Tập cuối ‘Người phán xử ngoại truyện’ đã đủ sức chinh phục khán giả như tập phim hành động thứ thiệt
“ Người phán xử tiền truyện” sở hữu bốn tập phim với đầy đủ công thức của phim hành động Mỹ: bạo lực, cảnh nóng, lời thoại “ngắn nhưng chất” và đan xen yếu tố hài hước. Trong đó, tập cuối cùng biểu hiện đầy đủ và rõ nét nhất công thức nêu trên.
Người phán xử là bộ phim truyền hình Việt Nam được khán giả đón nhận mạnh mẽ trong năm 2017, có sức ảnh hưởng lớn trên các trang mạng xã hội. Đây cũng là dự án phim Việt hiếm hoi nhà làm phim tiếp tục sản xuất phần tiền truyện để chiều lòng người hâm mộ. Người phán xử tiền truyện kết thúc sau bốn tập với cốt truyện diễn ngay trước câu chuyện trong phim Người phán xử.
Trong tập cuối Người phán xử tiền truyện, khán giả vẫn thấy được một Phan Quân sắc sảo, lạnh lùng và đầy suy tính. Ông trùm có màn đảo ngược tình thế bất ngờ khi đối đầu với Đình Khánh (Minh Thảo), cháu của Đình Khánh, cũng như Đồng “cá ngão”. Cụ thể, khi nhận được bức ảnh Phan Hải bị bắt, thương tích đầy mình, Phan Quân và Lương “bổng” quyết định sẽ đích thân đến chỗ hẹn dù biết đó là một cái bẫy.
Tuy nhiên, sau khi Đồng “cá ngão” ra mặt, Trần Tú công khai đứng sang phe Đình Khánh, lúc này ông trùm mới có cơ hội chuyển bại thành thắng, mỉm cười ngạo nghễ vì ván bài lật ngửa. Toàn bộ đàn em của Đình Khánh chĩa súng, dao về phía hắn và Đồng “cá ngão”, Trần Tú thực tế cũng không làm phản. Thì ra, Phan Quân đã đoán trước được sự việc và mua chuộc tay sai Đình Khánh từ lâu. Ông trùm hoàn toàn có thể tóm gọn tên luật sư này, nhưng muốn chờ thời cơ để “xử đẹp” Đồng “cá ngão”.
Ngoài ra, cuộc đối thoại giữa Phan Quân và Lương “bổng” sau khi chính thức có được khu mỏ Tây An cũng khiến người xem thích thú. Ông trùm kể lại những suy tính trước đó, và cho rằng trên mảnh đất này, không có quá ba người dám trực tiếp đối đầu Phan Thị, trong đó có một kẻ đang ở tù. Lời thoại này nhắc khán giả nhớ về kẻ thù hàng đầu của Người phán xử – Thế “chột”. Bên cạnh đó, tập cuối Người phán xử tiền truyện cũng tiết lộ mối quan hệ giữa Phan Quân và Vũ Bắc.
Không những thế, đây là tập phim mà Phan Quân nhấn mạnh ý nghĩa của gia đình hơn cả. Ông thuyết phục Diễm My không ly thân với Phan Hải, mong cô hãy giống như bà Hồ Thu, sẵn sàng vun vén gia đình, trân trọng từng giây phút ở bên chồng. Vì ông, và cả cậu ấm nhà Phan thị, đều làm cái nghề nay sống mai chết, họ cần một hậu phương vững chắc. Mặt khác, ông cũng giảng giải cho cậu quý tử về ý nghĩa của gia đình, về tình thương từ bố mẹ và vợ con, trong khi Phan Hải cợt nhả coi đó là bài ca “Gia đình là số một” muôn thuở.
Ở tập cuối Người phán xử tiền truyện, Phan Hải tiếp tục đóng vai trò là “cây hài”, khi ngay từ đầu, anh đã có màn đấu khẩu kéo dài bốn tiếng đồng hồ với “chị đại” Quắm ( Vân Dung thủ vai). Ngay cả lúc “nước sôi lửa bỏng”, Phan Hải, Phan Quân và Lương “bổng” có nguy cơ bị “đánh úp”, điều mà cậu ấm Phan thị quan tâm duy nhất chỉ là… ai là người lấy điện thoại của mình.
