Táo, lê TQ vào VN giá…4000 đồng/kg
Táo, lê, lựu… nhập khẩu từ Trung Quốc (TQ) vào thị trường VN với giá chỉ chưa đến 4.000 đồng/kg. Với mức giá rẻ mạt như vậy, trái cây TQ đã có mặt khắp thị trường VN.
Theo ban quản lý chợ đầu mối nông sản Thủ Đức (TP.HCM), mỗi đêm tại đây tiếp nhận 2.800-3.000 tấn rau quả, trong đó 20-30% là trái cây ngoại nhập, chủ yếu từ TQ.
Tại chợ đầu mối nông sản Thủ Đức, Hóc Môn, trái cây về được tập kết tại khu vực hàng lạnh. Ở đây, mỗi đầu mối có một quầy nhỏ giới thiệu mặt hàng bán từng đêm, phía sau quầy là các xe container trữ lạnh đủ loại trái cây như nho, lựu, táo, lê, mận đỏ, cam… vẫn còn đóng kiện, thùng đầy ắp.
Trái cây TQ được đóng trong các thùng cactông nặng khoảng 10kg/thùng, có hình ảnh nhãn mác bằng chữ TQ, một số thùng có thêm chữ VN.
Táo Trung Quốc bày bán trên đường Lê Văn Lương, Q.7, TP.HCM – Ảnh: Thuận Thắng
Thuyết phục mãi, ông T. – một đầu mối nhập khẩu rau quả TQ tại chợ Thủ Đức – mới cho chúng tôi xem tờ khai hải quan lô hàng mà ông vừa nhập về hồi cuối tháng 9 vừa qua. Hóa đơn ghi một đơn hàng gồm 6 tấn táo và 7 tấn lê có xuất xứ từ Vân Nam (TQ) với giá 160 USD/tấn (khoảng 3.400 đồng/kg).
Ông T. cho biết thêm đa số các loại trái cây TQ đều có giá khá mềm. Ngoài lê, táo thì lựu chỉ có 3.700 đồng/kg, còn cam khoảng 5.000-6.000 đồng/kg. Khi được hỏi vì sao trái cây TQ nhìn rất đều và đẹp mà lại có giá “bèo” đến vậy, ông T. chỉ giải thích giá này được các thương lái TQ chào hàng cố định từ nhiều tháng qua.
“Giá mua rẻ nhưng phải tốn tiền vận chuyển hơn 30 triệu đồng/xe từ biên giới về chợ nên mỗi ký trái cây phải cộng thêm ít nhất 1.200 đồng tiền xe, chưa kể các chi phí khác nên giá bán ra cũng đội lên nhiều” – ông T. cho hay. Trong khi đó, một chủ vựa tên Minh cũng tại chợ này khẳng định trái cây TQ thường có quanh năm với số lượng dồi dào là do hàng có thể trữ trong kho nhiều tháng, sau đó mới xả hàng đi các nước.
Ông T.N., một đầu mối tại chợ Hóc Môn, cho biết mỗi ngày nhập 20-30 tấn/trái cây về để bỏ mối cho các chủ vựa. Theo ông T.N., mỗi thùng hàng có thể lời 15.000-20.000 đồng (10kg). “Nhưng khi chợ ế cũng phải giảm lời xuống còn 5.000-10.000 đồng/thùng, thậm chí ký gửi bán hàng giùm cũng có” – chủ vựa này cho biết thêm.
Video đang HOT
Theo TS Lương Ngọc Trung Lập, trưởng bộ môn nghiên cứu thị trường Viện Cây ăn quả miền Nam, một số trái cây TQ rẻ do đang vào mùa thu hoạch. Không như ở VN, diện tích trồng các loại trái cây của TQ rất lớn nên vào mùa thu hoạch đưa ra thị trường một lượng sản phẩm khổng lồ mà thị trường nội địa không tiêu thụ hết. Trái cây TQ lượng nhiều nhưng chất lượng không cao, khó cạnh tranh được với trái cây các nước ôn đới tại các thị trường cao cấp nên họ chọn cách xuất khẩu sang các nước dễ tính và có chung đường biên giới như VN, Lào, Campuchia… với giá rẻ.
GS Nguyễn Quốc Vọng (ĐH Nông nghiệp I, Hà Nội) tỏ ra khá bất ngờ trước giá trái cây TQ. Ông Vọng cho rằng không riêng hàng nông sản mà nhiều mặt hàng TQ khác đều đi theo chính sách giá rẻ nên gây nhiều khó khăn cho hàng cùng loại tại các nước nhập khẩu. “Tuy nhiên với giá rẻ tới mức chỉ chưa đến 5.000 đồng/kg thì có thể còn do thỏa thuận giữa người mua và người bán để né thuế” – GS Vọng nhận định.
Tuy nhiên theo tìm hiểu của chúng tôi, các tờ khai hải quan tại phía VN đều ghi rõ trái cây TQ là mặt hàng không chịu thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng theo cam kết về chính sách thương mại giữa Chính phủ VN và TQ. Nhưng cũng từ các tờ khai này cho thấy hầu hết các lô hàng nhập khẩu được kiểm tra cảm quan chứ không được kiểm tra dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật.
