Tập Cận Bình và Shinzo Abe: Kỳ phùng địch thủ nhiều điểm tương đồng
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe là hai đối thủ cùng bị cuốn vào một cuộc chiến tranh ngoại giao trực diện căng thẳng. Tuy nhiên theo các nhà phân tích, hai kỳ phùng địch thủ này lại có nhiều điểm tương đồng trong sự nghiệp.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe
Cho dù sống trong hai chế độ hoàn toàn khác biệt nhau, nhưng cả hai đều là “con ông cháu cha”, đều trải qua nhiều thăng trầm trong cuộc sống riêng tư và trong sự nghiệp, hoặc có cùng tầm nhìn vĩ mô về tương lai. Hai ông tuổi tác cũng tương đồng. Ông Tập Cận Bình 60 tuổi, còn ông Shinzo Abe 59 tuổi.
Mỗi người đều hứa hẹn một sự phục sinh cho đất nước mình – nền kinh tế đứng thứ nhì và thứ ba trên thế giới – bằng những cải cách đầy tham vọng.
Hai nhà lãnh đạo này cùng lên cầm quyền vào cuối năm 2012. Họ chỉ gặp gỡ nhau có hai lần ngắn ngủi, trong vòng 15 tháng gần đây.
Willy Lam, chuyên gia chính trị học trường đại học Trung Quốc ở Hồng Kông nhấn mạnh: “Cá tính và quá trình tương đồng như thế rất quan trọng, vì đối với cả ông Tập Cận Bình lẫn ông Shinzo Abe, dân tộc chủ nghĩa là một hướng đi hết sức thuận lợi mà họ khai thác để củng cố vị trí của mình”.
Trong những tuần lễ gần đây, hai nước láng giềng càng thêm căng thẳng trước quyết định của Bắc Kinh – đơn phương áp đặt vùng nhận dạng phòng không bao trùm lên Biển Hoa Đông, kể cả khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang do Nhật Bản quản lý nhưng Trung Quốc nhất quyết đòi hỏi chủ quyền.
Tình hình lại càng xấu đi sau chuyến viếng thăm đền Yasukuni ở Tokyo của ông Shinzo Abe. Đối với Bắc Kinh, ngôi đền này là biểu tượng cho quân phiệt Nhật, đã tấn công và chiếm đóng Trung Quốc trong Thế chiến II.
Ông Abe, sinh ra sau cuộc chiến kết thúc bằng sự đầu hàng của nước Nhật, là người thừa kế của một dòng họ danh giá thuộc phe hữu Nhật Bản. Ông nội của ông từng là Bộ trưởng trong chính phủ đã tung ra trận tấn công Trân Châu cảng năm 1941, sau đó bị bắt vì bị coi là tội phạm chiến tranh rồi được thả ra không xét xử, và trở thành Thủ tướng Nhật vào cuối thập niên 50. Cha ông là cựu Ngoại trưởng Nhật Bản.
Video đang HOT
Ông Tập Cận Bình, ra đời sau năm 1949, là con của một trong những nhà lão thành cách mạng, bị Mao Trạch Đông thanh trừng và sau đó được phục hồi danh dự. Ông Tập Trọng Huân đã phải chịu đựng nhiều năm tháng tù đày rồi phải đi lao động tại nhà máy trong thời kỳ Cách mạng văn hóa (1966-1976).
Ông Tập đã thúc đẩy “Giấc mơ Trung Hoa” và nhắc tới sự “phục hưng mạnh mẽ của quốc gia Trung Hoa”, cam kết xây dựng một đội quân hùng mạnh, sửa chữa mô hình phát triển kinh tế đã lỗi thời và làm trong sạch Đảng bằng cách đẩy lùi tham nhũng.
Trong khi đo ông Abe thắng cử nhờ cam kết phục hồi nền kinh tế vốn hấp hối từ lâu của Nhật sau 2 thập kỷ gọi là “thập kỷ đã mất”, sửa đổi hiến pháp phản đối chiến tranh và có quan điểm tích cực hơn với quá khứ Nhật với khẩu hiệu: “Đưa Nhật trở lại”.