Video đang HOT
Có thể nói, Phan Hải là nhân vật tạo ra yếu tố giải trí trong Người phán xử tiền truyện, anh vừa đóng góp những tình tiết gây cười cho mạch phim, vừa “phụ trách” các phân cảnh nóng. Cảnh quay nóng bỏng giữa cậu ấm Phan thị và người tình Vân Điệp cũng được khán giả chú ý ở tập cuối phim. Ngoài ra, người xem còn ấn tượng với cách “thề độc” đậm chất Phan Hải với Diễm My khi anh lần đầu đưa vợ đến công viên chơi. Điều đáng chú ý trong tình tiết này là mặc dù nói với vợ rằng mình chưa đến đây lần nào nhưng tên của anh đã sớm lên hạng VIP tại đây…
Kết thúc tập cuối Người phán xử tiền truyện, cuộc đối thoại giữa Người phán xử và Phan Hải cũng khiến khán giả thích thú, với những lời thoại “kinh điển”, đậm chất cậu ấm Phan thị: “Nhân đây Phan Hải cũng nói cho Phan Quân hiểu, tuy Phan Quân là người đẻ ra Phan Hải nhưng Phan Quân không hiểu gì về Phan Hải là người đẻ ra Phan Hưng”, hay tình tiết anh vờ gọi cho mẹ mà không biết bà trùm đã đau họng tắt tiếng từ hôm qua. Đối đáp lại cậu quý tử tinh quái, ông trùm cũng có cách xử trí làm khán giả “cười ra nước mắt”.
Tập cuối Người phán xử tiền truyện tạo sự liên kết chặt chẽ đến phần phim trước đó bằng chi tiết Trần Tú tìm đến Phan Hải để nói về sự việc Trần Tuấn lỡ tay giết chết Lân Sứa, đồng thời hé lộ những “mầm mống” làm phản trong Trần Tú, khi anh biết rằng Phan Quân có thể dễ dàng ra tay giết chết mình nếu tình hình không thuận lợi. Ngoài ra, Người phán xử cũng đề cập với cậu con trai về lễ kỷ niệm ngày cưới và lấy đó làm mốc thời gian thực hiện lời hứa của ông.
Người phán xử tiền truyện sở hữu bốn tập phim hội tụ đầy đủ công thức của một bộ phim hành động Mỹ: bạo lực, cảnh nóng, lời thoại “ngắn nhưng chất” và đan xen yếu tố hài hước, trong đó, tập cuối cùng hội tụ nhiều nhất những màu sắc ấy. Tuy nhiên, khán giả vẫn bày tỏ kì vọng về các phần phim tiếp theo, làm rõ hơn tương lai Phan thị, hay câu chuyện giữa Phan Quân và Thế “chột”.
Theo Saostar
"Người phán xử tiền truyện" bị chê nhảm, đạo diễn Khải Anh chính thức lên tiếng
Đạo diễn Khải Anh đã có những chia sẻ xoay quanh việc "Người phán xử tiền truyện" bị chê là nhảm nhí, nhiều cảnh bạo lực, giường chiếu.
Sau thành công vang dội của Người phán xử, VFC đã làm thêm Người phán xử tiền truyện để "gửi tặng" khán giả. Tuy nhiên, sau 4 tập phim, ekip sản xuất đã nhận trái đắng khi Người phán xử tiền truyện bị chê bai không tiếc lời. Hết bị đánh giá là quá nhiều cảnh bạo lực, cảnh sex, Người phán xử tiền truyện lại bị chỉ trích kết thúc nhảm, "làm mấy chất" của phim truyền hinh Người phán xử.
Liên hệ với đạo diễn Khải Anh về những ý kiến trái chiều quanh Người phán xử tiền truyện, anh đã có những chia sẻ khá thẳng thắn:
Đạo diễn Khải Anh.