Nhiều vụ trái cây Trung Quốc vi phạm an toàn thực phẩm
Theo Cục Bảo vệ thực vật (BVTV), trong đợt kiểm tra từ ngày 10/8 đến 10/9 đã phát hiện bốn mẫu trái cây tươi TQ có dư lượng thuốc BVTV vượt mức cho phép, vi phạm quy định an toàn vệ sinh thực phẩm.
Trong đó, một mẫu mận tươi chứa carbendazim, hai mẫu nho có dư lượng difenoconazone và một mẫu lựu có chứa tubeconazone và carbendazim. Trước đó, trong đợt kiểm tra từ ngày 10/7 đến 10/8 Cục BVTV cũng đã phát hiện các mẫu nho và khoai tây TQ có dư lượng thuốc BVTV cao gấp 3-5 lần mức cho phép.
Cục BVTV cho biết đã nâng tần suất kiểm tra các mặt hàng vi phạm từ 10% lên 30%, đồng thời giữ các lô hàng trên tại cửa khẩu đến khi có chứng nhận kết quả đạt an toàn mới cho nhập khẩu vào VN, lô hàng nào vi phạm sẽ buộc phải tái xuất. Nếu tiếp tục phát hiện vi phạm sẽ nâng tần suất kiểm tra mặt hàng này lên 100%.
Lỗ hổng quản lý
Trao đổi với PV, một cán bộ Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) TP.HCM cho biết qua kiểm tra các lô hàng trái cây TQ từ các chợ đầu mối đều có bao gói, ghi nhãn, có hồ sơ (tờ khai hàng hóa nhập khẩu, hóa đơn, hợp đồng vận chuyển hàng hóa, giấy chứng nhận kiểm dịch và kiểm tra an toàn thực phẩm).
Tuy nhiên giấy chứng nhận kiểm dịch và kiểm tra an toàn thực phẩm chỉ kiểm tra về cảm quan bên ngoài chứ không được kiểm tra về dư lượng các chất BVTV. Do đó cơ quan này thường xuyên phải đi lấy mẫu trái cây và rau củ tại chợ đầu mối để phân tích dư lượng hóa chất.
Một điều bất cập trong công tác quản lý chất lượng trái cây nhập khẩu là sau khi lấy mẫu thì các chủ hàng vẫn được bán bình thường. Phải mất ít nhất hai giờ sau khi lấy mẫu đoàn kiểm tra mới có kết quả phân tích định tính xem có dư chất hay không và để phân tích định lượng phải mất nhiều thời gian hơn, có khi 1-3 ngày.
“Trong trường hợp phát hiện lô hàng có dư lượng thuốc BVTV vượt mức cho phép thì cũng chỉ có cách thông báo cho chủ hàng và ban quản lý chợ, còn lô hàng họ đã bán hết từ lâu”, một cán bộ Chi cục BVTV TP.HCM cho biết.
Theo 24h
Kinh hoàng mỡ bẩn -Bài 3: Nguồn dịch bệnh nguy hiểm từ mỡ bẩn
Tóp mỡ, mỡ lỏng được chế biến từ nguồn mỡ heo, bò không bảo đảm vệ sinh và bằng quy trình siêu bẩn sẽ khiến người sử dụng bị mắc các dịch bệnh hết sức nguy hiểm, đặc biệt là bệnh ung thư.
Rất độc hại
Ths Lê Thanh Long - chuyên gia công nghệ thực phẩm của ĐH Nông lâm Huế (ĐH Huế), cho biết, việc chế biến mỡ lỏng và tóp mỡ từ mỡ heo bẩn bằng phương pháp đun nóng thông thường (nhiệt độ khoảng 180-2000C) không thể loại trừ các chất gây độc và độc tố từ quá trình biến đổi trước đó. Đặc biệt, quá trình đun nóng ở nhiệt độ cao lại tiếp tục làm sản sinh độc tố cho sản phẩm.
"Với cách chế biến thủ công, lại sử dụng nguyên liệu mỡ để lâu ngày có màu sắc biến đổi, ôi thối, sản phẩm mỡ tạo ra sẽ không bao giờ đạt tiêu chuẩn chất lượng dùng cho thực phẩm theo quy định và gây độc cho người sử dụng là điều chắc chắn"- Ths Long khẳng định.
Cảnh sát môi trường Công an TP Huế lấy mẫu để kiểm tra tại một cơ sở sản xuất mỡ bẩn trên địa bàn thành phố.
Theo phân tích của ông Long, dầu ăn thực vật mà chúng ta sử dụng hàng ngày được sản xuất ở quy mô công nghiệp. Để đảm bảo các chỉ tiêu về chất lượng (như màu sắc, mùi vị, chỉ số axit, chỉ số peroxit theo tiêu chuẩn), dầu thô sau khi ép, trích ly phải qua tinh luyện loại bỏ tạp chất, tẩy màu, khử mùi và có bổ sung chất chống ôi hóa cho phép. Còn nguyên liệu mỡ động vật để lâu ngày trong các bao, túi nylon trong điều kiện bảo quản kém chắc chắn sẽ bị biến đổi ôi hóa đáng kể. Tình trạng này khiến mỡ hình thành các hợp chất gây độc cho con người, như andehyt, oxy axit...
