Tập Cận Bình tuyên bố không khuất phục trước đe dọa quân sự
Ông Tập tuyên bố Trung Quốc không muốn làm bá chủ châu Á, nhưng cũng sẽ không chịu khuất phục trước các đe dọa quân sự.
Ông Tập Cận Bình hôm nay có những chỉ trích mạnh mẽ được cho là nhằm vào Mỹ. Ảnh: SCMP.
Tuyên bố của ông Tập được đưa ra hôm nay, trong cuộc họp tại Đại lễ đường nhân dân ở Bắc Kinh, nhân dịp kỷ niệm 95 năm thành lập đảng Cộng sản Trung Quốc, theo SCMP.
Bài phát biểu của ông Tập đề cập nhiều tới chính sách đối ngoại của Trung Quốc trong bối cảnh Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ở The Hague, Hà Lan dự kiến ra phán quyết trong vụ Philippines kiện “đường lưỡi bò” Trung Quốc đưa ra ở Biển Đông vào 12/7.
“Các nước khác đừng nên nghĩ rằng Trung Quốc sẽ mặc cả lợi ích quốc gia hay chấp nhận những hậu quả của việc các lợi ích liên quan đến an ninh, phát triển và chủ quyền của Trung Quốc bị suy yếu.”, ông Tập nói.
Ông Tập cũng chỉ trích hành động khoe sức mạnh quân sự giữa lúc Biển Đông đang căng thẳng, ám chỉ việc Mỹ triển khai tàu chiến tuần tra tại đây. Lãnh đạo Trung Quốc tuyên bố sẽ không dùng quân đội để “phô diễn sức mạnh trước cửa nhà người khác”.
Video đang HOT
Người đứng đầu chính quyền Trung Quốc cũng cho rằng “sự dằn mặt về quân sự” sẽ không ngăn chặn được bất cứ ai. “Trung Quốc tin rằng sự đối đầu nên được thay thế bằng sự hợp tác. Độc quyền nên được thay thế bằng win-win (hai bên cùng thắng)”.
Các nhà phân tích chính trị cho rằng thông điệp trên của ông Tập dường như nhắm tới bà Hillary Clinton và ông Donald Trump. Hai ứng viên tổng thống Mỹ đều tuyên bố sẽ cứng rắn hơn với Trung Quốc.
Bài phát biểu của ông Tập cũng nhắc tới nạn tham nhũng và coi đây là “mối nguy hiểm lớn nhất” mà đảng Cộng sản cầm quyền đối mặt.
Trung Quốc ngang nhiên vạch ra “đường lưỡi bò” hay còn gọi là “đường 9 đoạn”, tuyên bố chủ quyền với hầu hết diện tích Biển Đông, bất chấp sự phản đối của cộng đồng quốc tế. Philippines khởi kiện yêu sách chủ quyền của Trung Quốc vào năm 2013. PCA năm 2015 tuyên bố họ có thẩm quyền xử vụ kiện này.
Trong khi đó, Trung Quốc khăng khăng không chấp nhận vụ kiện và từ chối tham gia tiến trình. Trong Đối thoại Shangri-La diễn ra ở Singapore vào tháng 6, các quan chức quân sự Trung Quốc tuyên bố rằng nước này sẽ không tuân thủ phán quyết sắp tới của tòa.
Văn Việt
Theo VNE
Tổng thống Philippines muốn xoa dịu tranh chấp với Trung Quốc sau phán quyết của PCA
Tổng thống Rodrigo Duterte cho hay ông hy vọng một "cú hạ cánh nhẹ nhàng" trong cuộc tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông khi tòa án trọng tài công bố phán quyết vụ kiện về "đường lưỡi bò".
Tổng thống Rodrigo Duterte. Ảnh: Inquirer
Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) tuyên bố vào ngày 12/7 sẽ ra phán quyết cuối cùng về vụ Philippines kiện "đường lưỡi bò" mà Trung Quốc đơn phương vẽ ra trên Biển Đông. Trung Quốc từ chối tham gia và công nhận vụ kiện.
Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay cho hay ông từ chối đề nghị đưa ra một tuyên bố cứng rắn chống lại Trung Quốc nếu quyết định của PCA nghiêng về phía Manila.
"Tôi không thích ý tưởng này", Reuters dẫn lời ông Yasay nói trong cuộc họp nội các đầu tiên của ông Duterte, sau khi ông tuyên thệ nhậm chức hôm nay. Theo ông Yasay, chính phủ Philippines trước hết sẽ nghiên cứu "những tác động và hậu quả" của phán quyết.
Ông Duterte cho rằng nên có "một cuộc hạ cánh nhẹ nhàng".
"Chúa biết điều đó, tôi thực sự không muốn tuyên chiến với bất kỳ ai", tân tổng thống nói.
Ông Duterte từng có những tuyên bố đầy mâu thuẫn khiến các nhà ngoại giao cảm thấy bối rối không thể hiểu được nhà lãnh đạo này sẽ làm gì để đối phó với những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông.
Có lúc ông khẳng định rằng sẽ tách khỏi các quốc gia ASEAN khác để đàm phán trực tiếp với Trung Quốc, và thậm chí còn xem xét việc từ bỏ các tuyên bố chủ quyền của Philippines trên Biển Đông để đổi lấy mối quan hệ hợp tác về kinh tế với Trung Quốc.
Ngay từ đầu, Trung Quốc đã khăng khăng không tham gia vụ kiện với Philippines, đồng thời tố ngược Manila đã "vi phạm luật pháp quốc tế" khi đưa vụ việc ra PCA, thậm chí còn ngang ngược khẳng định sẽ không chấp nhận bất cứ quyết định nào của bên thứ ba liên quan đến vấn đề Biển Đông.
Gần đây, Trung Quốc phát động một chiến dịch vận động, lôi kéo ngoại giao quy mô toàn cầu, để thuyết phục các nước khác ủng hộ quan điểm của mình. Bắc Kinh tuyên bố đã có 60 nước ủng hộ lập trường Biển Đông của mình, chủ yếu là các nước châu Phi, Trung Đông và Trung Á.
Anh Ngọc
Theo VNE
Bác phán quyết Biển Đông, Trung Quốc tự đặt mình ngoài vòng pháp luật Bắc Kinh sẽ nhận ra rằng họ không được lợi lộc gì từ tình trạng hỗn loạn mà họ gây ra khi khăng khăng bác bỏ phán quyết "đường lưỡi bò" của PCA. Ông Paul Reichler, luật sư chính của Philippines trong vụ kiện "đường lưỡi bò". Ảnh: Rappler Ngày 29/6, Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) tuyên bố sẽ ra phán quyết...