Hai nhà lãnh đạo đều ra sức tăng cường năng lực quân sự của nước mình. Ông Abe thậm chí nhân ngày đầu năm mới hôm thứ Tư 01/01/2014 còn tuyên bố bản Hiến pháp hòa bình của Nhật sẽ được sửa đổi từ nay cho đến năm 2020.
Trung Quốc có đội quân lớn nhất thế giới và ông Tập đã đích thân thị sát chiếc tàu sân bay đầu tiên của nước này, trong khi giám sát việc tăng ngân sách quốc phòng lên 2 con số.
Còn ông Abe, người cũng đã thúc đẩy ngân sách cho quân đội tăng lần đầu tiên trong nhiều năm, đã đội mũ bảo hiểm lên một chiếc xe tăng vào ngồi lên máy bay huấn luyện có gắn số “731″. Con số này, với người Trung Quốc gợi nhớ đến đơn vị nghiên cứu chiến tranh hóa học và sinh học “khét tiếng” của Nhật – đơn vị đã dùng tù nhân Trung Quốc cho các thử nghiệm chết người những năm 1937-1945, trong thời gian chiến tranh Trung-Nhật.
Việc ông Shinzo Abe đến viếng đền Yasukuni trùng hợp với sự kiện Tập Cận Bình viếng lăng Mao Trạch Đông, nhân dịp kỷ niệm 120 năm ngày sinh của nhà lãnh đạo Mao 26/12.
Giáo sư David Zweig của trường đại học Khoa học Kỹ thuật Hồng Kông nhấn mạnh : Hai ông Shinzo Abe và Tập Cận Bình đều phải đối đầu với những thử thách tương tự như nhau.
“Về mặt sức mạnh, Trung Quốc đang cất cánh, nhưng về đạo lý thì đang suy đồi. Đó là lý do vì sao chúng ta thấy Tập Cận Bình cố gắng đưa ra một nền đạo đức mới, chống tham nhũng.”
Trong khi đó, ông Abe “rõ ràng đang cố chấm dứt 22 năm trường kinh tế liên tục xuống dốc. Và có lẽ ông hình dung rằng để đạt được mục tiêu, cần phải củng cố chủ nghĩa dân tộc, viết lại quá khứ, mang lại cho người dân một hình ảnh tích cực hơn với tư cách là công dân nước Nhật, với việc tăng cường cho quân đội, và ít thụ động hơn trong quan hệ ngoại giao”, giáo sư Zweig nhận định.
Và theo ông, “một lãnh đạo quyết đoán rõ ràng có thể có tác động ở Nhật và cũng như vậy ở Trung Quốc. Vì vậy mà nền tảng của chính các lãnh đạo này chắc chắn sẽ có ảnh hưởng lớn lao.”
Theo Dantri
Mỹ, Trung, Hàn lên án Thủ tướng Nhật thăm đền chiến tranh
Ngay sau khi Thủ tướng Nhật Shinzo Abe tới thăm ngôi đền chiến tranh gây tranh cãi ở Tokyo vào sáng nay, Mỹ, Hàn Quốc và đặc biệt là Trung Quốc đều lên án chuyến viếng thăm này.
Thủ tướng Nhật Abe trong chuyến thăm đền Yasukuni sáng nay 26/12.
Mỹ cho biết "thất vọng" trước chuyến thăm đền Yasukuni của Thủ tướng Nhật Abe. Ngôi đền Yasukuni thờ khoảng 2,5 triệu người chết trong chiến tranh ở Nhật trong đó có cả những tướng lĩnh quân sự Nhật từng bị kết án phạm tội ác chiến tranh.
Trong tuyên bố bằng văn bản, Mỹ cho rằng hành động của Thủ tướng Nhật sẽ làm gia tăng căng thẳng khu vực. "Nhật là một người bạn, đồng minh thân thiết. Tuy nhiên, Mỹ thất vọng khi ban lãnh đạo Nhật đã có hành động sẽ làm gia tăng căng thẳng với các nước láng giềng của Nhật."
