với các đơn vị chức năng thuộc Bộ NN-PTNT thanh tra, kiểm tra, kiểm soát an toàn thực phẩm, ngăn chặn kịp thời các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú ý, thức ăn chăn nuôi, giống cây trồng, phân bón trái phép.
Bên cạnh đó, xử lý hoạt động vận chuyển, kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm không đúng quy định, nhất là việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, sản xuất, kinh doanh tôm bơm tạp chất; thành lập hàng nghìn chốt kiểm dịch để kiểm soát, xử lý việc vận chuyển gia súc, gia cầm từ vùng dịch sang vùng không có dịch...
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường trao Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp Nông nghiệp và Phát triển nông thôn" cho các đồng chí lãnh đạo Bộ, lãnh đạo một số đơn vị thuộc Bộ Công an. Ảnh: TTXVN.
Tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm đã trao Kỷ niệm chương "Bảo vệ an ninh Tổ quốc" tặng các đồng chí lãnh đạo Bộ NN-PTNT và lãnh đạo một số đơn vị trực thuộc. Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường đã trao Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp Nông nghiệp và Phát triển nông thôn" tặng các đồng chí lãnh đạo Bộ Công an và lãnh đạo một số đơn vị trực thuộc. Đồng thời, lãnh đạo hai Bộ cũng ký kết Quy chế phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ NN-PTNN trong thời gian tới.
Phát biểu tại Hội nghị, 2 Bộ trưởng nhấn mạnh, kết quả phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ NN-PTNT đã góp phần hoàn thiện chính sách, pháp luật trong lĩnh vực quản lý nhà nước của hai ngành, giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội, xây dựng một nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, phục vụ tích cực mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội và mở rộng quan hệ đối ngoại của đất nước.
Từ đó, đề nghị các đơn vị chức năng của hai Bộ cần tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả các mặt công tác phối hợp để cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân tin cậy giao phó, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Ông Phan Xuân Dũng làm Chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam Ông Phan Xuân Dũng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ, Môi trường Quốc hội vừa được bầu làm Chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) nhiệm kỳ 2020-2025. Ông Phan Xuân Dũng được bầu làm Chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam nhiệm kỳ 2020-2025. Đại hội Đại biểu...