Tập Cận Bình ‘dùng pháp quyền thúc đẩy cải cách kinh tế’
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh việc thực hiện pháp quyền là động lực thúc đẩy cải cách kinh tế khi chủ trì hội nghị lần 6 của tiểu ban cải cách toàn diện Trung ương, theo Tân Hoa xã.
Ông Tập nhấn mạnh chủ trương đẩy mạnh pháp quyền đã được thông qua tại hội nghị trung ương (TƯ) lần 4 diễn ra tuần trước, chính là sự hoàn thiện chủ trương đã được đề ra từ hội nghị TƯ lần 3 khóa 18. Cải cách toàn diện yêu cầu đảm bảo pháp quyền, thúc đẩy pháp quyền cũng là đáp ứng nhu cầu của cải cách toàn diện.
Ông Tập Cận Bình nhấn mạnh thực hiện pháp quyền là động lực thúc đẩy cải cách kinh tế – Ảnh: Reuters
Tại hội nghị diễn ra ngày 27.10 của tiểu ban cải cách toàn diện TƯ đã thông qua báo cáo “Lấy ý kiến và kinh nghiệm trong việc tổ chức thực hiện thí điểm khu mậu dịch tự do Thượng Hải”. Theo ông Tập, việc đúc kết kinh nghiệm trong quá trình thí điểm mô hình kinh tế này được xem là trọng tâm trong quá trình cải cách toàn diện Trung Quốc trên lĩnh vực kinh tế.
Video đang HOT
Khu vực tự do mậu dịch Thượng Hải được thành lập ngày 29.9.2013, sau quyết định của hội nghị TƯ lần 3, với chủ trương chuyển đổi chức năng của chính phủ trong việc điều hành nền kinh tế, bước đầu thăm dò mô hình đổi mới kinh tế, đẩy mạnh công tác cải cách trong lĩnh vực tài chính dịch vụ, tạo ra những kích thích mới cho nền kinh tế.
Việc thực hiện mô hình này được đánh giá là bước đi cơ bản trong việc cải cách toàn diện của nền kinh tế đứng thứ 2 thế giới. Một số chuyên gia đã nhận định, ông Tập đang có những bước đi giống người tiền nhiệm Đặng Tiểu Bình, khi dùng các đặc khu kinh tế để thúc đẩy kinh tế Trung Quốc vào cuối thập niên 70 của thế kỷ 20.
Như vậy, sau hội nghị TƯ lần 4, đổi mới chính trị được thể hiện qua việc đề cao vai trò của pháp quyền trong điều hành đất nước, bên cạnh đó, tư tưởng này còn được người đứng đầu Trung Quốc coi như động lực thúc đẩy toàn diện cải cách kinh tế. Một lần nữa, Tập Cận Bình muốn thay đổi toàn diện chính trị, kinh tế thông qua hàng loạt các biện pháp nhằm nâng cao vai trò, khả năng lãnh đạo đất nước của chính phủ do ông đứng đầu.
Theo Thanh Niên
Ông Tập Cận Bình trúng giải mà 'đau' trong lòng!
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vừa được tạp chí That trao giải bức ảnh ấn tượng nhất trong năm. Đó là giải National News Awards (Giải thưởng quốc gia, được gọi là "Pulitzer của Trung Quốc" do That trao).
Nhưng Washington Post cho rằng ông Tập Cận Bình sẽ không vui vẻ gì khi nhận giải này mà còn cảm thấy bực mình. Tấm ảnh đó ghi lại cảnh ông Tập đi thăm một công trường trong lúc mưa. Để tránh bị mưa ướt ống quần thì ông Tập đã xắn ống thấp, ống cao. Washington Post nói rằng đây là một cách để ông Tập thể hiện mình hòa đồng với quần chúng.
Điểm chết người của tấm ảnh là ông Tập lại cầm một chiếc ô chứ không cần để cho trợ lý cầm giúp như các quan chức Trung Quốc khác. Điều này được báo chí phương Tây liên tưởng ngay đến cuộc biểu tình đòi cải cách dân chủ của sinh viên Hồng Kông.
Bức ảnh ông Tập Cận Bình cầm ô đi thị sát một công trường được trao giải "Bức ảnh ấn tượng nhất trong năm". (Nguồn ảnh: petapixel)
Để chống lại cảnh sát dùng hơi cay, người dân Hồng Kông đã dùng ô che chắn. Chiếc ô trở thành biểu tượng của phong trào đấu tranh đòi dân chủ ở đặc khu từng là thuộc địa của Anh. Chính vì vậy, đã có sự liên hệ khá mỉa mai của báo chí phương Tây trong tấm ảnh ông Tập Cận Bình cầm ô.
Washington Post nói rằng về kỹ thuật chụp thì tấm ảnh này chẳng có gì đặc biệt nhưng ý nghĩa truyền tải của nó lại rất ấn tượng. Họ cũng tin rằng tấm ảnh và giải thưởng trên sẽ không được truyền thông Trung Quốc loan tải cho dù tác giả của tấm ảnh là một phóng viên của Tân Hoa Xã.
Hồng Kông trở về với Trung Quốc từ Anh năm 1997 và khi đó, Trung Quốc hứa cho họ quy chế "một nhà nước, hai chế độ", có nghĩa là Hồng Kông vẫn có thể được hưởng quyền tự chủ trong kinh tế và chính trị.
Đặc biệt là sau 20 năm chuyển giao, đặc khu này được tự do lựa chọn người lãnh đạo. Dù vậy, sự tự chủ mà Hồng Kông được hưởng có vẻ không trọn vẹn như họ mong muốn. Các sinh viên đã tuyên bố rằng chính phủ Trung Quốc đang phản bội lời hứa về việc cho người Hồng Kông tự do lựa chọn lãnh đạo của họ.
Lý do là cuối tháng 8 qua, Quốc hội Trung Quốc (NPC) thông qua một nghị quyết, theo đó NPC có quyền phê duyệt trước chỉ 2-3 ứng viên cho cuộc bầu cử chức đặc khu hành chính Hồng Kông vào năm 2017. Các ứng viên này phải giành ít nhất một nửa phiếu thuận từ NPC. Người dân Hồng Kông chỉ được chọn người lãnh đạo được Bắc Kinh gật đầu từ trước.
Theo Một Thế Giới
Giới tướng lĩnh cấp cao Trung Quốc sẽ có biến động lớn? Hội nghị ban chấp hành trung ương lần 4 của Đảng cộng sản Trung Quốc - dự kiến diễn ra từ ngày 20-10 đến 23-10 - sẽ có những quyết định gây biến động lớn trong giới tướng lĩnh cấp cao. Tại hội nghị, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Bí thư Quân ủy Trung ương (CMC), sẽ báo cáo vấn đề...