Tạp chí Time tiết lộ về mối quan hệ ‘không mấy nồng ấm’ giữa bà Harris và ông Zelensky
Dẫn lời các quan chức Nhà Trắng, tạp chí Time đưa tin mối quan hệ giữa Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris không mấy nồng ấm.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo nguồn tin, vấn đề này đã được quan sát chặt chẽ hơn kể từ khi bà Harris tham gia cuộc đua tranh cử vào Nhà Trắng, sau khi Tổng thống Joe Biden tuyên bố rút lui vào tháng trước.
Quan chức giấu tên cho biết những thách thức bắt đầu từ đầu tháng 2/2022, một tuần trước khi xung đột Nga – Ukraine nổ ra, khi bà Harris gặp ông Zelensky tại Munich để đưa ra các đánh giá tình báo của Washington.
Tạp chí Time cho biết khi đó, cả hai bên đều nghi ngờ Nga sẽ tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, nhưng lập trường của bà Harris “không hoàn toàn được hoan nghênh và ấn tượng mà bà tạo ra đối với người Ukraine là lẫn lộn”, vì họ không thể thống nhất về phản ứng.
Bà Harris được cho là đã từ chối lời kêu gọi trừng phạt Nga trước của ông Zelensky, cũng như mong muốn “đổ vũ khí vào Ukraine” của nhà lãnh đạo này.
Video đang HOT
Nguồn tin cho biết vào thời điểm đó, Chính quyền Tổng thống Biden lo ngại việc cung cấp vũ khí tiên tiến cho Kiev sẽ củng cố “niềm tin của Nga rằng Ukraine đang trở thành quốc gia phụ thuộc vào NATO”.
“Thông điệp mà bà Harris gửi tới ông Zelensky ở Munich đã làm tăng thêm nỗi thất vọng của ông với các đồng minh trước khi cuộc xung đột nổ ra, và định hình nên mối quan hệ chưa bao giờ đặc biệt nồng ấm với bà Harris”, tạp chí Time cho hay.
Tại hội nghị hòa bình Ukraine do Thụy Sĩ tổ chức hồi tháng 6, Phó tổng thống Harris đã đại diện cho Mỹ vì ông Biden lựa chọn tham dự buổi gây quỹ trước bầu cử ở Hollywood. Tạp chí Time cho biết những tương tác giữa bà Harris và ông Zelensky trong sự kiện này được đánh dấu bằng sự trang trọng cứng nhắc thường thấy của hai nhà lãnh đạo.
Bà Harris đã trở thành ứng viên đảng Dân chủ đối đầu với ứng cử viên của đảng Cộng hòa Donald Trump trong cuộc tranh cử tổng thống vào tháng 11 tới. Vị trí ứng cử viên của bà vẫn chưa chắc chắn, nhưng theo chiến dịch của bà Harris, Phó Tổng thống Mỹ đã phá vỡ kỷ lục quyên góp và về cơ bản đã đảm bảo nhận được đề cử của đảng ngay sau khi được Tổng thống Mỹ ủng hộ.
Trong khi đó, Moskva đã tuyên bố rằng họ sẽ làm việc với bất kỳ ai mà người dân Mỹ lựa chọn vào tháng 11 tới.
Argentina đưa ra loạt quyết định quan trọng về vấn đề Ukraine
Argentina không chỉ gia nhập Nhóm liên lạc quốc phòng Ukraine, mà tổng thống nước này sẽ tới dự Hội nghị thượng đỉnh hòa bình cho Ukraine.
Buenos Aires cũng đang đàm phán với Pháp để chuyến giao 5 máy bay tiêm kích Super Etendard cho Ukraine, nhằm hỗ trợ nước này trong cuộc xung đột với Liên bang Nga.
Tổng thống Argentina Javier Milei phát biểu tại một hội nghị ở bang Maryland, Mỹ ngày 24/2/2024. Ảnh minh hoạ: AFP/TTXVN
Ngày 13/6, trong tuyên bố đưa ra khi bắt đầu cuộc họp thứ 23 của Nhóm liên lạc quốc phòng Ukraine, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, ông Lloyd Austin cho biết Argentina đã trở thành thành viên mới nhất của nhóm.
Báo The Kyiv Independent cho biết Nhóm liên lạc quốc phòng Ukraine, còn được gọi là "Định dạng Ramstein", do Mỹ lãnh đạo bao gồm hơn 50 quốc gia, bao gồm tất cả 31 thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), hầu hết các quốc gia Liên minh châu Âu (EU) và các đồng minh từ châu Phi và châu Á cũng như Nam Mỹ.
Nhóm liên lạc quốc phòng Ukraine tập trung tại Căn cứ Không quân Ramstein ở Đức, thường xuyên nhóm họp để điều phối công tác viện trợ quân sự cho Ukraine trong cuộc chiến của nước này với Liên bang Nga.
Trong một diễn biến liên quan với sự ủng hộ của Argentina dành cho Ukraine, người phát ngôn của Tổng thống Argentina cho biết ông Javier Milei sẽ tham gia Hội nghị thượng đỉnh hòa bình cho Ukraine sẽ được tổ chức tại Thụy Sĩ vào ngày 15-16/6 tới.
Cũng trong ngày 12/6, báo chí Argentina đưa tin, chính phủ nước này đang đàm phán với Pháp để chuyến giao 5 máy bay tiêm kích Super Etendard cho Ukraine, nhằm hỗ trợ nước này trong cuộc xung đột với Liên bang Nga.
Các máy bay chiến đấu Super Etendard hiện không được sử dụng do thiếu phụ tùng thay thế và bảo dưỡng do lệnh cấm vận vũ khí của Anh đối với Argentina sau xung đột giữa hai nước liên quan tới tranh chấp chủ quyền tại quần đảo Malvinas/Falklands.
Hiện nay, Argentina có 11 máy bay Super Etendard. Từ nhiều tuần nay, Bộ trưởng Quốc phòng Argentina Luis Petri và Ngoại trưởng nước này Diana Mondino đã đàm phán với Pháp về kế hoạch này, với sự hỗ trợ của Mỹ và NATO.
Argentina và Pháp có mối quan hệ hợp tác quân sự lâu dài. Đàm phán giữa hai nước về việc chuyển giao máy bay tiêm kích Super Etendard cho Ukraine là một diễn biến quan trọng trong bối cảnh xung đột giữa Nga và Ukraine vân chưa nhìn thấy hồi kết.
Chính phủ Argentina được cho là đang đàm phán với Pháp để chuyến giao 5 máy bay tiêm kích Super Etendard cho Ukraine, nhằm hỗ trợ nước này trong cuộc xung đột với liên bang Nga. Ảnh: MP
Theo hãng tin Reuters, ông Milei là chính trị gia theo chủ nghĩa tự do, có mối quan hệ tốt với người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky.
Ông Milei nhiều lần khẳng định sự ủng hộ với ông Zelensky còn vào tháng 12 năm ngoái, Tổng thống Ukraine đã tới Argentina dự lễ nhậm chức tổng thống của ông Milei.
Tấn công mạng tại Thụy Sĩ trước thềm Hội nghị hòa bình Ukraine Ngày 13/6, các trang web của Chính phủ Thụy Sĩ đã bị tấn công mạng trước thềm Hội nghị thượng đỉnh hòa bình Ukraine lần đầu tiên do Bern đăng cai. Trung tâm An ninh mạng Quốc gia (NCSC) của Thụy Sĩ cho biết các cuộc tấn công từ chối dịch vụ phân tán (DDoS), làm tràn ngập máy chủ bằng lưu lượng...