Khi tiến hành sản xuất "Người phán xử tiền truyện", anh có bị áp lực nhiều không?
Tôi không thấy áp lực gì hết. Ban đầu, khi giám đốc VFC - anh Đỗ Thanh Hải giao cho làm Người phán xử tiền truyện, tôi cảm thấy rất hưng phấn. Vì rõ ràng, Người phán xử là bộ phim đầu tiên về đề tài hình sự, tội phạm mà tôi làm. Sau khi Người phán xử ra mắt, phản ứng khán giả dành cho là rất tốt. Tôi vẫn luôn thòm thèm để làm tiếp, sáng tạo tiếp. Giai đoạn mới bắt tay sản xuất, tôi thấy vui nhiều hơn áp lực, dù phần 1 của phim đã rất thành công. Mà không chỉ tôi đâu, cả anh em trong ekip sản xuất lẫn dàn diễn viên đều thích thú tham gia dự án này.
Hoàng Dũng - Phan Quân và Lương Bổng - Trung Anh.
Ngay từ ban đầu, anh có dự định sẽ làm 4 tập cho "Người phán xử tiền truyện" không? Anh có từng muốn bộ phim sẽ dài hơn con số 4 tập để nội dung đa dạng, đầy đủ hơn?
Lúc mới bàn thảo về dự án, chúng tôi đã nghĩ là chỉ làm 4 tập thôi. Nghĩa là Người phán xử tiền truyện nên ngắn gọn, xúc tích chứ không dài quá, vì sợ dài lại lan man. Thêm nữa, các phần ăn theo đều dễ bị rơi vào cảnh lòng vòng, dễ bị chê là không hấp dẫn như phần đầu. Chúng tôi hoàn toàn ý thức được việc này nên chủ động chỉ làm 4 tập, hoàn toàn không có ý định sẽ kéo dài thêm.
Kịch bản của "Người phán xử tiền truyện" là do ai viết? Kịch bản phần này có phải vẫn được chuyển thể từ phiên bản gốc của Isarel giống như "Người phán xử" không?
Kịch bản phần tiền truyện này do một bạn biên kịch của Việt Nam viết, không được chuyển thể từ phiên bản gốc từ Isarel như Người phán xử. Vì là phần tiền truyện mà, chuyện không chuyển thể cũng là dễ hiểu. Tuy nhiên, bạn biên kịch này là người viết Người phán xử, nên mạch phim, tính cách nhân vật như thế nào thì biên kịch này đều nắm hết cả rồi. Lúc chúng tôi triển khai kịch bản vào phim khá thuận lợi, tôi hài lòng với kịch bản này.
Anh có tiếc không khi nhiều khán giả bày tỏ sự thất vọng là không được thấy những diễn viên quen thuộc như Bảo Thanh, Hồng Đăng, Thanh Quý... xuất hiện trong "Người phán xử tiền truyện"?
Thật ra đưa ai vào bộ phim chúng tôi đều tính toán hết rồi. Các bạn có thể thấy, với 4 tập phim thì nội dung không thể quá dài dòng được. Phải có nhân vật trung tâm, nhân vật gây ra rắc rối, chúng tôi cũng suy nghĩ khá kỹ càng mới làm nên bộ phim như thế. Với lại, chúng tôi có cho khán giả bình chọn là họ muốn ai xuất hiện ở phần tiền truyện này. Rõ ràng, Lương Bổng - Trung Anh, Phan Quân - Hoàng Dũng, Phan Hải - Việt Anh là những người được mong chờ quay trở lại nhất. Đưa ai vào đều có mục đích hết!
Anh nói như thế nào trước những ý kiến trái chiều cho rằng nội dung "Người phán xử tiền truyện" không hấp dẫn, kịch tính như "Người phán xử"?
Tôi luôn thích việc những bộ phim làm ra có ý kiến trái chiều. Nếu như lúc nào cũng "thuận chiều" thì sau khi phim lên sóng, chỉ một tuần trôi qua là chẳng ai nói gì về nó nữa. Khi có ý kiến trái chiều, nào là phim dở quá, phim nhiều cảnh nóng, nhiều cảnh bạo lực quá, thì rõ ràng, khán giả sẽ nói về phim nhiều hơn.