Hàn Quốc cũng bày tỏ tức giận đối với chuyến thăm của Thủ tướng Nhật, và gọi đây là "thái độ lỗi thời".
"Chúng tôi không thể không bày tỏ sự giận dữ đối với chuyến thăm của Thủ tướng Nhật tới đền Yasukuni...bất chấp lo ngại và cảnh báo của các nước láng giềng", Bộ trưởng văn hóa Hàn Quốc Yoo Jin-Ryong cho hay.
Trung Quốc và Hàn Quốc coi ngôi đền là biểu tượng của sự không ăn năn của Tokyo đối với quá khứ phát xít của nước này. Yoo cho biết ngôi đền đã tưởng nhớ cả những người gây ra nỗi đau "không thể nào tả hết" đối với người Hàn Quốc khi bị Nhật cai trị từ 1910-1945.
Và Bộ trưởng Hàn Quốc kêu gọi Nhật cần phải xây dựng lòng tin với các nước láng giềng .
Trung Quốc phản đối động thái "khiêu khích" của Thủ tướng Nhật
Trong khi đó Trung Quốc lên án mạnh mẽ chuyến thăm của ông Abe và cho rằng chuyến thăm chứng tỏ Nhật ca ngợi "lịch sử hiếu chiến quân sự của mình".
"Chúng tôi phản đối mạnh mẽ và kịch liệt lên án hành động của lãnh đạo Nhật", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Qin Gang cho biết ngay sau khi ông Abe thăm đền.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc sẽ đệ phản đối chính thức đối với hành động của ông Abe.
"Có cảm giác chuyến thăm đền Yasukuni của lãnh đạo Nhật là nhằm tô điểm lịch sử hiếu chiến quân sự và sự cai trị thuộc địa của Nhật", phát ngôn viên Qin cho hay và cho rằng ông Abe đang "giẫm đạp lên cảm giác của người Trung Quốc và các nạn nhân ở các nước châu Á khác".
Tuyên bố của người phát ngôn được đưa ra sau khi Luo Zhaohui, người đứng đầu vụ châu Á của Bộ Ngoại giao Trung Quốc lên án hành động của ông Abe là "hoàn toàn không thể chấp nhận được với người Trung Quốc" và cảnh báo Trung Quốc "phải gánh chịu hậu quả từ việc này".
Trong một bài bình luận đăng ngay sau chuyến thăm của ông Abe, hãng thông tấn Trung Quốc Tân Hoa xã đã cho rằng ông Abe "hoàn toàn biết mình đang làm gì và hậu quả là gì".
"Thay vì cam kết chống lại chiến tranh, như ông Abe tuyên bố, chuyến thăm là một khiêu khích có tính toán, nhằm làm gia tăng căng thẳng", Tân Hoa xã cho hay và cho rằng chuyến thăm là "cực điểm trong chính sách dân tộc chủ nghĩa cánh hữu của ông Abe một năm qua".
Trong khi đó, dân mạng xã hội Trung Quốc cũng phản ứng giận dữ với động thái của Thủ tướng Abe, với nhiều người nhấn mạnh chuyến thăm của ông Abe diễn ra vào ngày Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang tham dự lễ kỷ niệm 120 năm ngày sinh của cố Chủ tịch Mao Trạch Đông.
"Đây là một hành động khiêu khích rõ ràng", một cư dận mạng viết. "Nền tảng quyền lực của ông Abe là sự đối đầu với Trung Quốc,.. đó là điều ông ấy sẽ còn làm", một cư dân mạng khác nhận xét.
Theo Dantri
Báo Trung Quốc: Khả năng hạt nhân của Nhật "ngang ngửa" Mỹ Nhật báo quân đội Trung Quốc mới đây đánh giá khả năng vũ khí hạt nhân của Nhật Bản không hề thua kém Mỹ, đồng minh của nước này. "6 cơ sở tái xử lý nhiên liệu hạt nhân của Nhật có thể sản xuất 9 tấn pluton mỗi năm và khả năng này có thể được dùng để sản xuất 2.000 vũ...