Vì vậy, theo ông Long, việc các cơ sở chế biến mỡ để mỡ trong thời gian một năm rồi mới bán như có chủ cơ sở tuyên bố thì mỡ này hết sức độc hại. "Những hợp chất andehyt, oxy axit... khi xâm nhập vào cơ thể qua thức ăn gây ảnh hưởng đến hệ thống men tiêu hóa, làm khó tiêu và tác động đến hệ thần kinh, tim mạch... Ngoài ra không loại trừ khả năng vi khuẩn gây bệnh và vi nấm sinh độc tố tồn tại trong nguyên liệu mỡ, gây ngộ độc cấp tính, tổn hại đến đến gan, thận, gây ung thư rất cao, nếu thường xuyên sử dụng sản phẩm làm ra từ nguyên liệu này"- ông Long cảnh báo.
Theo phân tích của một số chuyên gia thực phẩm khác, thông thường, mỡ heo, bò khi nấu chảy thành nước chỉ sau một thời gian ngắn sẽ bị cô đặc. Vì vậy, để giữ cho mỡ không bị đông, các cơ sở chế biến thường sử dụng hóa chất chống kết đông và một số chất phụ gia khác để bảo quản. Nguồn phụ gia trôi nổi này khi xâm nhập cơ thể sẽ gây tác hại khó lường.
Không thể chỉ xử phạt
Do mỡ thu mua từ nhiều nguồn, nhất là từ các lò giết mổ, chợ chiều, nên người sử dụng có nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn, chất bẩn rất cao. Đây cũng là nguồn lây lan các dịch bệnh đặc biệt nguy hiểm.
Các cơ quan chức năng, đặc biệt là lực lượng Cảnh sát môi trường Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế đã nhiều lần kiểm tra, xử phạt nhiều cơ sở sản xuất mỡ heo, bò trên địa bàn không đảm bảo các quy định về môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm. Các cơ sở chế biến mỡ của bà Nguyễn Thị Hương, bà Tám, ông Ty mà chúng tôi đã đề cập từng nằm trong diện bị "tuýt còi" do không giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, sử dụng mỡ không rõ nguồn gốc để chế biến và không có bản cam kết bảo vệ môi trường.
Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện tại các cơ sở này có hàng tấn mỡ bò, mỡ heo và tóp mỡ heo, da heo sấy khô không bảo đảm vệ sinh. Đặc biệt, cơ quan chức năng từng phát hiện cơ sở của ông Ty vận chuyển rất nhiều tấn mỡ không rõ nguồn gốc đi tiêu thụ. Vậy nhưng, từ thực tế mà chúng tôi phản ánh cho thấy, sau khi bị xử lý, các cơ sở trên vẫn ngang nhiên vi phạm các quy định về môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm.
Bà Lê Thị Bé - Phó Chủ tịch UBND phường Vĩ Dạ cho biết, hiện trên địa bàn phường có 2 cơ sở chế biến mỡ heo vi phạm các quy định về môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm. Trong số này có cơ sở chế biến mỡ của bà Nguyễn Thị Hương. Những cơ sở này có hàng loạt vi phạm như: Sử dụng lò sấy bằng than, lò chế biến mỡ không được che chắn, để mỡ giữa sàn nhà cáu bẩn, mỡ được sử dụng để chế biến không rõ nguồn gốc...
Theo Ths Lê Thanh Long, tại Thừa Thiên - Huế, cơ quan kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm không đủ người và nhiều khi họ đợi các phương tiện thông tin đại chúng lên tiếng rồi mới nhảy vào. Trong khi đó, ở một số tỉnh khác, nếu tình trạng này xảy ra thì cơ quan chức năng sẽ xử phạt nghiêm khắc và ngăn chặn hiệu quả các nguồn đầu vào. "Ngoài phải kiểm tra, xử lý, cơ quan chức năng còn phải có trách nhiệm hỗ trợ cơ sở sản xuất cải thiện vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, chứ không phải chỉ ăn rồi đi phạt đâu. Thực tế tôi thấy rất nhiều cơ quan ăn rồi chỉ đi kiểm tra, xử phạt thôi, còn việc hỗ trợ họ thực hiện không được bài bản lắm"- ông Long nhận xét.
Theo Dân Việt
Kinh hoàng mỡ bẩn -Bài 2: Vào lò 'độ chế' Trước khi được tuồn vào nhà hàng, quán ăn... mỡ heo, mỡ bò từ dạng tóp cho đến dạng lỏng được chế biến, bảo quản bằng "công nghệ" siêu bẩn. Bẩn đến rùng mình Lò mỡ của gia đình bà Nguyễn Thị Hương (tên thường gọi là Măng) ở cồn Hến, phường Vĩ Dạ, là một trong những cơ sở chế biến mỡ...