Tạo nền tảng cần thiết để các vùng trũng nghèo phát triển kinh tế
Hội thảo tham vấn xây dựng Hướng dẫn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025 do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Chương trình GREAT/DFAT, tổ chức tại Hà Nội ngày 18/3.
Cán bộ nông nghiệp kiểm tra mô hình trồng dứa của người dân tại xã Dồm Cang, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La. Ảnh minh họa: Hữu Quyết/TTXVN
Ông Tô Đức, Chánh Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) cho biết, Hội thảo nằm trong chuỗi sự kiện, hoạt động triển khai Chương trình giảm nghèo quốc gia giai đoạn 2021-2025. Chương trình giảm nghèo quốc gia mới có rất nhiều sự thay đổi từ thiết kế, mục tiêu đến nội dung dự án. Chương trình hỗ trợ cho người nghèo, cộng đồng nghèo theo hướng đa chiều. Đặc biệt, hai chiều chính là nâng cao thu nhập và hỗ trợ những thiếu hụt cơ bản. Mục tiêu là giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo; hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia, nâng cao chất lượng cuộc sống; hỗ trợ các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt nghèo.
Nhấn mạnh đến phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững – một trong những dự án của Chương trình giảm nghèo quốc gia giai đoạn 2021 -2025, ông Tô Đức cho biết: Qua các đánh giá, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội thấy rằng, cứ một hộ dân bình thường chỉ cần có một lao động được đào tạo nghề nghiệp thì người lao động có cách tiếp cận thị trường lao động để tạo ra nguồn thu nhập. Đây là cách thoát nghèo hiệu quả và cũng là một trong những nội dung trọng tâm của hội thảo. “Vì thế, làm thế nào để lựa chọn, xác định được đối tượng hỗ trợ, đưa ra được các phương thức hỗ trợ hiệu quả để khắc phục vấn đề hỗ trợ thiếu hiệu quả trong giáo dục nghề nghiệp ở giai đoạn trước đối với hộ nghèo là vấn đề hội thảo rất quan tâm”, ông Tô Đức nhấn mạnh.
Đại diện Chương trình GREAT/DFAT cho biết, là một dự án do Chính phủ Australia tài trợ với mục đích thúc đẩy bình đẳng giới thông qua nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp và phát triển du lịch tại Sơn La và Lào Cai, GREAT tham gia hỗ trợ Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo thông qua đối tác UNDP. GREAT nhận thấy thiết kế và xây dựng các hướng dẫn của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025 đã có nhiều đổi mới.
Chương trình đã tiếp thu các bài học kinh nghiệm hay từ quá trình thực hiện các Chương trình giai đoạn trước và thiết kế 2 Chương trình mục tiêu quốc gia, từ các đối tác phát triển và các địa phương về phát triển sinh kế, sản xuất và mô hình giảm nghèo đã từng được chia sẻ, sàng lọc để trong thời gian ngắn đưa vào các tài liệu của chương trình nhằm hiện thực hóa các nguyên tắc đổi mới này để nâng cao hiệu quả giảm nghèo.
Video đang HOT
“Với các tiếp cận mở và tinh thần tạo điều kiện địa phương và cộng đồng áp dụng sáng tạo các mô hình sinh kế giảm nghèo, huy động sức mạnh của doanh nghiệp, các hộ không thuộc diện nghèo và nhạy bén cùng liên kết kinh doanh với hộ nghèo ở vùng sâu, vùng xa, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo mới sẽ tạo nền tảng cần thiết cho năng lực sản xuất, hạ tầng, công nghệ giữa vùng phát triển hơn với vùng trũng nghèo để phát triển kinh tế”- đại diện Chương trình GREAT/DFAT cho biết.
Dự án GREAT đã tập trung vào việc tạo cơ hội cho phụ nữ tham gia vào các kiên kết kinh doanh trong nông nghiệp như gai xanh, chè, rau, dược liệu, quế… và du lịch với các doanh nghiệp đầu chuỗi; đồng thời tăng cường kỹ năng sinh kế cơ bản cho các hộ và phụ nữ để họ tự tin sản xuất và cung cấp các sản phẩm theo yêu cầu của doanh nghiệp; tư vấn kỹ thuật sản xuất và kinh doanh cho các hợp tác xã để sản xuất theo kế hoạch của doanh nghiệp.