Tôi chỉ có thể nói thế này, thứ nhất, Người phán xử tiền truyện là bộ phim chiếu trên mạng, đối tượng khán giả cũng hạn hẹp, thu gọn lại chứ không nhiều như khán giả truyền hình. Ngay từ ban đầu, chúng tôi đã hạn chế tối đa những câu chửi bậy, cảnh máu me. Chúng tôi chỉ sử dụng cảnh hành động, hay lời chửi khi cần thiết. Chúng tôi không hề lạm dụng nó. Tuy nhiên, vẫn phải giữ cảm xúc chân thật cho khán giả, không để lời thoại quá xa rời thực tế được.
Còn về phần kết bị chê nhảm thì cũng tùy vào cảm nhận của từng người thôi. Có người chê nhảm, cũng có người nhận xét phim thú vị, tôi không thể can thiệp vào ý kiến đánh giá của khán giả được. Tôi chỉ biết ghi nhận, tiếp thu và làm ra những bộ phim hấp dẫn hơn thôi.
Việt Anh.
Thanh Bi.
Là đạo diễn phim, anh có gặp khó khăn gì khi thuyết phục các diễn viên như Thanh Bi, Việt Anh đóng các cảnh nóng, cảnh bạo lực không?
Ngay khi mời diễn viên tham gia phần tiền truyện, tất cả diễn viên đều thích thú. Diễn viên bước vào phim trường với tâm thế thoải mái, chỉ muốn cống hiến để có bộ phim hấp dẫn thôi. Vậy nên ai cũng vui vẻ khi đóng cả, dù là cảnh nóng hay cảnh bạo lực. Tuy nhiên, lúc quay mọi thứ khá bình thường, có thể khán giả xem phim thấy hơi nóng, nhưng trên phim trường, chúng tôi vui vẻ lắm.
Anh nhận xét như thế nào về Thanh Bi và Việt Anh - những diễn viên gây khá nhiều tranh cãi quanh bộ phim này?
Tôi chỉ nói về Việt Anh thôi nhé, còn Thanh Bi, tôi không muốn nhắc tới. Cô gái này không phải diễn viên chuyên nghiệp, cô ấy là tay ngang, được giao cho vai Vân Điệp, không có quá nhiều đất diễn. Mọi người cứ bàn nhiều về Thanh Bi, chứ cá nhân tôi thấy cô ấy không phải nhân vật chính, không cần nhắc quá nhiều đâu!
Còn riêng Việt Anh, người bạn này đã làm việc với tôi qua nhiều dự án, chứ chẳng riêng Người phán xử tiền truyện đâu. Việt Anh rất bộc trực, thẳng thắn, nhưng khi xuất hiện trước ống kính máy quay thì cậu ấy cực kỳ chuyên nghiệp. Chuyện Việt Anh bức xúc, chia sẻ quan điểm khi bộ phim bị chê, tôi có biết sơ qua nhưng không rõ cậu ấy nói thế nào. Nhưng cá nhân tôi thì tin tưởng Việt Anh, vì tôi hiểu cậu ấy từ cách sống cho đến cách làm nghề!
Xin cám ơn đạo diễn Khải Anh vì đã dành thời gian chia sẻ!
Theo Helino
"Người Phán Xử" tiền truyện tập cuối: Đã biết trùm Phan Quân chất rồi, nhưng ngầu như thế này thì đến giờ mới biết! "Người Phán Xử" tiền truyện tập cuối kết thúc bằng hàng loạt những nước cờ hiển hách của ông trùm Phan Quân. Người Phán Xửtiền truyệntập cuối kết thúc bằng một phân cảnh kịch tính. Phan Hải (Việt Anh) đối đầu với nữ tặc Quắm ở bản doanh của mụ. Ban đầu, băng đản của Quắm có vẻ rất hầm hố, nhưng thực...