“Dự án đã thu hút hơn 27.000 phụ nữ tham gia vào các hoạt động trong 10 lĩnh vực của ngành nông nghiệp và du lịch ở 2 tỉnh Sơn La và Lào Cai. 70% là phụ nữ dân tộc thiểu số đến từ 20 nhóm dân tộc thiểu số khác nhau, chủ yếu sống ở vùng có tỷ lệ nghèo cao, tăng thu nhập cho trên 15 ngàn phụ nữ”, đại diện Chương trình GREAT/DFAT chia sẻ.
Tại hội thảo, các đại biểu đã thảo luận nhiều vấn đề xung quanh việc xây dựng hướng dẫn thực hiện nội dung đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo, giáo dục nghề nghiệp, hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025. Các đại biểu cũng chia sẻ kinh nghiệm về thành công của một số mô hình phát triển sinh kế, tạo thu nhập cho người nghèo, hộ nghèo tại địa phương.
An Giang xây dựng 4 kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2022
Năm 2022, tỉnh An Giang đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế (GRDP) đạt 5,2% và tỉnh xây dựng 4 kịch bản tăng trưởng cụ thể cho từng quý.
Nuôi cá tra tại An Giang. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN
Theo đó, trong quý I/2022, An Giang đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP 4,28%; trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,73%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,87%; khu vực dịch vụ tăng 6,78% và thuế sản phẩm trừ trợ cấp tăng 0,06%.
Trong quý II/2022, tỉnh đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP 5,56%; trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 6,91%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,79%; khu vực dịch vụ tăng 5,13%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp giảm 0,09%.
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2022, tăng trưởng GRDP là 4,72%; trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,74%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,34%; khu vực dịch vụ tăng 6,14%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp giảm 0,01%.
Sang quý III/2022, An Giang đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP 6,32%. Lũy kế 9 tháng tăng trưởng GRDP là 5,28%; trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,86%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,51%; khu vực dịch vụ tăng 8,02%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp tăng 0,13%.
Quý IV/2022 tăng trưởng GRDP là 4,98%; trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,25%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,03%; khu vực dịch vụ tăng 7,23%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp tăng 0,02%.
Lũy kế cả năm 2022 tăng trưởng GRDP là 5,2%; trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 2,70%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,75%; khu vực dịch vụ tăng 6,87%; thuế sản phẩm trừ trợ giá sản phẩm tăng 0,01%.
Năm 2022 là năm có ý nghĩa quan trọng, tạo nền tảng thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch 5 năm 2021 - 2025. Đây là năm An Giang tập trung mọi nguồn lực để phục hồi và phát triển kinh tế với phương châm "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19" theo Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ.
Để đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế 5,2%, ông Trần Anh Thư, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang cho biết, tỉnh tập trung đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển nông nghiệp theo chiều sâu, tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng nhất là hạ tầng giao thông để tạo nền tảng phát triển du lịch, thương mại và dịch vụ. Đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp sáng tạo; khai thác lợi thế so sánh của tỉnh trong liên kết vùng và hội nhập quốc tế.
Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, tỉnh tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng và chuyển giao công nghệ cao; đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa; thúc đẩy chuyển đổi số tỉnh An Giang trên 3 trụ cột như: Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số; thực hiện tốt các chính sách về giảm nghèo, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, bảo vệ, chăm sóc trẻ em và bình đẳng giới...
Thời gian tới, tỉnh An Giang tập trung ứng phó và thích ứng với biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống thiên tai, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; giữ vững ổn định chính trị, quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội, từng bước giảm thiểu tai nạn giao thông.
Năm 2021 là năm đầu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 nhưng do ảnh hưởng của dịch COVID -19 kéo dài từ năm 2020, đặc biệt làn sóng dịch bệnh lần thứ 4 bùng phát đã ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế - xã hội của tỉnh An Giang. Tuy nhiên, tùy từng thời điểm, giai đoạn theo diễn biến của dịch bệnh, tỉnh An Giang đã chủ động đề ra những biện pháp và giải pháp phù hợp vừa thực hiện hiệu quả trong phòng, chống dịch, vừa phục hồi, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh.
Năm 2021, kinh tế An Giang tăng trưởng hợp lý, GRDP cả năm đạt 2,15%, thực hiện đạt và vượt 13/15 chỉ tiêu đề ra; trong đó, nông, lâm nghiệp và thủy sản là động lực tăng trưởng của nền kinh tế tỉnh trong giai đoạn phát triển khó khăn đầy thách thức do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 được thực hiện trên phạm vi cả nước, trọng tâm là các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo. Người dân Mường Chà, Điện Biên chăm sóc cây ngô. (Ảnh minh họa: Xuân Tư/TTXVN) Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh...